Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Sinh học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Khi nói về quan hệ hỗ trợ cùng loài, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiều quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão tốt hơn những cây cùng loài sống riêng rẽ.
B. Hỗ trợ cùng loài chỉ xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng lên quá cao.
C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường.
D. Quan hệ hỗ trợ cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm
Câu 2. Quần thể sinh vật là
A. tập hợp các cá thể khác loài
B. tập hợp các cá thể cùng loài
C. tập hợp các cá thể cùng ngành
D. tập hợp các cá thể khác ngành
Câu 3. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định, trong khoảng thời gian xác định được gọi là gì?
A. Quần thể sinh vật
B. Loài sinh vật
C. Quần xã sinh vật
D. Hệ sinh thái
Câu 4. Thuyết tiến hóa tổng hợp được chia thành:
A. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
B. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
C. Tiến hóa bằng đột biến trung tính, tiến hóa lớn.
D. Tiến hóa bằng đột biến trung tính và tiến hóa nhỏ.
Câu 5: Sinh vật phân giải chủ yếu là:
A. Vi khuẩn, nấm….
B. Động vật ăn thịt
C. Động vật ăn cỏ
D. Thực vật
Câu 6. Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả các
A. kiểu gene trong quần thể.
B. gene trong một cá thể.
C. allele có trong quần thể.
D. allele của một gene trong quần thể.
Câu 7. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần xã sinh vật?
A. Quần xã sinh vật có cấu trúc động.
B. Trong lòng mỗi quần xã thường xuyên xảy ra các mối quan hệ: hỗ trợ, đối địch.
C. Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật là kiểu phân tầng nằm ngang.
D. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại.
Câu 8. Tiến trình nào sau đây là tiến trình nghiên cứu đã được Darwin sử dụng để xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài?
A. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Xây dựng học thuyết.
B. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Xây dựng học thuyết.
C. Quan sát → Hình thành giả thuyết → Kiểm chứng giả thuyết.
D. Hình thành giả thuyết → Quan sát → Kiểm chứng giả thuyết.
Câu 9. Cho các cơ quan sau: răng cửa, răng khôn, xương cùng, ruột thừa, dạ dày, xương chậu. Có bao nhiêu cơ quan thoái hóa ở người?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10. Quá trình nào sau đây không thuộc tiến hóa tiền sinh học?
A. Hình thành màng bao
B. Hình thành tế bào nhân sơ
C. Hình thành tế bào sơ khai
D. Tạo thành các đại phân tử hữu cơ
Câu 11: Những cá thể trong quần thể sinh vật có khả năng:
A. Sinh sản tạo ra thế hệ mới có khả năng sinh sản
B. Sinh sản tạo ra thế hệ mới không có khả năng sinh sản
C. Săn mồi
D. Hỗ trợ đồng đội
Câu 12: Giả sử phát hiện một hóa thạch vi sinh vật có tuổi 3,6 tỉ năm. Điều này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho quá trình nào trong lịch sử sự sống?
A. Tiến hóa hóa học.
B. Tiến hóa tiền sinh học.
C. Sự phát sinh tế bào nhân sơ đầu tiên.
D. Sự hình thành tế bào nhân thực.
Câu 13: Trong một khu rừng, hai loài chim cùng ăn hạt trên một loài cây. Giữa hai loài chim này có mối quan hệ sinh thái nào sau đây?
A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Cạnh tranh. D. Hợp tác.
Câu 14. Một người nông dân sử dụng thuốc diệt có traizine để diệt cỏ dại trên cánh đồng. Trong những năm đầu, triazine hoạt động tốt và gần như tất cả các loài cỏ đều chết, nhưng sau vài năm, người nông dân thấy ngày càng có càng nhiều cỏ dại hơn. Giải thích hợp lí cho việc ngày càng có nhiều loài cỏ dại phát triển là:
A. các loại thuốc triazine trên thị trường ngày càng kém chất lượng
B. chọn lọc tự nhiên làm cho cỏ dại đột biến, tạo ra loại cỏ dại mới kháng triazine.
C. cỏ dại kháng triazine có quá trình trao đổi chất, quang hợp kém hiệu quả hơn.
D. cỏ dại kháng triazine có nhiều khả năng sống sót và sinh sản hơn.
Câu 15. Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
A. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.
B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
Câu 16. Khi đánh cá, nếu đa số các mẻ lưới có cá lớn chiếm tỷ lệ nhiều thì:
A. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức
B. Tiếp tục đánh bắt với mức độ ít
C. Không nên tiếp tục khai thác
D. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng
Câu 17. Đa dạng sinh học là gì?
A. Số lượng cá thể trong quần thể.
B. Sự phong phú và đa dạng về loài, gen và hệ sinh thái.
C. Tổng số quần thể trên Trái Đất.
D. Số lượng sinh vật có ích.
Câu 18. Biện pháp nào sau đây góp phần vào phát triển bền vững?
A. Chặt phá rừng để làm nông nghiệp.
B. Săn bắt động vật hoang dã.
C. Sử dụng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
D. Tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Canada và Alaska (hình bên) Dựa vào thông tin trên, hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a) Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng.
b) Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại.
c) Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì.
d) Sự tăng trưởng của quần thể thỏ và sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng có ảnh hưởng lẫn nhau.
Câu 2. Khi nói về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
a. Giao phối tạo ra các tổ hợp gen mới góp phần làm phong phú vốn gen của quần thể.
b. Giao phối làm xuất hiện các đột biến gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
c. Giao phối giúp duy trì các alen có hại trong quần thể ở trạng thái đồng hợp.
d. Giao phối góp phần tạo ra biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng di truyền.
Câu 3. Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn.
Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai khi xác định các mối quan hệ (a), (b), (c), (d) giữa từng cặp loài sinh vật?
a) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
b) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
c) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh).
d) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
Câu 4. Khi nói về Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, các khẳng định sau đây đúng hay sai?
a) Tế bào nhân sơ đã tiến hóa thành tế bào nhân thực thông qua quá trình cộng sinh.
b) Tiến hóa hóa học và tiền sinh học có thể được kiểm chứng hoàn toàn bằng hóa thạch.
c) Sự phát sinh sự sống là kết quả của một chuỗi quá trình tiến hóa dài lâu.
d) Loài người hiện đại xuất hiện cùng thời với khủng long.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Có bao nhiêu phát biểu sau sai?
Cây sự sống chỉ thể hiện sinh vật đa bào.
Tế bào nhân sơ là sinh vật đầu tiên trên Trái Đất.
Tiến hóa hóa học hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Loài người xuất hiện trước khủng long.
Câu 2: Trong một hệ sinh thái rừng, tổng sinh khối như sau:
Sinh vật sản xuất: 20000 kg/ha
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 2000 kg/ha
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 200 kg/ha
Hiệu suất sinh thái giữa bậc 1 và bậc 2 là:
Câu 3. Một quần thể hươu sinh sống trong một khu rừng có diện tích 200 ha. Nếu số lượng hươu trong khu rừng là 600 con, hãy tính mật độ cá thể của quần thể này (tính theo đơn vị cá thể/ha).
Câu 4. Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào trong thiên nhiên?
Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa.
Không lấy trứng rùa.
Chỉ khai thác rùa trong thời gian sinh sản.
(Ghi thứ tự các biện pháp từ nhỏ đến lớn, VD: 123, 234, 125…)
Câu 5: Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu, gồm 5 bước:
(1) Phát sinh đột biến
(2) Chọn lọc các đột biến có lợi
(3) Hình thành loài mới
(4) Phát tán đột biến qua giao phối
(5) Cách li sinh sản giữa quần thể biến đổi với quần thể gốc
Trật tự đúng là:
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn sinh vật ngay trong môi trường sống tự nhiên của chúng.
(2) Bảo tồn chuyển vị giúp bảo vệ những loài đang sống ổn định trong sinh cảnh chưa bị tác động.
(3) Phục hồi hệ sinh thái là quá trình đưa hệ sinh thái bị suy thoái về trạng thái gần với ban đầu.
(4) Việc sử dụng loài ngoại lai để phục hồi sinh thái luôn có hiệu quả tích cực.
(5) Phục hồi rừng đầu nguồn góp phần chống xói mòn đất và điều hòa nguồn nước.