Đề thi giữa kì 1 hoá học 12 chân trời sáng tạo (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Hoá học 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Số ester có cùng công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 2. Amine nào sau đây ở trạng thái lỏng ở nhiệt độ phòng?
A. Methylamine.
B. Ethylamine.
C. Dimethylamine.
D. Aniline.
Câu 3. Amine nào sau đây là amine bậc hai?
A. CH3CH2CH2NH2.
B. CH3CH(NH2)CH3.
C. CH3NHCH2CH3.
D. (CH3)3N.
Câu 4. Công thức phân tử chung của glucose và fructose là
A. C6H10O5.
B. C6H12O6.
C. C5H10O5.
D. C12H22O11.
Câu 5. H2N-CH2-COOH tồn tại chính ở dạng
A. phân tử trung hòa.
B. ion lưỡng cực.
C. cation.
D. anion.
Câu 6. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học đặc trưng của amino acid?
A. Tính oxi hóa mạnh.
B. Tính khử mạnh.
C. Tính lưỡng tính.
D. Tính acid mạnh.
Câu 7. Sản phẩm của phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất xà phòng?
A. Thủy phân tinh bột.
B. Thủy phân ester có mạch carbon ngắn (<12C) bằng dung dịch NaOH.
C. Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật bằng dung dịch NaOH.
D. Thủy phân dầu thực vật hoặc mỡ động vật trong môi trường acid.
Câu 8. Nồng độ glucose trong máu là 6 mmol/L có nghĩa 1 dL máu chứa bao nhiêu mg glucose?
A. 1 080,0.
B. 108,0.
C. 10 800,0.
D. 10,8.
Câu 9. Saccharin (đường hóa học) có công thức cấu tạo như sau:
Vị ngọt của nó giống như đường trong mía, củ cải,… Nếu saccharose có độ ngọt 1,45 thì saccharin có độ ngọt lên tới 435. Vì thế chỉ cần một lượng nhỏ, nó đã làm cho thực phẩm như bánh kẹo, đồ uống, kể cả trong dược phẩm, kem đánh răng,… có vị ngọt đáng kể. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu dưới đây?
(1) Saccharin là một loại saccharide.
(2) Công thức phân tử của saccharin là C7H5O3NS.
(3) Saccharin có tính chất giống saccharose, chỉ khác nhau về độ ngọt.
(4) Có thể thay thế saccharin cho saccharose vì nó có lợi về kinh tế hơn rất nhiều và có giá trị dinh dưỡng cao.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 10. Dung dịch nào sau đây là chất giặt rửa tự nhiên?
A. Nước quả cam.
B. Nước quả chanh.
C. Nước quả bồ kết.
D. Nước quả dâu.
Câu 11. Tinh bột có nhiều trong các loại
A. ngô, khoai, sắn, chuối xanh.
B. bông, đay, gỗ, rơm.
C. mía, củ cải, rau xanh.
D. nho, mật ong, mì, gạo.
Câu 12. Tinh bột và cellulose là hai polymer có nguồn gốc tự nhiên. Ta có thể dùng kết luận nào sau đây để chứng tỏ cả hai chất đều có công thức (C6H10O5)n?
A. Đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 6 : 5.
B. Sản phẩm của phản ứng thủy phân hoàn toàn chỉ có glucose.
C. Khối lượng mol phân tử đều bằng 162n (g/mol).
D. Tinh bột và cellulose đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.
Câu 13. Acid nào sau đây không thuộc loại acid béo?
A. Oleic acid.
B. Palmitic acid.
C. Stearic acid.
D. Acetic acid.
Câu 14. Xà phòng hóa hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai ester bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một acid carboxylic và 9,04 gam hỗn hợp hai alcohol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai ester đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.
B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.
D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.
Câu 15. Nhỏ dung dịch iodine lần lượt lên 1 trái chuối xanh và 1 trái chuối chín. Hiện tượng nêu đúng là
A. Trái chuối chín và xanh đều làm đổi màu dung dịch iodine thành màu xanh tím.
B. Trái chuối chín và xanh đều không làm đổi màu dung dịch iodine.
C. Trái chuối chín xuất hiện màu xanh tím, trái chuối xanh không có hiện tượng.
D. Trái chuối chín không có hiện tượng, trái chuối xanh xuất hiện màu xanh tím.
Câu 16. Một nhóm học sinh muốn thử nghiệm phản ứng tráng bạc lên kính bằng nguyên liệu đầu là glucose. Giả sử lớp bạc có diện tích là 100 cm2 và độ dày là 0,5 m. Biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3 và khối lượng mol của glucose là 180 g/mol. Lượng glucose cần dùng với giả thiết hiệu suất phản ứng 100% là
A. 0,042 g.
B. 0,044 g.
C. 0,045 g.
D. 0,046 g.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các amine đều có tính base.
B. CH3NH2 hòa tan Cu(OH)2 tạo thành phức hydroxide.
C. Aniline có tính base yếu hơn NH3.
D. Số nguyên tử hydrogen trong các amine đơn chức là số chẵn.
Câu 18. Chất nào dưới đây là một dipeptide?
A. Gly-Ala.
B. Gly-Ala-Val.
C. Gly-Gly-Ala-Val.
D. Val.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. a) Ester thường ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
b) Phản ứng hydrogen hóa chất béo dùng để chuyển gốc acid béo không no thành gốc acid béo no.
c) Xà phòng, chất giặt rửa tan vào nước tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.
d) Số đồng phân amine tác dụng với HNO2 tạo thành khí nitrogen có cùng công thức phân tử C4H11N là 3.
Câu 2. a) Một amine (A) có công thức cấu tạo:
Tên gọi theo danh pháp gốc – chức của A là methylpropylamine.
b) Aniline phản ứng với HCl tạo phenylammonium chloride.
c) Amino acid có thể phản ứng được với carboxylic acid tạo ester.
d) Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 28,25 gam muối. Giá trị của m là 18,75.
Câu 3. a) Phản ứng đặc trưng của maltose là phản ứng lên men trực tiếp tạo ra ethanol.
b) Saccharose có thể bị thủy phân thành glucose và fructose.
c) Thủy phân hoàn toàn m gam dipeptide Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là 1,46.
d) Thủy phân m gam saccharose trong môi trường acid với hiệu suất 90%, thu được sản phẩm chứa 10,8 gam glucose. Giá trị của m là 18,5.
Câu 4. a) Amylopectin chứa liên kết -1,6-glycoside tại các điểm nhánh.
b) Enzyme chỉ xúc tác cho một phản ứng hoặc một số phản ứng nhất định.
c) Tốc độ phản ứng có xúc tác enzyme thường chậm hơn so với xúc tác hóa học của cùng quá trình hóa học.
d) Sorbitol thuộc loại hợp chất carbohydrate, thường được tạo thành từ phản ứng hydrogen hóa glucose:
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 (Nếu có kết quả tính toán làm tròn đến hàng phần mười).
Câu 1. Số đồng phân của amine có công thức phân tử C3H9N là bao nhiêu?
Câu 2. Thủy phân hoàn toàn 750 gam protein A thu được 219 gam lysine. Nếu phân tử khối của A là 45 000 thì số mắt xích lysine trong phân tử A là bao nhiêu?
Câu 3. Một xưởng sản xuất thủ công ép 1 tấn mía nguyên liệu, thu được 600 kg nước mía có nồng độ saccharose là 13%. Chế biến toàn bộ lượng mía này với hiệu suất 90%, thu được bao nhiêu gói đường thành phẩm?
Câu 4. Cho 0,1 mol butanoic acid tác dụng với 0,1 mol methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác. Tính khối lượng ester tạo thành. (Giả thiết 67% alcohol chuyển hóa thành ester).
Câu 5. Trong cơ thể, tinh bột được chuyển hóa thành glucose và 1 mol glucose có thể cung cấp 2800 kJ theo PTHH:
C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O
Giả thiết mỗi ngày, một người dư thừa năng lượng tương ứng với việc ăn 64,8 gam gạo chứa 80% tinh bột và toàn bộ năng lượng đó chuyển hết thành mỡ. Sau 30 ngày người đó tích lũy thêm bao nhiêu gam mỡ? Biết cứ 40 kJ dư thừa chuyển hóa thành 1 gam mỡ.
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây?
(1) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa.
(2) Muối sodium hoặc potassium của acid hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.
(3) Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH hoặc KOH, thu được xà phòng.
(4) Có thể sản xuất được xà phòng từ các alkane mạch dài thu được từ chế biến dầu mỏ.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức hóa học | 11 | 3 | 2 | 1 | 1 | 1 | |||
2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | 1 | 3 | |||||||
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 4 | 2 | 5 | 3 | 1 | ||
TỔNG | 13 | 1 | 4 | 3 | 7 | 6 | 4 | 2 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức hóa học | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: ESTER – LIPID. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA | 5 | 3 | 2 | |||||||
Bài 1. Ester - Lipid | Nhận biết | - Xác định số công thức ester. - Nhận biết acid béo. - Tính chất vật lí của ester. | 2 | 1 | C1; C13 | C1a | ||||
Thông hiểu | Tính chất hóa học của chất béo. | Tính khối lượng ester. | 1 | 1 | C1b | C4 | ||||
Vận dụng | Phản ứng thủy phân ester trong môi trường base. | 1 | C14 | |||||||
Bài 2. Xà phòng và chất giặt rửa | Nhận biết | Nhận biết chất được chất giặt rửa tự nhiên. | 1 | C10 | ||||||
Thông hiểu | - Sản xuất xà phòng. - Phản ứng xà phòng hóa chất béo. | 1 | 1 | C7 | C6 | |||||
Vận dụng | Cách sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống. | 1 | C1c | |||||||
CHƯƠNG 2: CARBOHYDRATE | 7 | 5 | 2 | |||||||
Bài 3. Glucose và fructose | Nhận biết | Công thức phân tử chung của glucose và fructose. | Ứng dụng của glucose. | Khái niệm carbohydrate. | 2 | 1 | C4; C8 | C4d | ||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Tính khối lượng glucose cần dùng trong thí nghiệm phản ứng tráng bạc lên kính. | 1 | C16 | |||||||
Bài 4. Saccharose và maltose | Nhận biết | Phản ứng đặc trưng của maltose. | 1 | C3a | ||||||
Thông hiểu | Tính chất của saccharose. | 1 | C3b | |||||||
Vận dụng | Tính chất saccharose. | Tính chất saccharose và maltose. | 1 | 1 | 1 | C9 | C3d | C3 | ||
Bài 5. Tinh bột và cellulose | Nhận biết | - Trạng thái tự nhiên của cellulose. - Công thức phân tử của tinh bột. - Tính chất hóa học cơ bản của tinh bột và cellulose. | 3 | C11; C12; C15 | ||||||
Thông hiểu | Cấu tạo của tinh bột. | Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể. | 1 | 1 | C4a | C5 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
CHƯƠNG 3: HỢP CHẤT CHỨA NITROGEN | 6 | 8 | 2 | |||||||
Bài 6. Amine | Nhận biết | - Tính chất vật lí của amine. - Bậc amine. - Gọi tên một số amine đơn giản. | 2 | 1 | C2; C3 | C2a | ||||
Thông hiểu | - Tính chất hóa học của nhóm NH2. - Xác định số đồng phân amine. | 1 | 1 | C2b | C1 | |||||
Vận dụng | - Chọn phát biểu không đúng về amine. - Xác định đồng phân amine. | 1 | 1 | C17 | C1d | |||||
Bài 7. Amino acid và peptide | Nhận biết | - Dạng tồn tại chính của H2N-CH2-COOH. - Tính chất đặc trưng của amino acid. - Khái niệm và cấu tạo peptide. | 3 | C5; C6; C18 | ||||||
Thông hiểu | Tính chất của amino acid | 1 | C2c | |||||||
Vận dụng | Phản ứng thủy phân peptide. | Tính lưỡng tính của amino acid. | 2 | C2d; C3c | ||||||
Bài 8. Protein và enzyme | Nhận biết | |||||||||
Thông hiểu | Vai trò của enzyme trong phản ứng sinh hóa. | 1 | C4b | |||||||
Vận dụng | - Đặc điểm của enzyme. - Xác định số mắt xích trong protein. | 1 | 1 | C4c | C2 |