Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Sinh học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Sự khác biệt cơ bản giữa tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học là:
A. Một diễn ra trong nước, một trên cạn
B. Một là hóa học, một là vật lý
C. Một diễn ra trước khi có tế bào, một sau khi tế bào xuất hiện
D. Cả hai đều không liên quan đến sự sống
Câu 2. Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể.
B. allele.
C. loài.
D. cá thể.
Câu 3. Hóa thạch tế bào nhân sơ cổ nhất có tuổi là:
A. 2,5 tỉ năm
B. 4,2 tỉ năm
C. 3,8 tỉ năm
D. 3,5 tỉ năm
Câu 4. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm nhằm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng mức độ sinh sản.
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
Câu 5: Yếu tố khí hậu thuộc thành phần nào trong hệ sinh thái?
A. Vô cơ
B. Vô sinh
C. Hữu cơ
D. Hữu thực
Câu 6. Đâu là đặc điểm của tiến hóa nhỏ ?
A. Diễn ra trong một thời gian dài.
B. Diễn ra trong một phạm vi phân bố tương đối hẹp.
C. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
D. Khó nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Câu 7. Một ao cá nuôi bình thường thu hoạch được khoảng 2 tấn cá/ha. Nếu ta bón cho nó thêm một lượng phân vô cơ vừa phải, theo em năng suất của ao này sẽ như thế nào? Tại sao như vậy?
A. Tăng vì cung cấp thêm nguồn thức ăn cho tảo.
B. Giảm vì làm ô nhiễm môi trường nước ao.
C. Giảm vì gây ra hiện tượng nước nở hoa.
D. Tăng vì cạnh tranh giữa động vật nổi ít khốc liệt hơn.
Câu 8. Quần xã không có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
A. Thành phần loài
B. Cấu trúc không gian
C. Cấu trúc chức năng dinh dưỡng
D. Cấu trúc hệ thần kinh
Câu 9. Đại địa chất thể hiện điều gì trong sự phát triển của sinh vật?
A. Sự hình thành tế bào nhân sơ
B. Sự thay đổi hóa học trong khí quyển
C. Sự phát triển và thay đổi của sinh vật theo thời gian
D. Quá trình hình thành hợp chất hữu cơ
Câu 10. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Darwin là chưa
A. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
B. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.
Câu 11: Sự khác biệt cơ bản giữa tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học là:
A. Một diễn ra trong nước, một trên cạn
B. Một là hóa học, một là vật lý
C. Một diễn ra trước khi có tế bào, một sau khi tế bào xuất hiện
D. Cả hai đều không liên quan đến sự sống
Câu 12: Trong điều kiện Trái Đất sơ khai, bầu khí quyển không có oxy tự do. Tuy nhiên, sự sống vẫn phát sinh và phát triển. Điều này cho thấy:
A. Sinh vật đầu tiên là sinh vật hiếu khí.
B. Sự có mặt của CO₂ là điều kiện đủ để sự sống hình thành.
C. Sự sống đầu tiên có thể hình thành trong môi trường không có oxy – là sinh vật kị khí.
D. Oxy là yếu tố bắt buộc để hình thành phân tử hữu cơ.
Câu 13: Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện:
A. Tận dụng diện tích rừng và tận dụng triệt để nguồn thức ăn trong rừng.
B. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau.
C. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện độ ẩm khác nhau.
D. Sự hỗ trợ nhau của các loài cây để cùng nhau lấy được nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất.
Câu 14. Cho các dạng sinh vật sau:
1. Một tổ kiến càng.
2. Một đồng cỏ.
3. Một ao nuôi cá nước ngọt.
4. Một thân cây đổ lâu năm.
5. Các loài hổ khác nhau trong một thảo cầm viên.
Những dạng sinh vật được coi là quần xã sinh vật là:
A. 1,2,4. B.1,3,5. C. 2,3,4 D. 3,4,5.
Câu 15. Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ
A. hỗ trợ. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hợp tác
Câu 16. Các cá thể trong quần thể luôn có sự tương tác qua lại lẫn nhau nhằm làm gì?
A. Đảm bảo tính thống nhất của quần thể.
B. Đảm bảo sự phát triển của hệ sinh thái
C. Đảm bảo tính ổn định của quần thể, tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường và biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho quần thể.
D. Đảm bảo tính cạnh tranh trong quần thể
Câu 17. Hệ sinh thái nào thường được phục hồi trong sinh thái học phục hồi?
A. Hệ sinh thái nguyên sinh.
B. Hệ sinh thái ổn định.
C. Hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá huỷ.
D. Hệ sinh thái trong phòng thí nghiệm.
Câu 18. Nghiên cứu tốc độ gia tăng dân số ở một quần thể người với quy mô 1 triệu dân vào năm 2016. Biết rằng tốc độ sinh trung bình hàng năm là 3%, tỷ lệ tử là 1%, tốc độ xuất cư là 2% và vận tốc nhập cư là 1% so với dân số của thành phố. Dân số của thành phố sẽ đạt giá trị bao nhiêu vào năm 2026?
A. 1104622 người
B. 1218994 người
C. 1104952 người
D. 1203889 người
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Người ta ứng dụng quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể của quần thể trong việc phòng hộ, chắn cát.
b) Người ta ứng dụng mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể của quần thể trong cả chăn nuôi và trồng trọt.
c) Các cây thông trong rừng thông, đàn bò rừng, các loài cây gỗ sống trong rừng có các kiểu phân bố cùng là phân bố theo nhóm.
d) Đặc điểm được xem là cơ bản nhất đối với quần thể là các cá thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
Câu 2. Khi nói về Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Tiến hóa sinh học chỉ xảy ra ở sinh vật nhân thực.
b) Các tế bào nhân sơ là sinh vật đầu tiên trên Trái Đất.
c) Quá trình tiến hóa lớn bao gồm sự hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài.
d) Sự sống đầu tiên được hình thành một cách ngẫu nhiên từ tế bào nhân thực.
Câu 3. Các nhận xét dưới đây về cấu trúc không gian của quần thể là đúng hay sai?
a) Các tầng cây trong rừng mưa nhiệt đới thường phân thành 5 tầng.
b) Trong tự nhiên, sự phân bố cá thể theo chiều dọc thường ưu thế hơn so với chiều ngang.
c) Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.
d) Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung tại những nơi có điều kiện sống thuận lợi.
Câu 4. Khi nói về quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, nhận định sau đây đúng hay sai?
a. Tiến hóa hóa học là giai đoạn hình thành các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ, diễn ra trước khi hình thành tế bào.
b. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên tế bào nhân thực đầu tiên trên Trái Đất.
c. Tiến hóa sinh học bắt đầu từ khi tế bào được hình thành và tiếp tục dẫn đến sự đa dạng sinh giới như hiện nay.
d. Tiến hóa lớn chỉ đề cập đến sự hình thành loài mới mà không liên quan đến các bậc phân loại cao hơn như chi, họ, bộ.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho các hiện tượng sau:
(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo bầy đàn.
(2) Cây sống liền rễ thành từng đám.
(3) Sự tách bầy của ong mật vào mùa đông.
(4) Chim di cư theo đàn.
(5) Cây tự tỉa cành do thiếu ánh sáng.
(6) Gà ăn trứng của mình sau khi đẻ xong.
Có bao nhiêu mối quan hệ được gọi là quần tụ?
Câu 2: Loài người hiện đại (Homo sapiens) xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu nghìn năm?
Câu 3. Bằng chứng nào sau đây trực tiếp cho thấy mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật?
Di tích của xương đai hông, xương đùi và xương chày được tìm thấy ở cá voi hiện nay.
Xác voi ma mút được tìm thấy trong các lớp băng.
Những đốt xương khủng long được tìm thấy trong các lớp đất.
Xác sâu bọ được tìm thấy trong các lớp hổ phách.
(ghi thứ tự các nhận định đúng từ nhỏ đến lớn: 123, 125, 234,...)
Câu 4. Một quần thể nai có tỉ lệ đực : cái = 1 : 4. Nếu quần thể có 500 cá thể, số cá thể đực là bao nhiêu?
Câu 5: Tế bào nhân sơ cổ nhất được tìm thấy trong hóa thạch có tuổi khoảng bao nhiêu tỉ năm?
Câu 6. Cho các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau:
1. Tôm vệ sinh và lươn.
2. Ốc mượn hồn và hải quỳ.
3. Cá bống biển và tôm vỏ cứng.
4. Cá ép và cá mập.
5. Cá vảy chân và vi khuẩn phát sáng.
Các mối quan hệ mà cả hai loài sinh vật đều có lợi là___________(ghi thứ tự các nhận định đúng từ nhỏ đến lớn: 123, 125, 234,...)