Đề thi giữa kì 1 sinh học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Sinh học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Quá trình tái bản DNA chủ yếu diễn ra ở
A. tế bào chất. B. ribosome.
C. ti thể. D. nhân tế bào.
Câu 2. Codon nào dưới đây không mã hóa amino acid (codon vô nghĩa)?
A. AUA, UAA, UCG. B. AAU, GAU, UCA.
C. UAA, UAG, UGA. D. CUG, ACG, GUA.
Câu 3. Để tách chiết được DNA ra khỏi tế bào, cần phá vỡ mô để tách rời các tế bào và phá hủy thành tế bào bằng cách
A. dùng ethanol 70%. B. nghiền mẫu vật.
C. lọc lấy dịch trong. D. dùng nước ép dứa tươi.
Câu 4. Enzyme RNA polymerase bám vào vị trí nào trên operon Lac để phiên mã nhóm gene cấu trúc LacZ, LacY, LacA?
A. Vùng promoter (P). B. Vùng operator (O).
C. Nhóm gene cấu trúc. D. Gene điều hòa.
Câu 5. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, protein nào sau đây được tổng hợp ngay cả khi môi trường không có Lactose?
A. Protein ức chế. B. Protein LacA.
C. Protein LacY. D. Protein LacZ.
Câu 6. Đột biến điểm có các dạng
A. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
B. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
C. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
D. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
Câu 7. Sinh vật nào sau đây không được tạo ra từ công nghệ gene?
A. Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin để điều trị bệnh tiểu đường.
B. Dê tiết sữa chứa protein CFTR chữa bệnh u xơ nang.
C. Cà chua có khả năng kháng virus xoăn vàng lá.
D. Lúa ST25 có khả năng chống chịu bệnh, hạt dài và thơm.
Câu 8. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là
A. 700 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 10 nm.
Câu 9. Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST dạng
A. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
B. đảo đoạn nhiễm sắc thể có chứa tâm động.
C. mất đoạn giữa nhiễm sắc thể.
D. chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 10. Có thể xác định số lượng và hình thái của nhiễm sắc thể thông qua quan sát tiêu bản dưới loại dụng cụ nào sau đây?
A. Kính lúp. B. Kính hiển vi quang học.
C. Kính viễn vọng. D. Kính cận.
Câu 11. Mendel đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào sau đây khi tiến hành thí nghiệm phát hiện quy luật phân li độc lập?
A. Cải bắp. B. Đậu Hà Lan. C. Cây hoa phấn. D. Ruồi giấm.
Câu 12. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ đời con có tỉ lệ 100% kiểu hình lặn?
A. Bố: AA × Mẹ: AA ® Con: 100% AA.
B. Bố: AA × Mẹ: aa ® Con: 100% Aa.
C. Bố: aa × Mẹ: AA ® Con: 100% Aa.
D. Bố: aa × Mẹ: aa ® Con: 100% aa.
Câu 13. Một mạch đơn của phân tử DNA có trình tự các nucleotide như sau:
....ATGCATGGCCGC....
Trong quá trình tái bản DNA mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ...TACGTACCGGCG.... B. ...ATGCATGGCCGC....
C. ...UACGUACCGGCG.... D. ...TAGCGTACCGGCT.…
Câu 14. Trong nông nghiệp, điều hòa biểu hiện gene có ứng dụng nào sau đây?
A. Sử dụng kháng thể đơn dòng tái tổ hợp trastuzumab có tác dụng liên kết với thụ thể HER2 nhằm ức chế sự biểu hiện quá mức của tế bào ung thư vú.
B. Xử lí cá rô phi bằng hormone 17- a metyltestosterone ở giai đoạn cá bột, cá sẽ có biểu hiện kiểu hình là con đực.
C. Sử dụng phối hợp hai loại hormome auxin và cytokinin với tỉ lệ thích hợp để điều khiển sự phân hóa của mô sẹo.
D. Mô hình hóa bệnh di truyền dựa vào biệt hóa tế bào gốc đa năng cảm ứng ở người (Humna induced pluripotent stem cell – hiPSC) phục vụ nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử.
Câu 15. Thành tựu nào sau đây không là ứng dụng giải trình tự hệ gene người?
A. Sàng lọc, chẩn đoán và sử dụng thuốc hướng đích để điều trị ung thư vú.
B. Sản xuất vaccine AstraZeneca trong phòng chống COVID-19.
C. Sử dụng liệu pháp gene để điều trị bệnh mù do đột biến gene gây ra.
D. Sử dụng hệ thống CRISPR-Cas 9 để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm.
Câu 16. Ở kì đầu của giảm phân I, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn chromatid cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới đột biến
A. mất cặp và thêm cặp nucleotide. B. đảo đoạn NST.
C. mất đoạn và lặp đoạn NST. D. chuyển đoạn NST.
Câu 17. Tính trạng lặn không xuất hiện ở cơ thể dị hợp vì
A. allele trội át chế hoàn toàn allele lặn.
B. allele trội không át chế hoàn toàn được allele lặn.
C. cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gene khác nhau.
D. cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
Câu 18. Người ta dùng kĩ thuật chuyển gene để chuyển gene kháng thuốc kháng sinh tetracyclin vào vi khuẩn E.coli không mang gene kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetracyclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang DNA tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh khác.
D. bị tiêu diệt hoàn toàn.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Ở một loài thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, các gene phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về phép lai giữa các tính trạng của loài thực vật trên?
a. Cho cây có kiểu gene Aabb lai phân tích thì đời con có 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 37,5%.
b. Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, nếu đời F1 có 4 loại kiểu hình thì chứng tỏ F1 có 9 loại kiểu gene.
c. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân cao, hoa trắng, nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 6 loại kiểu gene.
d. Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 5 kiểu gene.
Câu 2. Hình sau đây mô tả hoạt động của Operon lac ở vi khuẩn E.coli trong môi trường nuôi cấy. Mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai?
a. Vi khuẩn đang được nuôi cấy trong môi trường có đường lactose.
b. X là protein ức chế, Y là allolactose.
c. E1, E2, E3 lần lượt là enzyme b-galactosidase, enzyme permease và enzyme transacetylase.
d. Operon lac của vi khuẩn E.coli đang ở trạng thái hoạt động.
Câu 3. Hình dưới đây mô tả cơ chế tái bản của phân tử DNA ở một chạc chữ Y. Phân tích hình và cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a. Vị trí số I là đầu 3’ của phân tử DNA.
b. Vị trí số III và số IV lần lượt là đoạn okazaki và các đoạn RNA mồi.
c. Tính theo cùng một chiều thì trình tự nucleotide ở mạch số II giống với trình tự nucleotide ở mạch số VI.
d. Vị trí số V là enzyme tháo xoắn, nó trượt từ vị trí đang xét hướng ra vị trí số I.
Câu 4. Sơ đồ bên là sơ đồ rút gọn mô tả con đường chuyển hoá phenylalanine liên quan đến hai bệnh chuyển hoá ở người, gồm phenylketonuria niệu (PKU) và bạch tạng.
Allele A mã hoá enzyme A, allele lặn đột biến a dẫn tới tích luỹ phenylalanine không được chuyển hoá gây bệnh PKU. Gene B mã hoá enzyme B, allele lặn đột biến b dẫn tới tyrosine không được chuyển hoá. Melanin không được tổng hợp sẽ gây bệnh bạch tạng có triệu chứng nặng; melanin được tổng hợp ít sẽ gây bệnh bạch tạng có triệu chứng nhẹ hơn. Gene mã hoá hai enzyme A và B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Tyrosine có thể được thu nhận trực tiếp một lượng nhỏ từ thức ăn. Khi nói về hai bệnh trên, mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a. Kiểu gene của người bị bệnh bạch tạng có thể có hoặc không có allele A.
b. Những người biểu hiện triệu chứng đồng thời cả hai bệnh có thể có tối đa 3 loại kiểu gene.
c. Người có kiểu gene aaBB và người có kiểu gene aabb có mức biểu hiện bệnh giống nhau.
d. Người bị bệnh PKU có thể điều chỉnh mức biểu hiện của bệnh thông qua chế độ ăn.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho các mã di truyền sau: AUG, UUU, CGC, UAG, UAU, CGC, UAC, UAA. Có bao nhiêu mã di truyền không mã hóa cho bất kì amino acid nào?
Câu 2. Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi polypeptide a và 2 chuỗi polypeptide b. Gene quy định tổng hợp chuỗi b ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hydrogene. Gene đột biến gây bệnh thiếu máu HbC kém gene bình thường một liên kết hydrogene, nhưng 2 gene có chiều dài bằng nhau. Nucleotide loại A của gene đột biến là bao nhiêu?
Câu 3. Bộ nhiễm sắc thể ở lúa mì 6n = 42, khoai tây 4n = 48, chuối nhà 3n = 27, dâu tây 8n = 56. Có bao nhiêu loài có thể đa bội chẵn?
Câu 4. Cho các tác nhân sau: HPV, ethyl methanesulfonate, tia UV, N-Nitroso-N-methylurea, tia phóng xạ, HBV, HIV. Có bao nhiêu tác nhân sinh học là nguyên nhân phát sinh đột biến gene?
Câu 5. Hình dưới đây mô tả quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide từ một phân tử mRNA trong tế bào của một loài sinh vật nhân thực. Kết thúc quá trình này, chuỗi polypeptide được tạo ra có bao nhiêu amino acid?
Câu 6. Ở một loài bọ cánh cứng, allele A quy định mắt dẹt, trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt lồi; B quy định mắt xám, trội hoàn toàn so với allele b quy định mắt trắng. Biết gene nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb × AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Hỏi trong số cá thể con sống sót, có bao nhiêu cá thể con mắt lồi, màu trắng?
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
…………………………………
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức sinh học | 6 | 3 | 2 | 4 | 1 | 2 | 1 | ||
2. Tìm hiểu thế giới sống | 4 | 1 | 3 | 4 | 1 | ||||
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | |||
TỔNG | 12 | 5 | 1 | 5 | 8 | 3 | 3 | 2 | 1 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức sinh học | Tìm hiểu thế giới sống | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHÂN TỬ VÀ DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ | 18 | 16 | 6 | 18 | 16 | 6 | ||||
Bài 1. Gene và cơ chế truyền thông tin di truyền | Nhận biết | - Nêu được vị trí xảy ra quá trình tái bản DNA. - Nêu được đặc điểm của mã di truyền. | Trình bày được cơ chế tổng hợp protein từ bản sao là RNA có bản chất là quá trình dịch mã. | 2 | 1 | 1 | C1 C2 | C3a | C1 | |
Thông hiểu | Phân tích được cơ chế tái bản DNA. | 1 | 2 | C13 | C3bc | |||||
Vận dụng | Vận dụng được kiến thức về mã di truyền để giải thích hiện tượng. | Đánh giá được sơ đồ tổng hợp chuỗi polypeptide, từ đó xác định số amino acid được tạo ra. | Phân tích ứng dụng hiểu biết về các cơ chế trên trong giải quyết các hiện tượng phát sinh để phục vụ đời sống con người. | 1 | 1 | C3d | C5 | |||
Bài 2. Thực hành: Tách chiết DNA | Nhận biết | Xác định được cơ sở tế bào học của quá trình tách chiết DNA. | 1 | C3 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 3. Điều hòa biểu hiện gene | Nhận biết | Nhận biết được cấu trúc của operon Lac. | Trình bày được cơ chế điều hòa biểu hiện gene trong một số bối cảnh. | 2 | 3 | C4 C5 | C2abc | |||
Thông hiểu | Tìm hiểu cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli trong môi trường nuôi cấy. | 1 | 1 | C14 | C2d | |||||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các hiện tượng về cơ chế điều hòa biểu hiện gene trong thực tiễn. | 1 | 18 | |||||||
Bài 4. Hệ gene, đột biến gene và công nghệ gene | Nhận biết | Nhận biết được các dạng đột biến điểm. | - Phán đoán được các thành tựu từ công nghệ gene. - Sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa. | 2 | 1 | C6 C7 | C4 | |||
Thông hiểu | - Xác định được tỉ lệ các nucleotide của các gene đột biến. - Xác định được sự biểu hiện của gene đột biến trong cơ chế điều hòa biểu hiện gene. | Đánh giá được nguyên nhân, cơ chế phát sinh trong thí nghiệm đột biến gene. | - Tìm hiểu được những ứng dụng của giải trình tự gene người. - Phân tích được vấn đề về thí nghiệm đột biến gene để đưa ra phán đoán. | 1 | 1 | C15 | C2 | |||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 5. Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể | Nhận biết | Trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của NST. | - Quan sát và nhận biết được các dạng đột biến NST. - Xác định mối quan hệ giữa NST và DNA. | 2 | 1 | C8 C9 | C3 | |||
Thông hiểu | Phân tích được sự vận động của nhiễm sắc thể (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp, tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh là cơ sở của sự vận động của gene được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng nhiễm sắc thể. | 1 | C16 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 6. Thực hành: Quan sát đột biến nhiễm sắc thể; Tìm hiểu tác hại gây đột biến của một số chất độc | Nhận biết | Xác định dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm. | 1 | C10 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel | Nhận biết | - Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. - Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền. | Xác định được quy luật di truyền trong thực tiễn. | 2 | 1 | C11 C12 | C1a | |||
Thông hiểu | Phân tích được giả thuyết của Mendel về sự phân li và kết hợp các nhân tố di truyền trong quy luật phân li. | Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán | 1 | 5 | C17 | C1bc C4abc | ||||
Vận dụng | Giải thích được quy luật di truyền của Mendel. | Đề xuất, thực hiện một số giải pháp để bảo vệ sức khỏe bản thân | 2 | 1 | C1d | C6 |