Đề thi giữa kì 1 hoá học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Hoá học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C4H8O2?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2. Amine là dẫn xuất của
A. methane.
B. ammonia.
C. ethanol.
D. acetic acid.
Câu 3. Chất nào sau đây thuộc loại amine bậc một?
A. CH3NHCH3.
B. CH3NH2.
C. (CH3)3N.
D. CH3CH2NHCH3.
Câu 4. Glucose và fructose thuộc loại carbohydrate nào sau đây?
A. Monosaccharide.
B. Disaccharide.
C. Polysaccharide.
D. Oligosaccharide.
Câu 5. Hợp chất nào sau đây là amino acid?
A. H2NCH2COOCH3.
B. CH3NHCH2CH3.
C. H2NCH2COOH.
D. HOCH2COOH.
Câu 6. Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí đặc trưng của amino acid?
A. Nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Không hòa tan trong nước.
C. Là chất khí ở nhiệt độ phòng.
D. Có độc tính rất cao.
Câu 7. Chất giặt rửa tổng hợp chủ yếu được sản xuất từ
A. mỡ động vật.
B. dầu thực vật.
C. quả bồ kết, bồ hòn.
D. dầu mỏ.
Câu 8. Glucose quan trọng đối với cơ thể sống vì nó
A. là nguồn cung cấp nước và carbon dioxide.
B. cung cấp năng lượng cho quá trình sinh hóa tế bào.
C. xúc tác cho các quá trình sinh hóa.
D. làm giảm quá trình oxi hóa của gốc tự do.
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1) Saccharose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra maltose.
(3) Maltose có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Saccharose được cấu tạo từ hai gốc -glucose và -fructose.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Chất nào sau đây được sử dụng làm xà phòng?
A. CH3COOK.
B. C15H31COONa.
C. CH3[CH2]11OSO3Na.
D. C15H31COONH3.
Câu 11. Chất nào sau đây không tan trong nước lạnh?
A. Tinh bột.
B. Fructose.
C. Saccharose.
D. Glucose.
Câu 12. Công thức phân tử nào biểu diễn chung cho cả tinh bột, cellulose và glucose?
A. Cn(H2O)m.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. C6H12O6.
Câu 13. Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. (CH3COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C15H31COO)3C3H5.
Câu 14. Để xà phòng hóa hoàn toàn 52,8 gam hỗn hợp hai ester no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau cần vừa đủ 600 ml dung dịch KOH 1M. Biết cả hai ester này đều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức ester là
A. C2H5COOC2H5 và C3H7COOCH3.
B. C2H5COOH và CH3COOC2H5.
C. HCOOC4H9 và CH3COOC3H7.
D. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7.
Câu 15. Gian thương thường bơm bột rong vào tôm và đem đi tiêu thụ. Hóa chất dùng để nhận ra tôm tiêm bột và tôm không tiêm bột là
A. dung dịch bromine.
B. O3.
C. dung dịch iodine.
D. Cu(OH)2.
Câu 16. Một nhà máy sản xuất rượu vang sử dụng 500 kg nho cho một mẻ lên men. Khối lượng ethanol thu được là bao nhiêu? (Giả thiết hiệu suất phản ứng lên men đạt 100% trong mỗi kg nho chứa 200 g glucose).
A. 50 kg.
B. 51 kg.
C. 52 kg.
D. 55 kg.
Câu 17. Cho các chất: C6H5NH2, CH3CH2NHCH3, CH3CH2CH2NH2, CH3NH2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. CH3CH2CH2NH2 bị khử nitrous acid ở nhiệt độ thấp thành C2H5OH.
B. Trong dãy trên có 2 amine bậc hai.
C. Trong dãy trên có 2 amine làm xanh quỳ tím ẩm.
D. Trong dãy trên có 2 chất là đồng phân về bậc amine.
Câu 18. Peptide là các hợp chất hữu cơ được tạo thành từ các
A. đơn vị glucose.
B. acid béo.
C. đơn vị -amino acid.
D. đơn vị hydrocarbon.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. a) Một số ester có mùi thơm, không độc, được dùng làm hương liệu trong công nghiệp thực phẩm, mĩ phẩm,…
b) Cho dầu ăn vào nước, lắc đều, sau đó thu được dung dịch đồng nhất.
c) Xà phòng bị giảm hoặc mất tác dụng tẩy rửa khi dùng nước cứng vì gốc acid béo dễ kết tủa với cation Ca2+, Mg2+.
d) C4H10O có số đồng phân alcohol bằng số đồng phân amine của C4H11N.
Câu 2. a) Tên thay thế của amine CH3-NH-CH2-CH2-CH3 là methylpropylamine.
b) Dung dịch aniline làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
c) Amino acid vừa phản ứng được với acid mạnh, vừa phản ứng được với base mạnh. Đ
d) Amino acid X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hydrocarbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 g muối. Tên gọi của X là alanine.
Câu 3. a) Saccharose thường được tìm thấy trong cây lúa mì.
b) Maltose có thể phản ứng với thuốc thử Tollens và làm mất màu nước bromine.
c) Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là 16,8.
d) Maltose và cellobiose là hai disaccharide có cấu trúc như sau:
Maltose | Cellobiose |
Chỉ có maltose mới có khả năng cung cấp glucose làm chất dinh dưỡng cho con người vì cơ thể chúng ta có enzyme để thủy phân liên kết -glycoside.
Câu 4. a) Phân tử amylose có cấu tạo không phân nhánh.
b) Protein không thể đóng vai trò như một xúc tác trong các phản ứng hóa học.
c) Có thể quan sát được hiện tượng đông tụ khi nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào trong dung dịch lòng trắng trứng.
d) Methyl -glucoside và methyl -glucoside có tham gia phản ứng với thuốc thử Tollens.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 (Nếu có kết quả tính toán làm tròn đến hàng phần mười).
Câu 1. Số đồng phân amine bậc 2 của chất có công thức phân tử C4H11N là bao nhiêu?
Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 450 gam protein A thu được 135 gam glycine. Nếu phân tử khối của A là 50 000 thì số mắt xích glycine trong phân tử A là bao nhiêu?
Câu 3. Cho một số tính chất sau:
(1) Polysaccharide.
(2) Khối tinh thể không màu.
(3) Khi thủy phân tạo thành glucose và frutose.
(4) Tham gia phản ứng tráng gương.
(5) Phản ứng với Cu(OH)2.
Có bao nhiêu tính chất của saccharose?
Câu 4. Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hết lượng triglycerid có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số ester hóa của loại chất béo đó. Tính chỉ số ester của một loại chất béo chứa 65% tristearin và 23% triolein.
Câu 5. Quá trình quang hợp tạo ra lương thực, cân bằng CO2 và O2 trong khí quyển. Giả thiết quá trình quang hợp tạo ra tinh bột trong hạt gạo như sau:
6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6NO2
Trên một thửa ruộng 720 m2, mỗi vụ sản xuất ra 324 kg gạo (chứa 80% tinh bột), đồng thời đã hấp thụ V m3 khí CO2 (quy về đkc). Xác định trị của V.
Câu 6. Khi xà phòng hóa triglycerid X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được xà phòng gồm hỗn hợp ba muối sodium oleate, sodium stearate và sodium palmitate. Có bao nhiêu số đồng phân cấu tạo có thể có của X?
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức hóa học | 11 | 3 | 2 | 1 | 1 | 1 | |||
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | 1 | 3 | |||||||
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 4 | 2 | 5 | 3 | 1 | ||
TỔNG | 13 | 1 | 4 | 3 | 7 | 6 | 4 | 2 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức hóa học | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: ESTER – LIPID. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA | 5 | 3 | 2 | |||||||
Bài 1. Ester - Lipid | Nhận biết | - Xác định số công thức ester. - Nhận biết chất béo. - Tính chất vật lí của ester. | 2 | 1 | C1; C13 | C1a | ||||
Thông hiểu | Tính chất hóa học của chất béo. | Tính chỉ số ester của chất béo. | 1 | 1 | C1b | C4 | ||||
Vận dụng | Phản ứng thủy phân ester trong môi trường base. | 1 | C14 | |||||||
Bài 2. Xà phòng và chất giặt rửa | Nhận biết | Nhận biết chất được sử dụng làm xà phòng. | 1 | C10 | ||||||
Thông hiểu | - Sản xuất chất giặt rửa tổng hợp. - Phản ứng xà phòng hóa chất béo. | 1 | 1 | C7 | C6 | |||||
Vận dụng | Cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống. | 1 | C1c | |||||||
CHƯƠNG 2: CARBOHYDRATE | 7 | 5 | 2 | |||||||
Bài 3. Glucose và fructose | Nhận biết | Phân loại carbohydrate. | Ứng dụng của glucose. | Tính chất của nhóm -OH hemiketal. | 2 | 1 | C4; C8 | C4d | ||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Tính khối lượng ethanol thu được qua phản ứng lên men glucose. | 1 | C16 | |||||||
Bài 4. Saccharose và maltose | Nhận biết | Trạng thái tự nhiên của saccharose. | 1 | C3a | ||||||
Thông hiểu | Tính chất của maltose. | 1 | C3b | |||||||
Vận dụng | Tính chất saccharose và maltose. | Tính chất saccharose và maltose. | 1 | 1 | 1 | C9 | C3d | C3 | ||
Bài 5. Tinh bột và cellulose | Nhận biết | - Trạng thái tự nhiên của cellulose. - Công thức phân tử của tinh bột. - Tính chất hóa học cơ bản của tinh bột và cellulose. | 3 | C11; C12; C15 | ||||||
Thông hiểu | Cấu tạo của tinh bột. | Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh. | 1 | 1 | C4a | C5 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
CHƯƠNG 3: HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN | 6 | 8 | 2 | |||||||
Bài 6. Amine | Nhận biết | - Khái niệm amine. - Bậc amine. - Gọi tên một số amine đơn giản. | 2 | 1 | C2; C3 | C2a | ||||
Thông hiểu | - Tính chất hóa học của nhóm NH2. - Xác định số đồng phân amine. | 1 | 1 | C2b | C1 | |||||
Vận dụng | - Chọn phát biểu đúng về amine. - Xác định đồng phân amine. | 1 | 1 | C17 | C1d | |||||
Bài 7. Amino acid và peptide | Nhận biết | - Nhận biết chất là amino acid. - Tính chất đặc trưng của amino acid. - Khái niệm và cấu tạo peptide. | 3 | C5; C6; C18 | ||||||
Thông hiểu | Tính chất của amino acid | 1 | C2c | |||||||
Vận dụng | Phản ứng thủy phân peptide. | Tính lưỡng tính của amino acid. | 2 | C2d; C3c | ||||||
Bài 8. Protein và enzyme | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Vai trò của protein trong phản ứng sinh hóa. | 1 | C4b | |||||||
Vận dụng | - Tính chất protein. - Xác định số mắt xích trong protein. | 1 | 1 | C4c | C2 |