Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Sinh học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Tech12h

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Quần thể là một tập hợp cá thể

A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Câu 2. Theo quan niệm của Darwin, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là

A. biến dị cá thể.                                             

B. thường biến.

C. biến dị tổ hợp.                                             

D. đột biến gene.

Câu 3. Tiến hóa lớn là quá trình hình thành:

A. Các cơ quan trong cơ thể sinh vật

B. Loài và các đơn vị phân loại trên loài

C. Tế bào nhân thực từ tế bào nhân sơ

D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất

Câu 4. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì:

A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

Câu 5: Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật được thực hiện qua:

A. Chuỗi phản ứng

B. Chuỗi và lưới thức ăn

C. Nguồn thức ăn

D. Chuỗi hệ thống

Câu 6. Một trong những đặc điểm di truyền của các gene ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là

A. không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.

B. không được phân chia đồng đều cho các tế bào con.

C. luôn tồn tại thành từng cặp allele.

D. chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 7. Sinh thái học phục hồi là gì?

A. Nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật.

B. Ngành sinh thái học nghiên cứu cách khôi phục hệ sinh thái bị suy thoái.

C. Ngành nghiên cứu về cấu trúc di truyền.

D. Nghiên cứu sự phát triển của cá thể.

Câu 8. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật

A. Đảm bảo số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường.

B. Thường làm cho quần thể suy thoái đến mức diệt vong

C. Chỉ xảy ra ở các cá thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.

D. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp

Câu 9. Quá trình tiến hóa hóa học diễn ra cách đây khoảng:

A. 3,5 tỉ năm

B. 4,2 tỉ năm

C. Hơn 4 tỉ năm

D. 2,5 tỉ năm

Câu 10. Tầng trên cùng của rừng mưa nhiệt đới là gì?

A. Tầng cỏ

B. Tầng vượt tán

C. Tầng quyết

D. Tán rừng

Câu 11: Vì sao quá trình tiến hóa hóa học được xem là bước đầu tiên dẫn đến sự hình thành sự sống trên Trái Đất?

A. Vì tạo ra tế bào đầu tiên

B. Vì hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ – nền tảng cho sự sống

C. Vì tạo ra nhân tế bào

D. Vì hình thành các loài động vật nguyên thủy

Câu 12: Các giả thuyết nào sau đây được Darwin đưa ra:

  1. Các sinh vật cạnh tranh nhau nên chỉ một số ít cá thể được sinh ra sống sót qua mỗi thế hệ.

  2. Cá thể có biến dị thích nghi với môi trường sống sẽ có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn.

  3. Các cá thể có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn thường có tuổi thọ thấp hơn các cá thể khác.

  4. Số lượng cá thể trong tuổi sinh sản tương đương với số lượng cá thể được sinh ra.

A. (1) và (3)

B. (2) và (4)

C. (3) và (4)

D. (1) và (2)

Câu 13: Vào mùa hè, các yếu tố giới hạn chính đối với các động vật thủy sinh sống trong các hồ nước nông là: 

A. Độ pH của nước và nhiệt độ. 

B. Nhiệt độ và hàm lượng oxi hòa tan. 

C. Nguồn thức ăn và ánh sáng. 

D. Ánh sáng và độ pH của nước. 

Câu 14. Cho thông tin sau:

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Những nhận định sau đây là Sai về hiện tượng trên?

A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến tăng dần sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau.

C. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.

D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.

Câu 15. Một giả thuyết cho rằng sự hình thành màng bao quanh các phân tử hữu cơ là bước quan trọng dẫn đến tế bào sơ khai. Điều này có ý nghĩa gì trong quá trình tiến hóa sự sống?

A. Tạo ra cơ chế phân bào đầu tiên của sinh vật nguyên thủy.

B. Giúp phân tử hữu cơ tách biệt với môi trường và thực hiện các quá trình trao đổi chất độc lập.

C. Là dấu hiệu cho thấy quá trình quang hợp bắt đầu.

D. Tạo ra sinh vật có khả năng sống đa bào.

Câu 16. Người ta đánh giá vai trò sinh thái của các loài trong quần xã bằng việc gì?

A. Xác định loài ưu thế, loài đặc trưng và loài chủ chốt

B. Xác định loài ưu thế và loài đặc trưng

C. Xác định loài ưu thế và loài chủ chốt

D. Xác định loài chủ chốt và loài đặc trưng

Câu 17. Mối quan hệ nào sau đây sẽ làm tăng cường lượng đạm cho đất?

A. Quan hệ giữa cây lúa và rong rêu trong ruộng lúa.

B. Quan hệ giữa loài thực vật với các loài vi khuẩn ký sinh trong quần thể sinh vật.

C. Quan hệ giữa tảo và nấm trong địa y.

D. Quan hệ giữa cây họ đậu và vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu.

Câu 18. Trong vườn cây có múi, loài kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn. Người ta thường thả kiến đỏ vào sống vì kiến đỏ đuổi được loài kiến hôi, đồng thời nó cũng tiêu diệt sâu và rệp cây. Cho các nhận định sau:

1. Quan hệ giữa rệp cây và cây có múi là cạnh tranh khác loài.

2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi là hội sinh.

3. Sinh vật ăn thịt đầu bảng trong ví dụ trên là kiến đỏ nếu ta xây dựng một lưới thức ăn.

4. Nếu xây dựng một lưới thức ăn thì sẽ có 3 loài là thức ăn của kiến đỏ. 

Những nhận định sai là: 

A.1,3,4.                    B.1,2,3.                     C.2,3,4.                   D.1,2,4. 

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Khi nói về Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, các khẳng định sau đây đúng hay sai?

a) Tiến hóa hóa học là quá trình hình thành các hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ.

b) Tế bào nhân sơ xuất hiện sau tiến hóa tiền sinh học.

c) Tiến hóa sinh học bắt đầu từ khi các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành.

d) Sự hình thành tế bào nhân thực là kết quả của quá trình tiến hóa sinh học.

Câu 2. Trong một quần xã rừng tự nhiên ở vùng Đông Nam Á, các loài động vật ăn cỏ cỡ lớn như bò rừng mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các loài côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này, loài chim diệc bạc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ cũng như việc chim diệc bạc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến đời sống bò rừng. Chim gõ bò có thể bắt ve bét trên da bò rừng làm thức ăn. Xét các mối quan hệ sau: Bò rừng với côn trùng, chim gõ bò, chim diệc bạc, ve bét; Chim diệc bạc với côn trùng; Chim gõ bò với ve bét. Các nhận định về các mối quan hệ trên?

a. Chỉ có 1 mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.

b. Quần xã có nhiều hơn 1 mối quan hệ động vật ăn thịt - con mồi.

c. Có tối đa 3 mối quan hệ mà trong mỗi mối quan hệ chỉ có 1 loài có lợi.

d. Bò rừng đều không có hại trong tất cả các mối quan hệ.

Câu 3. Khi nói về đột biến trong tiến hóa, nhận định sau đây đúng hay sai? 

a. Khi môi trường thay đổi, thể đột biến vẫn giữ được giá trị thích nghi của nó. 

b. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có lợi, giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống. 

c. Tất cả các đột biến đều được di truyền qua các thế hệ của loài. 

d. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. 

Câu 4. Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau:

Tech12h

Dựa vào thông tin bảng trên hãy cho biết các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?

a) Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển

b) Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải

c) Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt

d) Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho các nhận định sau:

1. Quần xã là cấp độ tổ chức phụ thuộc vào môi trường rõ nhất.

2. Chuỗi thức ăn chất mùn bã → động vật đáy → cá chép → vi sinh vật được mở đầu bằng sinh vật hóa tự dưỡng.

3. Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa của sinh vật.

4. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.

5. Một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ hợp tác.

6. Thông qua việc quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được các loài trong chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.

Các  nhận định không đúng là:   

(ghi thứ tự các nhận định sai từ nhỏ đến lớn: 123, 125, 234,...)

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

1. Diện tích rừng ở Việt Nam đang bị thu hẹp dần.

2. Tài nguyên sinh vật biển là dồi dào, vô tận.

3. Chỉ có hệ sinh thái rừng là quan trọng cần được bảo vệ.

4. Hệ sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam rất đa dạng.

Trong các phát biểu trên, các phát biểu đúng là

(ghi thứ tự các phát biểu từ nhỏ đến lớn: 123, 125, 234,...)

Câu 3. Chọn lọc nhân tạo tác động mạnh mẽ đến việc loại bỏ những biến dị di truyền không cần thiết cho con người, ví dụ như ở ngựa, chọn lọc nhân tạo làm gia tăng tốc độ hình thành dòng thuần chủng mang những đặc điểm mong muốn. Tuy nhiên, nhiều tính trạng ví dụ như tốc độ (tính trạng số lượng), thường có nhiều biến thể di truyền. Điều này cũng đúng ngay cả với những tính trạng mà chúng ta biết là chịu áp lực chọn lọc mạnh.

Các biến dị di truyền này xuất hiện từ đâu và nó tương quan như thế nào với tác động của chọn lọc tự nhiên. Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện dưới đây theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi:

1. Khi áp lực chọn lọc mạnh, chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị có lợi và đào thải các biến dị có hại ra khỏi quần thể.

2. Đột biến có mối tương quan chặt chẽ với chọn lọc tự nhiên: chọn lọc tự nhiên có xu hướng làm giảm các biến dị di truyền không thích nghi sao cho tính trạng thích nghi nhất được duy trì trong quần thể.

3. Sự kết hợp giữa đột biến và chọn lọc tự nhiên giúp nhanh chóng tạo ra kiểu hình thích nghi và lan rộng biến dị có lợi này trong quần thể.

4. Biến dị di truyền xuất hiện do đột biến, ngay cả khi không có tác động của môi trường cũng như chọn lọc tự nhiên.

Câu 4. Trong một ao nuôi cá, người ta thả 4000 cá giống trong diện tích 2000m². Hỏi mật độ cá là bao nhiêu cá/m²?

Câu 5: Xét tập hợp sinh vật sau:

(1) Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.   

(2) Cá trắm cỏ trong ao.   

(3) Sen trong đầm.

(4) Cây ở ven hồ.   

(5) Chuột trong vườn.   

(6) Bèo tấm trên mặt ao.

Có bao nhiêu tập hợp sinh vật là quần thể?

Câu 6. Tế bào nhân sơ cổ nhất có tuổi khoảng bao nhiêu tỉ năm?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay