Đề thi cuối kì 2 sinh học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Sinh học 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Sinh học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

SINH HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Tech12h

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể

B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới

C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới

D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 2. Theo Darwin, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

A. quần thể.                     

B. allele.                 

C. loài.                   

D. cá thể.

Câu 3. Đâu không phải là đặc điểm di truyền do gene ngoài nhân:

A. vị trí ở tế bào chất (ti thể, lạp thể)

B. kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau

C. Vai trò của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau.

D. Được di truyền theo dòng mẹ.

Câu 4. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là?

A. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.

B. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong các hoạt động sống

C. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài ăn lẫn nhau trong các hoạt động sống.

D. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống.

Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?

(1) Tự tỉa cành ở thực vật.

(2) Ăn thịt đồng loại.

(3) Cạnh tranh sinh học cùng loài.

(4) Quan hệ cộng sinh.

(5) Ức chế cảm nhiễm.

A. 1, 2, 3      

B. 4, 5          

C. 3, 4, 5      

D. 1, 3, 4, 5

Câu 6. Những loài thường chỉ có mặt trong một kiểu quần xã nhất định được gọi là gì?

A. Loài đặc trưng

B. Loài ưu thế

C. Loài chủ chốt

D. Loài yếu thế

Câu 7. Hệ sinh thái tự nhiên nhận năng lượng từ:

A. Ánh sáng mặt trời

B. Khí hậu

C. Gió

D. Điện

Câu 8. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú.

B. Rừng cây ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định là một quần xã.

C. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

D. Các loài sinh vật trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang.

Câu 9. Tiến hóa hóa học là quá trình hình thành:

A. Tế bào sơ khai

B. Các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ

C. Tế bào nhân thực

D. Hóa thạch cổ

Câu 10. Cho các quá trình sau:

(1) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao hồ, đầm lầy 

(2) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt

(3) Khai thác các cây gỗ già, săn bắt các động vật ốm yếu ở rừng

(4) Đổ thuốc sâu, chất độc hóa học xuống ao nuôi cá, đầm nuôi tôm.

Số quá trình sẽ không dẫn đến diễn thế sinh thái là: 

A.3                          B.1                          C.2                          D.4 

Câu 11: Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 

 Tech12h

  1. Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.
  2. Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.
  3. Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.
  4. Loài B có thường xu hướng tiêu diệt loài A.
  5. Mối quan hệ giữa 2 loài A và B được xem là động lực cho quá trình tiến hóa.

A.1                       B.2                          C. 3                         D. 4

Câu 12: Mục tiêu chính của sinh thái học phục hồi là:

A. Tăng dân số sinh vật.

B. Khôi phục cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái.

C. Tăng tốc độ sinh trưởng của thực vật.

D. Tạo ra hệ sinh thái nhân tạo.

Câu 13: Giai đoạn tiến hóa hình thành tế bào sơ khai gọi là:

A. Tiến hóa hóa học

B. Tiến hóa sinh học

C. Quá trình địa chất

D. Tiến hóa tiền sinh học

Câu 14. Giả sử phát hiện một hóa thạch vi sinh vật có tuổi 3,6 tỉ năm. Điều này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho quá trình nào trong lịch sử sự sống?

A. Tiến hóa hóa học.

B. Tiến hóa tiền sinh học.

C. Sự phát sinh tế bào nhân sơ đầu tiên.

D. Sự hình thành tế bào nhân thực.

Câu 15. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, các tế bào sơ khai được hình thành là kết quả của:

A. Sự nhân đôi ADN

B. Sự phân chia tế bào

C. Sự bao bọc các phân tử hữu cơ trong màng

D. Sự tiến hóa từ tế bào nhân thực

Câu 16. Diễn thế ở một đầm nước nông diễn ra thế nào?

A. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau →Đáy đầm bị nông đần có cỏ và cây bụi → Vùng đất trũng có các loài thực vật sống → Rừng cây bụi và cây gỗ.

B. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau → Đáy đầm bị nông đần có các loài thực vật sống → Vùng đất trũng có cỏ và cây bụi → Rừng cây bụi và cây gỗ.

C. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có các loài thực vật sống → Đáy đầm bị nông đần có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau → Vùng đất trũng có cỏ và cây bụi → Rừng cây bụi và cây gỗ.

D. Một đầm nước mới xây dựng → Trong đầm có các loài thực vật sống → Đáy đầm bị nông đần có nhiều loài thủy sinh của các tầng nước khác nhau → Vùng đất trũng có cỏ và cây bụi → Rừng cây bụi và cây gỗ.

Câu 17. Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?

A. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.

B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.

C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.

D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.

Câu 18. Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều

A. Đàn gà rừng.                                          B. Các loài sò sống trong phù sa.

C. Các loài sâu trên tán cây rừng.                D. Cây thông trong rừng

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Khi nói về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp:

a. Quá trình đột biến làm phát sinh các đột biến có lợi. 

b. Quá trình đột biến và quá trình giao phối tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. 

c. Quá trình chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá.

d. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen. 

Câu 2. Quan sát biểu đồ hai loài chim di cư đến sống trên cùng một đảo, ban đầu người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (a), sau một thời gian sinh sống người ta ghi nhận được ổ sinh thái của 2 loài theo hình (b).

 Tech12h

Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?

a) Trong giai đoạn đầu, hai loài này có thể đã sử dụng cùng một loại thức ăn.

b) Sau một thời gian sống chung, ổ sinh thái của mỗi loài đều bị thu hẹp.

c) Kích thước quần thể mỗi loài tăng mạnh trong giai đoạn đầu

d) Trong giai đoạn sau, mỗi loài đều có khả năng đạt đến kích thước quần thể tối đa và không bao giờ xảy ra sự cạnh tranh.

Câu 3. Khi nói về Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, các khẳng định sau đây đúng hay sai?

a) Sơ đồ cây sự sống thể hiện mối quan hệ tiến hóa giữa các loài sinh vật.

b) Loài người hiện đại xuất hiện từ đầu đại Trung Sinh.

c) Tiến hóa tiền sinh học diễn ra trước tiến hóa hóa học.

d) Các tế bào sơ khai có thể tự nhân đôi và phát triển thành tế bào nhân sơ.

Câu 4. Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, các kết luận sau đây là đúng hay sai?

a) Độ đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

b) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

c) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.

d) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Hóa thạch cổ nhất của sự sống được phát hiện có niên đại bao nhiêu tỉ năm?

Câu 2: Cho các nhận định sau:

1. Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ triệt để mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là điễn thế nguyên sinh.

2. Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà diễn thế nguyên sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.

3. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã chỉ là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật, diễn thế sinh thái xảy ra chủ yếu do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh.

4. Dù cho nhóm loài ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài nào có khả năng cạnh tranh với nó.

5. Nhờ nghiên cứu diễn thế sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

6. Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh.

Các  nhận định sai là:    (ghi thứ tự các nhận định sai từ nhỏ đến lớn: 123, 125, 234,...)

Câu 3. Có bao nhiêu tượng sau đây không thuộc quan hệ đấu tranh cùng loài?

(1) Tự tỉa cành ở thực vật.

(2) Ăn thịt đồng loại.

(3) Cạnh tranh sinh học cùng loài.

(4) Quan hệ cộng sinh.

(5) Ức chế cảm nhiễm.

Câu 4. Cho các dữ liệu sau:

(1) Sinh vật bằng đá được tìm thấy trong lòng đất.

(2) Xác của các Pharaoh trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn bảo quản tương đối nguyên vẹn.

(3) Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc.

(4) Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà.

(5) Rìu bằng đá của người cổ đại.

Có bao nhiêu dữ liệu được gọi là hóa thạch?

Câu 5: Một quần thể có 600 cá thể, trong đó có 240 con non, 240 con đang sinh sản, và 120 con sau sinh sản. Tỉ lệ cá thể đang sinh sản là:

Câu 6. Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào trong thiên nhiên?

  1. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.

  2. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa.

  3. Không lấy trứng rùa.

  4. Chỉ khai thác rùa trong thời gian sinh sản.

(Ghi thứ tự các biện pháp từ nhỏ đến lớn, VD: 123, 234, 125…)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Sinh học 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay