Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo

Trắc nghiệm chuyên đề Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Trắc nghiệm có 4 phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn Hoá học 12 chân trời sáng tạo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 4: CÔNG NGHIỆP SILICAT

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Thành phần chính của thủy tinh thông thường là hỗn hợp của

A. sodium silicate, sodium carbonate và silicon dioxide.

B. sodium silicate, calcium silicate và silicon dioxide.

C. sodium carbonate và calcium silicate.

D. calcium silicate và carbon dioxide. 

Câu 2: Đồ gốm được tạo thành chủ yếu từ loại nguyên liệu nào dưới đây?

A. Gỗ.

B. Kim loại.

C. Thủy tinh.

D. Đất sét. 

Câu 3: Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?

A. Sản xuất đồ gốm.

B. Sản xuất xi măng.

C. Sản xuất thủy tinh hữu cơ.

D. Sản xuất thủy tinh. 

Câu 4: Gốm gồm những loại nào sau đây?

A. Gạch, ngói, sành, sứ.

B. Gạch, sành, đất sét.

C. Gạch, sứ, thủy tinh.

D. Sành, sứ, kim loại. 

Câu 5: Xi măng Portland là vật liệu ở dạng nào?

A. Dạng cốm.

B. Dạng viên.

C. Dạng bột mịn.

D. Dạng đá. 

Câu 6: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của thủy tinh thông thường?

A. Dẫn điện, hút ẩm.

B. Không gỉ, không bị acid ăn mòn.

D. Trong suốt, không cháy.

D. Dễ vỡ, không gỉ. 

Câu 7: Thành phần chủ yếu của xi măng Portland bao gồm các oxide nào dưới đây?
A. CaO, Fe2O3, Al2O4, SiO2.

B. NaCl, KCl, MgCl2,HCl.

C. CaCO3, Fe2O3, Al(OH)3, SiO2.

D. NaOH, KOH,Mg(OH)2,H2O.

Câu 8: Thành phần nào dưới đây là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất thủy tinh?

A. Fe2O3.

B. Cát.

C. CO2.

D. CO.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU) 

Câu 1: Loại acid nào dưới đây gây ăn mòn thủy tinh?

A. Nitric acid.

B. Sulfuric acid.

C. Hydrofluoric acid. 

D. Acetic acid. 

Câu 2: Quá trình nào là bước đầu tiên trong phương pháp sản xuất thủy tinh?

A. Giảm nhiệt.

B. Tạo phôi.

C. Nấu chảy thủy tinh.

D. Chuẩn bị và gia công nguyên liệu. 

Câu 3: Trước khi được tạo hình, nguyên liệu sản xuất gốm phải trải qua công đoạn gì?
A. Nung sản phẩm.

B. Chọn và xử lí nguyên liệu.

C. Sấy/phơi khô sản phẩm.

D. Trang khí hoa văn.

Câu 4: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất cơ bản của vật liệu gốm? 

A. Độ cứng cao và độ chịu nén cao.

B. Bề mặt có tính trượt và chịu mài mòn.

C. Độ bền nhiệt thấp và dễ bị ăn mòn.

D. Đa số có tính cách điện. 

Câu 5: Trong quy trình sản xuất xi măng, sản phẩm thu được ở lò quay được gọi là gì?

A. Clinker.

B. Thạch cao. 

C. Xi măng.

D. Đất sét. 

Câu 6: Giai đoạn nào trong quy trình sản xuất xi măng đảm bảo quy trình khép kín và nhiệt độ tốt để sấy xi măng đạt chuẩn?

A. Giai đoạn khai thác và gia công nguyên liệu.

B. Giai đoạn nung hỗn hợp trong lò quay. 

C. Giai đoạn nghiền phối liệu.

D. Giai đoạn làm mát và nghiền sản phẩm. 

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Trong quá trình sản xuất thủy tinh, tại sao sản phẩm thủy tinh được đưa vào lò ủ?

A. Để sản phẩm thủy tinh nhanh giảm nhiệt, tạo độ bền. 

B. Để thủy tinh có màu sắc đồng đều. 

C. Để tạo ra độ bóng cho thủy tinh. 

D. Để tạo ra các kết cấu đặc biệt trên bề mặt của thủy tinh.

Câu 2: Một loại thủy tinh pha lê có thành phần: 7,123% Na; 32,093% Pb; thành phần còn lại là silicon dioxide. Công thức hóa học của thủy tinh pha lê này được biểu diễn dưới dạng các hợp chất oxide là

A. Na2O.3PbO.6SiO2.

B. Na2O.PbO.5SiO2.

C. Na2O.PbO.6SiO2.

D. Na2O.6PbO.SiO2.

Câu 3: Thành phần chính của một loại cao lanh (đất sét) chứa: Al2O3, SiO2 và H2O với tỉ lệ khối lượng lần lượt là: 0,3953: 0,4651: 0,1395. Công thức hóa học đúng của loại cao lanh này là

A. 2Al2O3.3SiO2.H2O.

B. Al2O3.2SiO2.2H2O.

C. Al2O3.3SiO2.5H2O.

D. 3Al2O3.2SiO2.4H2O.

Câu 4: Mô tả quá trình sản xuất xi măng từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng bằng cách sắp xếp các giai đoạn sau theo đúng thứ tự:

I. Làm mát và nghiền sản phẩm.

II. Nung hỗn hợp trong lò quay.

III. Đóng bao và vận chuyển.

IV. Khai thác và gia công nguyên liệu.

V. Nghiền phối liệu. 

Sắp xếp đúng thứ tự từ giai đoạn đầu tiên đến cuối cùng là

A. IV, V, I, II, III.

B. III, I, IV, V, II.

C. I, III, II, IV, V.

D. IV, V, II, I, III.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong quá trình sản xuất thủy tinh, tại sao thủy tinh thường được nung ở nhiệt độ cao?

A. Để thủy tinh tan chảy và có thể tạo hình.

B. Để thủy tinh trở nên mềm dẻo hơn.

C. Để thủy tinh có màu sắc đẹp hơn.

D. Để thủy tinh có độ bền cao hơn.

Câu 2: Tại sao vật liệu gốm không biến dạng nhưng lại rất dễ vỡ khi va chạm? 

A. Do tính chất trượt của bề mặt.

B. Do độ cứng và độ chịu nén cao.

C. Do không bị ăn mòn.

D. Do cấu trúc tinh thể không đều. 

 

 

Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo

Đang liên tục được cập nhật.....

=> Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo, đề trắc nghiệm hoá học chuyên đề 12 chân trời sáng tạo có đáp án, trắc nghiệm hoá học 12 chuyên đề chân trời trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập hoá học 12 CTST

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay