Đề thi giữa kì 2 hoá học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Hoá học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na (Z = 11) là

  1. 3s1.                  B. 3s2.                   C. 3s23p1.              D. 3p1.

Câu 2. Kim loại nào sau đây không được tái chế trong công nghiệp?

A. K.                     B. Al.                    C. Fe.                    D. Cu.

Câu 3. Hai nguyên tố kim loại phổ biến trong vỏ Trái Đất là

  1. Mg, Ca.            B. Na, Ca.              C. Au, Ag.             D. Al, Fe.

Câu 4. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A. Na.                   B. Pb.                    C. Hg.                   D. W.

Câu 5. Khi kim loại bị ăn mòn, luôn xảy ra quá trình nào sau đây?

A. Oxi hóa kim loại thành ion kim loại.                                       

B. Khử anion kim loại thành kim loại.

C. Khử nitrogen trong không khí.                                               

D. Khử kim loại thành anion kim loại.

Câu 6. Tính chất hóa học chung của kim loại kiềm là

A. tính acid.                                       B. tính base.

C. tính oxi hóa.                                   D. tính khử.

Câu 7. Trường hợp nào sau đây kim loại bị phá hủy chủ yếu do ăn mòn hóa học?

A. Thiết bị làm bằng thép trong lò đốt lâu ngày bị phá hủy.

B. Thép xây dựng bị gỉ khi để lâu ngày trong không khí ẩm.

C. Ống nước làm bằng gang bị gỉ khi chôn dưới đất lâu ngày.

D. Vỏ tàu biển làm bằng thép bị gỉ sau một thời gian sử dụng.

Câu 8. Các kim loại Cu, Al thường được sử dụng sản xuất dây dẫn điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất nào sau đây của chúng?

A. Có nhiệt độ nóng chảy cao.                                          

B. Tính dẫn nhiệt.

C. Tính dẫn điện.                                

D. Có ánh kim.

Câu 9. Các tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính dẻo và tính ánh kim đều có sự tham gia của thành phần nào sau đây?

A. Các ion dương.

B. Các ion dương.

C. Hạt nhân nguyên tử.

D. Các electron tự do.

Câu 10. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron ở lớp ngoài cùng?

A. 11Na.                 B. 12Mg.                C. 13Al.                  D. 1H.

Câu 11. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại từ hợp chất của chúng là

A. khử cation kim loại thành kim loại.                               

B. oxi hóa ion kim loại thành anion kim loại.

C. oxi hóa anion kim loại thành ion kim loại.                                         

D. khử kim loại thành ion kim loại.

Câu 12. Kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng là

A. Fe.                    B. Cu.                   C. Sn.                    D. Ca.

Câu 13. Thành phần nào sau đây không có trong mạng tinh thể kim loại?

A. Ion kim loại.                                   B. Electron.

C. Nguyên tử kim loại.                        D. Acid hữu cơ.

Câu 14. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số electron lớp ngoài cùng ít nhất?

A. C (Z = 6).          B. K (Z = 19).        C. O (Z = 8).          D. F (Z = 9).

Câu 15. _______ là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của các chất trong môi trường, trong đó kim loại bị oxi hóa. 

A. Khử.                                              B. Tạo phức.

C. Ăn mòn kim loại.                            D. Tạo thành hợp chất hữu cơ.

Câu 16. Cho các phản ứng:

Cu(s) + 2AgNO3(aq) → Cu(NO3)2(aq) + 2Ag(s)                 (1)

Fe(s) + Cu(NO3)2(aq) → Fe(NO3)2(aq) + Cu(s)                  (2)

Từ hai phản ứng trên, hãy cho biết khẳng định nào sau đây đúng.

A. Tính oxi hóa của Fe2+ > Cu2+ > Ag+.          

B. Tính khử của kim loại Fe > Cu > Ag.                   

C. Kim loại Fe oxi hóa được Cu2+ thành kim loại Cu.          

D. Ion Ag+ khử được kim loại Cu thành ion Cu2+.

Câu 17. Vàng (Au) tồn tại trong tự nhiên ở dạng đơn chất. Tuy nhiên, hàm lượng Au trong quặng hoặc trong đất thường rất thấp vì vậy rất khó tách Au bằng phương pháp cơ học. Trong công nghiệp, người ta tách vàng từ quặng theo sơ đồ sau: Quặng chứa vàng HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO…………………………………….. TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠOThành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN 1PHẦN 2PHẦN 3Nhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụng1. Nhận thức hóa học11  321 112. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học1   3    3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học114 25 31TỔNG1314376 42   TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025) K[Au(CN)2](aq) HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO…………………………………….. TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠOThành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN 1PHẦN 2PHẦN 3Nhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụng1. Nhận thức hóa học11  321 112. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học1   3    3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học114 25 31TỔNG1314376 42   TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025) Au(s). Phương pháp điều chế kim loại nào đã được sử dụng trong quá trình sản xuất vàng theo sơ đồ trên?

A. Thủy luyện.                                   B. Nhiệt luyện.

C. Điện phân.                                     D. Chiết.

Câu 18. Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, không có màng ngăn để sản xuất hóa chất nào sau đây?

A. Soda.                                             B. Baking soda.               

C. Xút công nghiệp.                            D. Nước Javel.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Kim loại có nhiều ứng dụng trong thực tế nhờ các tính chất vật lí chung nổi trội của chúng như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kim.

  1. Do kim loại nhôm dẫn điện tốt nhất trong các kim loại nên nhôm thường được dùng để chế tạo dây cáp dẫn điện. 

  2. Khi đốt kim loại như Mg, Fe,… trong khí Cl2 xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học. 

  3. Kim loại dẫn điện được là do trong tinh thể kim loại, các anion kim loại chuyển động mang năng lượng từ vùng có nhiệt độ cao tới vùng có nhiệt độ thấp. 

  4. Các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp do có liên kết kim loại yếu.

Câu 2. Thực hiện thí nghiệm đốt cháy kim loại kiềm (M) trong khí oxygen: Cho mỗi mẩu kim loại Li, Na và K vào các muôi sắt, hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đưa nhanh vào các bình tam giác chịu nhiệt chứa khí oxygen.

  1. Các kim loại bốc cháy với mức độ tăng dần: Li, Na và K.

  2. Kim loại Li phản ứng cháy nhanh nhất.

  3. K không bị ăn mòn hóa học.

  4. Hợp kim của kim loại kiềm thường được sử dụng làm vỏ máy bay do không tác dụng với nước.

Câu 3. Hợp kim duralumin được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay.

  1. Hợp kim duralumin là hợp kim của lithium.

  2. Đặc điểm của hợp kim duralumin là nhẹ, bền cơ học.

  3. Hợp kim duralumin được sản xuất bằng cách nấu chảy quặng halite.

  4. Hợp kim duralumin có tính khử mạnh nhất trong số các hợp kim của kim loại kiềm nên bền trong nước.

Câu 4. Điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn bão hòa trong nước là công đoạn chính của quy trình sản xuất chlorine – kiềm.

  1. Một trong những sản phẩm của công nghiệp chlorine – kiềm là sodium hydroxide. 

  2. Dung dịch sau điện phân có lẫn NaCl dư.

  3. Kim loại sodium thu được ở cathode.

  4. Cứ 0,1 mol NaCl điện phân hoàn toàn thu được 0,4 mol khí.

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. 

Câu 1. Cho các kim loại sau: Ca, Mg, Fe, Zn, Sn, Na, K, có bao nhiêu kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

Câu 2. Trong công nghiệp sản xuất gang ở nước ta hiện nay, muốn sản xuất ra 1 tấn gang cần phải sử dụng 1,7 đến 1,8 tấn quặng sắt; 0,6 đến 0,7 tấn đá vôi làm chất trợ dung; 0,6 đến 0,8 tấn than cốc. Giả thiết trong đá vôi CaCO3 chiếm 97% khối lượng và 90% than cốc chuyển hóa thành CO2. Trong điều kiện sản xuất như trên, khi sản xuất được 1 tấn gang, nhà máy đã thải ra môi trường tối thiểu bao nhiêu m3 khí CO2 ở điều kiện chuẩn? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)  

Câu 3. Cho 1,035 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,558 lít khí hydrogen (ở đkc). Xác định kim loại kiềm.

Câu 4. Để bảo vệ vật bằng thép khỏi bị ăn mòn điện hóa, trong thực tế người ta đã thực hiện một số cách sau:

  1. Sơn kín bề mặt cánh cửa làm bằng thép.

  2. Tráng kẽm lên tấm thép mỏng khi sản xuất tôn.

  3. Gắn một số tấm kẽm lên vỏ tàu làm bằng thép.

  4. Cho dầu mỡ lên các ốc vít trên đường ray.

Có bao nhiêu cách sử dụng phương pháp bảo vệ bề mặt?

Câu 5. Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Xác định giá trị của m.

Câu 6. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,744 lít khí H2 (đkc). Cần bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để trung hòa hết một phần ba dung dịch A?
 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

……………………………………..


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN 1

PHẦN 2

PHẦN 3

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

1. Nhận thức hóa học

11

3

2

1

1

1

2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

1

3

3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

1

4

2

5

3

1

TỔNG

13

1

4

3

7

6

4

2


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024 – 2025)

MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức hóa học

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

CHƯƠNG 6: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

16

8

4

Bài 14.

Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại 

Nhận biết

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại.

- Thành phần không có trong mạng tinh thể.

- Tính chất vật lí của kim loại.

Ứng dụng tính chất của kim loại vào thực tế.

Xác định nguyên tử của nguyên tố có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

5

1

C1, C4, C8, C10, C13

C1a

Vận dụng

Giải thích tính dẫn điện của kim loại.

Ứng dụng tính chất hóa học của kim loại vào giải bài toán.

- Xác định nguyên tử của nguyên tố có số electron ở lớp ngoài cùng ít nhất.

- Ứng dụng tính chất vật lí của kim loại.

- Tính khử của kim loại.

- Xác định số mol sản phẩm thu được của phản ứng.

3

2

1

C9, C14,

C16

C1c, C4d

C5

Bài 15.

Các phương pháp tách kim loại 

Nhận biết

- Tái chế kim loại.

- Dạng tồn tại của kim loại.

- Nguyên tắc điều chế kim loại từ hợp chất.

- Xác định kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

4

C2; C3; C11; C12

Thông hiểu

Xác định kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.

1

 

C1

Vận dụng

- Phương pháp điều chế kim loại.

- Xác định lượng khí thải trong quá trình sản xuất gang.

1

1

C17

C2

Bài 16.  

Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại

Nhận biết

- Quá trình xảy ra khi kim loại bị ăn mòn.

- Khái niệm ăn mòn kim loại.

2

C5; C15

Thông hiểu

Đặc điểm của hợp kim duralumin.

- Xác định loại ăn mòn kim loại.

- Xác định quá trình ăn mòn ứng với các kim loại.

3

 

C1b; C2c; C3b

Vận dụng

- Ứng dụng của hợp kim.

- Trường hợp xảy ra ăn mòn hóa học.

- Phương pháp bảo vệ bề mặt.

Sản xuất duralumin.

1

2

1

C7

C2d; C3c

C4

CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM IA VÀ NHÓM IIA

2

8

2

Bài 17. Nguyên tố nhóm IA

Nhận biết

- Tính chất hóa học của kim loại kiềm.

- Ứng dụng của phản ứng điện phân NaCl bão hòa, không màng ngăn.

- Sắp xếp mức độ hoạt động của kim loại.

- Xác định kim loại cơ bản của hợp kim.

2

2

C6; C18

C2a; C3a

Thông hiểu

Xác định kim loại phản ứng nhanh nhất trong thí nghiệm.

Sản phẩm của công nghiệp chlorine – kiềm.

- Xác định thể tích HCl cần dùng trong phản ứng.

- Xác định sản phẩm của phản ứng.

3

1

C2b; C4a; C4b

C6

Vận dụng

Xác định kim loại kiềm.

- Giải thích tính chất của kim loại nhóm IA.

- Giải thích tính chất của hợp kim.

- Xác định điện cực xuất hiện sản phẩm.

3

1

C1d; C3d; C4c

C3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hóa học 12 Chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay