Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo

Dưới đây là giáo án bản word môn chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo bộ sách "Chân trời sáng tạo", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5. XỬ LÍ NƯỚC SINH HOẠT

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

 - Trình bày được các vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước như than hoạt tính; cát, đá, sỏi; các loại phèn, PAC (poly(aluminium chloride)),....

 - Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt.

 - Nêu được một số hóa chất xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.

2. Năng lực

Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về các loại vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng như than hoạt tính trong xử lí nước, cát, đá, sỏi, các loại phèn, PAC (poly(aluminium chloride)),…, một số hóa chất, vật liệu công nghệ xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác:

·      Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

·      Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận, đưa ra ý kiến với các thành viên trong nhóm, nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực đặc thù:

 - Năng lực nhận thức hóa học:

·      Trình bày được các loại vật liệu và hóa chất thông dụng có thể được sử dụng trong xử lí nước.

·      Nêu được một số hóa chất, vật liệu công nghệ xử lí sinh học đối với nước sinh hoạt.

·      Nêu được quy tắc của xử lí nước sinh hoạt.

 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm xử lí làm giảm độ đục và màu của mẫu nước sinh hoạt.

 - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức trong bài học để đánh giá thực trạng nguồn nước sinh hoạt tại nơi sinh sống, học tập và làm việc, từ đó đưa ra giải pháp thiết thực nhằm giải quyết thực trạng đó một cách hiệu quả, cải thiện chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho gia đình và cộng đồng địa phương.

3. Phẩm chất

 - Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm.

 - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

 - Tài liệu: Sách CDHT, SGV CDHT Hóa học 12, các hình ảnh về một số hóa chất, vật liệu dùng để xử lí nước.

 - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

 - Tài liệu: Sách CDHT Hóa học 12.

 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu về cách xử lí nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số tính chất cơ lí của chất dẻo.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau: - GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:

 

- GV đặt vấn đề:  - GV đặt vấn đề: Nước sạch là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống. Ở nhiều địa phương, nước sạch khan hiếm, người dân phải sử dụng nguồn nước từ sông, suối, giếng,... không đảm bảo chất lượng.

- GV nêu câu hỏi: - GV nêu câu hỏi: Làm thế nào để xử lí nước, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.  - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:  - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Có thể xử lí nước bằng cách sử dụng cát, đá, sỏi hoặc hóa chất như clorua vôi.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.  - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chưa nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học:  - GV chưa nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết câu trả lời của bạn là đúng hay sai, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 5 – Xử lí nước sinh hoạt.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nước sinh hoạt

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nước sinh hoạt. 

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh, video GV cung cấp, đọc các thông tin trong SCĐ trang 29 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nước sinh hoạt.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia lớp thành các nhóm 4.  - GV tổ chức cho HS quan sát hình sau:

 

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong sách và trả lời câu hỏi Thảo luận 1 SCĐ trang 29: Nước sinh hoạt được sử dụng cho nhu cầu nào? Nước sinh hoạt uống được trực tiếp không?  - GV cung cấp thêm kiến thức về tiêu chí cảm quan của nước sinh hoạt.  - GV tổ chức cho HS xem video (1:35-2:30), trả lời câu hỏi mở rộng: Nêu những ảnh hưởng nếu chúng ta sử dụng nguồn nước không sạch cho sinh hoạt.  - GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

 

Một số nguồn nước

cung cấp nước sinh hoạt

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi liên hệ thực tế: Em hãy nêu một số nguồn cấp nước sinh hoạt. Cho biết mỗi nguồn cấp nước có thể tồn tại những nguy cơ gây bệnh nào cho con người? Nguồn nước nào được nhận định là an toàn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS quan sát hình, video và đọc thông tin trong SCĐ để trả lời câu hỏi.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Nước sinh hoạt được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt như nấu ăn, tắm, rửa, giặt, vệ sinh. Nước sinh hoạt không được uống trực tiếp, nước cần đun sôi hoặc sử dụng thiết bị xử lí nước để uống.

* Trả lời câu hỏi của GV:

 + Khi nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn, tùy theo mức độ, có thể gây nên các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, dị ứng, viêm loét; có thể gây ra các bệnh về truyền nhiễm như kiết lị, thương hàn, dịch tả và các bệnh do các kim loại nặng (lead, arsenic,..).  + Các nguồn cấp nước cho sinh hoạt: nước ngầm; nước mưa và nước từ sông suối, ao, hồ; nước đã qua xử lí của nhà máy cấp nước.

ü  Nguồn nước ngầm chứa các nguyên tố khó kiểm soát, chất lượng nguồn nước phụ thuộc vào từng mạch nước trong lòng đất.

ü  Nguồn nước mưa thường chứa các bụi bẩn, hòa tan các chất khí có hại như H2S, NH3, SO2, NO2,… trong không khí, phổ biến ở khu vực có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, mật độ xe cơ giới nhiều. Nguồn nước từ ao, hồ, sông, suối thường chứa nhiều mầm mống gây bệnh từ xác động vật, thực vật phân hủy, rác thải, dư lượng hóa chất độc hại cao.

ü  Nguồn nước cấp từ nhà máy được xem là an toàn hơn so với 2 nguồn cấp còn lại, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện hiện tượng gỉ sét, đóng cặn ở các bồn chứa, đường ống. Nguồn nước chủ yếu phụ thuộc chất lượng mạch nước ngầm, nên cần sự kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ lượng nước đầu vào. Nước thường chứa hàm lượng chlorine nhất định để xử lí vi sinh, có thể gây ra hiện tượng “dị ứng với nguồn nước”.

 - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm, tiêu chí cảm quan,… của nước sinh hoạt.  - GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nước sinh hoạt

 - Nước sinh hoạt: nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày (nấu ăn, tắm, rửa, giặt, vệ sinh,…).  - Tiêu chí cảm quan: nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị lạ, pH trong khoảng 6,0 - 8,5.  - Ví dụ:

 

 

Hoạt động 2. Vật liệu và hóa chất xử lí nước

a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của một số vật liệu và hóa chất trong xử lí nước.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SCĐ trang 29 – 31 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò của một số vật liệu và hóa chất trong xử lí nước.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu vai trò của một số vật liệu trong xử lí nước

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia lớp thành các nhóm 4.  - GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

 

Một số vật liệu lọc nước

 - GV yêu cầu nhóm HS dựa vào hình ảnh, liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi: Hãy cho biết một số loại vật liệu dùng trong xử lí nước.  - GV cung cấp thêm thông tin về vai trò của cát, sỏi, đá trong xử lí nước.  - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

 

Mô hình xử lí nước đơn giản

 - GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh và thông tin trong SCĐ, trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 30: Ngoài vật liệu cát, một bộ lọc đơn giản cần thêm vật liệu nào? Loại nào có tác dụng khử mùi?  - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi mở rộng: Tại sao trong các vật liệu lọc đơn giản, cát là loại vật liệu tối ưu và không thể thiếu trong hệ thống lọc?  - GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV: Một số vật liệu dùng trong xử lí nước là cát, đá, sỏi.

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 2: Ngoài vật liệu cát, một bộ lọc đơn giản cần sử dụng than hoặc than hoạt tính, sỏi, đá,… Trong đó, than và than hoạt tính có tác dụng khử mùi hiệu quả.

* Trả lời câu hỏi mở rộng: Cát có kích thước nhỏ, mịn nên mật độ không gian trống giữa các hạt cát thấp. Ở độ dày nhất định, lớp cát có thể loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn có kích thước quan sát bằng mắt thường. Ngoài ra, cát là vật liệu đơn giản, dễ tìm, chi phí thấp.

 - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về vai trò của một số loại vật liệu trong xử lí nước.  - GV chuyển sang nội dung mới.

2. Vật liệu và hóa chất xử lí nước

 - Phương pháp vận dụng: hóa lí.  - Mục đích: khử màu, khử mùi, loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn, kim loại nặng gây bệnh cho con người.

a) Vai trò của một số vật liệu trong xử lí nước

Cát, sỏi, đá

Yếu tố

Cát

 

Sỏi, đá

 

Đặc điểm - Đơn giản, dễ tìm, hiệu quả cao trong xử lí nước. - Bề mặt nhẵn, độ cứng cao.
Mục đích - Loại bỏ hầu hết chất rắn, cặn lơ lửng, làm giảm độ đục của nước. - Làm bệ đỡ các vật liệu khác, tạo độ thông thoáng để nước dễ dàng thoát ra khỏi hệ thống lọc.
Loại vật liệu thường dùng - Cát đen, cát vàng, cát thạch anh, cát manganese. - Sỏi thạch anh

Than

 - Tác dụng: khử màu, khử mùi, hấp phụ các thành phần hữu cơ (dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật, hợp chất chứa vòng benzene, chlorine,…).  - Than hoạt tính: có khả năng hấp phụ tốt hơn than, đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình xử lí nước thông thường.

Ví dụ:

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vai trò của một số hóa chất trong xử lí nước

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia lớp thành các nhóm 4.  - GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin trong SCĐ trang 30 – 31, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.  - GV tổ chức cho HS quan sát mô hình xử lí nước bằng PAC.

 

 - GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trình bày kết quả làm việc nhóm (đính kèm dưới hoạt động).  - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về vai trò của một số hóa chất trong xử lí nước.  - GV chuyển sang nội dung mới.

b) Vai trò của một số hóa chất trong xử lí nước

Phèn

 

 - Tác dụng: làm trong nước.  - Các loại phèn thường được sử dụng:  + Phèn chua, công thức: (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O).  + Phèn nhôm ammonium, công thức:

(NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

 - Khi hòa tan phèn vào nước, ion Al3+ bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O  Al(OH)3 + 3H +

 - Al(OH)3:  + Đặc điểm: kết tủa dạng keo.  + Mục đích sử dụng: keo tụ những hạt keo, huyền phù, nhũ tương, chất cặn khác lơ lửng trong nước thành những khối đủ lớn lắng xuống đáy, tách thành 2 phần rắn và lỏng.

Chất keo tụ PAC (poly(aluminium chloride))

 

 - PAC: chất keo tụ polymer vô cơ, có công thức [Al2(OH)nCl6-n]m.  - PAC được dùng trong xử lí nước vì:  + Phù hợp với nhiều nguồn nước, tốc độ phân hủy nhanh, hấp phụ mạnh, hình thành bông tủa lớn, làm trong nước nhanh.  + Ít làm giảm pH của nước, thuận lợi cho việc điều chỉnh pH của nước sau khi lọc.  + Trong khoảng pH từ 6,5 – 8,5, ion kim loại nặng kết tủa dưới dạng hydroxide dễ keo tụ với PAC xuống đáy.

 

PHIẾU BÀI TẬP

VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT TRONG XỬ LÍ NƯỚC

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của phèn trong xử lí nước. Các loại phèn nào thường được sử dụng? Viết phương trình hóa học khi hòa tan phèn vào nước.

….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Câu 2: Cho biết đặc điểm và mục đích sử dụng của Al(OH)3. ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Câu 3: PAC là gì? Tại sao PAC có thể được dùng trong xử lí nước? ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Câu 4: Nước sinh hoạt ở nhiều vùng bị nhiễm bùn, phù sa, cặn bẩn,… Tìm hiểu và cho biết có thể sử dụng hóa chất nào để làm trong nước. ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Câu 5: Xử lí nước bằng phèn chua hoặc phèn nhôm sẽ gây ra tình trạng gì? Sử dụng chất keo tụ PAC sẽ hạn chế vấn đề đó như thế nào? ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

 

Gợi ý trả lời

PHIẾU BÀI TẬP

VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ HÓA CHẤT TRONG XỬ LÍ NƯỚC

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của phèn trong xử lí nước. Các loại phèn nào thường được sử dụng? Viết phương trình hóa học khi hòa tan phèn vào nước.

 - Tác dụng: làm trong nước.  - Các loại phèn thường được sử dụng: phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O), phèn nhôm ammonium ((NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O).  - Khi hòa tan phèn vào nước, ion Al3+ bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O  Al(OH)3 + 3H +

Câu 2: Cho biết đặc điểm và mục đích sử dụng của Al(OH)3.

 - Đặc điểm: kết tủa dạng keo.  - Mục đích sử dụng: keo tụ những hạt keo, huyền phù, nhũ tương, chất cặn khác lơ lửng trong nước thành những khối đủ lớn lắng xuống đáy, tách thành 2 phần rắn và lỏng.

Câu 3: PAC là gì? Tại sao PAC có thể được dùng trong xử lí nước?

 - PAC là chất keo tụ polymer vô cơ, có công thức [Al2(OH)nCl6-n]m.  - PAC được dùng trong xử lí nước vì:  + Phù hợp với nhiều nguồn nước, tốc độ phân hủy nhanh, hấp phụ mạnh, hình thành bông tủa lớn, làm trong nước nhanh.  + Ít làm giảm pH của nước, thuận lợi cho việc điều chỉnh pH của nước sau khi lọc.  + Trong khoảng pH từ 6,5 – 8,5, ion kim loại nặng kết tủa dưới dạng hydroxide dễ keo tụ với PAC xuống đáy.

Câu 4: Nước sinh hoạt ở nhiều vùng bị nhiễm bùn, phù sa, cặn bẩn,… Tìm hiểu và cho biết có thể sử dụng hóa chất nào để làm trong nước.

Hóa chất phổ biến để làm trong nước là các loại phèn. Đối với nước bị nhiễm bùn nặng, lượng cặn lớn, cần xử lí lắng sơ bộ để loại các hạt có kích thước lớn, sau đó mới xử lí bằng phèn làm trong nước.

Câu 5: Xử lí nước bằng phèn chua hoặc phèn nhôm sẽ gây ra tình trạng gì? Sử dụng chất keo tụ PAC sẽ hạn chế vấn đề đó như thế nào?

 - Khi hòa tan phèn vào nước, ion Al3+ bị thủy phân theo phương trình:

Al3+ + 3H2O  Al(OH)3 + 3H +

 - Quá trình này sẽ giải phóng ion H+, làm giảm pH của nước (không có lợi cho sức khỏe), sau đó, cần sử dụng hóa chất để điều chỉnh pH của nước về trung tính (thường dùng hạt nâng pH).  - PAC có khả năng thích ứng rộng với vùng nước, tốc độ thủy phân nhanh, hấp thụ mạnh, hình thành bông tủa lớn, làm trong nước nhanh, giảm hóa chất (giảm ion Al3+ tham gia thủy phân). PAC ít làm giảm pH của nước hơn so với phèn, thuận lợi cho việc điều chỉnh pH của nước sau khi lắng cặn.

Hoạt động 3. Hóa chất xử lí sinh học nước sinh hoạt

a. Mục tiêu: HS nêu được các hóa chất dùng để xử lí sinh học nước sinh hoạt.

b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SCĐ trang 31 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hóa chất dùng để xử lí sinh học nước sinh hoạt.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

 

 - GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân và hình ảnh trên, trả lời câu hỏi Thảo luận 4 SCĐ trang 31:  - GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân và hình ảnh trên, trả lời câu hỏi Thảo luận 4 SCĐ trang 31: Tại sao cần sử dụng hóa chất trong xử lí nước sinh hoạt?

 - GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh một số hóa chất xử lí sinh học nước sinh hoạt sau.

  
Chloramine BClorua vôi

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tìm hiểu thông tin về hai loại hóa chất trên và cho biết: Tại sao hai loại hóa chất này được sử dụng trong xử lí nước? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chúng?  - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi Thảo luận 5 SCĐ trang 31: Tìm hiểu và cho biết trong quy trình xử lí nước, hóa chất chloramine B, clorua vôi thường được sử dụng trước khi lọc hay sau khi lọc qua các lớp vật liệu.  - GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong mục Tóm tắt kiến thức trọng tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SCĐ, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 4: Sử dụng hóa chất trong xử lí nước sinh hoạt nhằm khử trùng nước, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc vi sinh vật.

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 5: Khử trùng nước bằng chloramine B hay clorua vôi thường được sử dụng sau lắng, lọc, khi nước đã được xử lí độ đục, màu.

 - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về một số hóa chất xử lí sinh học nước sinh hoạt.  - GV chuyển sang nội dung mới.

3. Hóa chất xử lí sinh học nước sinh hoạt

a) Chloramine B

 - Công thức: C6H5ClNNaO2S.  - Tác dụng: diệt vi sinh vật, vi khuẩn, virus gây bệnh, sử dụng cho nước sau khi lọc.  - Lưu ý: gây ngộ độc khi nồng độ trên 2%, tác động trực tiếp lên hệ tiêu hóa, hô hấp, da, mắt,… Cần phải kiểm soát tốt nồng độ chloramine B trong nước.

 

Da bị ngộ độc chloramine B

b) Clorua vôi

 - Công thức: CaOCl2.  - Tác dụng: khử trùng nước sinh hoạt.  - Lưu ý: clorua vôi gây tính cứng cho nước.

 

 

 

Hoạt động 4. Thực nghiệm

a. Mục tiêu: HS tiến hành được thí nghiệm làm giảm độ đục và giảm cường độ màu của mẫu nước.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SCĐ trang 32 – 33 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Thí nghiệm làm giảm độ đục và giảm cường độ màu của mẫu nước.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thực hiện thí nghiệm làm giảm độ đục của mẫu nước

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia lớp thành các nhóm 4.  - GV yêu cầu các nhóm thực hiện trước ở nhà Thí nghiệm 1 theo hướng dẫn như trong SCĐ.  - GV yêu cầu các nhóm quay video minh chứng kết quả thí nghiệm, tính thời gian làm trong nước của mỗi cốc.  - GV tổ chức cho các nhóm trình chiếu sản phẩm và cho biết lượng phèn cho vào, thời gian làm trong nước ở mỗi cốc của mỗi nhóm.  - GV tổ chức cho trả lời câu hỏi Thảo luận 6: Tiến hành thí nghiệm 1, so sánh kết quả của 2 cốc nước sau khi lắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS đọc thông tin trong bài, thực hiện thí nghiệm, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 6: Cốc (1) có thời gian lắng nhanh hơn cốc (2).

 - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về các bước thực hiện thí nghiệm 1.  - GV chuyển sang nội dung mới.

4. Thực nghiệm

Thí nghiệm 1: Thí nghiệm làm giảm độ đục của nước

Cách tiến hành:

 - Bước 1: Thu thập mẫu nước bị đục, nhiễm phù sa hoặc có cặn bẩn lơ lửng.  - Bước 2: Rót vào 2 cốc thủy tinh (1) và (2), mỗi cốc khoảng 150 mL mẫu nước. Cho một ít phèn chua vào cốc (1), khuấy đều và để yên 2 cốc sau khoảng 30 phút (tùy vào mẫu nước).

 

 

Nhiệm vụ 2: Thực hiện thí nghiệm làm giảm cường độ màu của mẫu nước

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV chia lớp thành các nhóm 4.  - GV yêu cầu các nhóm thực hiện trước Bước 1 của Thí nghiệm 2 theo hướng dẫn trong SCĐ.  - GV chuẩn bị mẫu nước bị nhiễm màu.  - GV yêu cầu các nhóm lấy mẫu nước từ GV, tiến hành Bước 3 của Thí nghiệm 2.  - GV tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm và báo cáo theo nhóm (mẫu báo cáo đính kèm dưới hoạt động).  - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Thảo luận 7: Tiến hành thí nghiệm 2, so sánh kết quả của mẫu nước trước và sau khi lọc.  - GV tổ chức cho HS thực hiện bài tập phần Vận dụng SCĐ trang 33: Sau mưa lũ, lụt, những vùng bị thiên tai có nguồn nước nhiễm bẩn do rác thải, bùn đất, xác động thực vật phân hủy,… ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Hãy thiết kế poster hướng dẫn mọi người cách xử lí để có nước sinh hoạt an toàn, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh dịch bệnh có thể xảy ra.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

 - HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.  - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

 - GV sử dụng một mẫu nước để so sánh chất lượng bộ lọc của từng nhóm.  - GV yêu cầu các nhóm quan sát chất lượng nước của các nhóm khác, nhận xét.  - GV đánh giá tính thẩm mĩ của bộ lọc, nhận xét chất lượng nước sau khi lọc của các nhóm; yêu cầu HS tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm và đánh giá sản phẩm theo mẫu (đính kèm dưới hoạt động).  - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu, trả lời các câu hỏi:

* Trả lời câu hỏi Thảo luận 7: Nước sau khi lọc sẽ trong suốt, không màu.

* Trả lời câu hỏi Vận dụng (DKSP).

 - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về các bước tiến hành thí nghiệm làm giảm cường độ màu của nước.  - GV chuyển sang nội dung luyện tập.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm làm giảm cường độ màu của mẫu nước

Cách tiến hành:

 - Bước 1: Cắt bỏ phần đáy vỏ chai. Cho một ít bông ở dưới, sau đó xếp lần lượt các lớp vật liệu theo thứ tự: lớp đá, than, cát và đá vào vỏ chai (mỗi lớp có độ dày khoảng 4 cm – 5 cm). Có thể dùng bông thấm ngăn cách giữa các lớp vật liệu.  - Bước 2: Thu thập mẫu nước bị nhiễm màu.  - Bước 3: Rót mẫu nước vào bộ lọc, kiểm tra chất lượng nước sau khi lọc.

* Một số tranh ảnh về cách xử lí nước mùa mưa lũ:

 

 

 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

THIẾT KẾ BỘ LỌC LÀM GIẢM ĐỘ ĐỤC VÀ MÀU CỦA NƯỚC

Lớp:

Nhóm:

Họ và tên các thành viên:

I. MỤC TIÊU

 - Thực hiện được thí nghiệm làm giảm độ đục và cường độ màu của mẫu nước.

II. VẬT LIỆU, DỤNG CỤ

2.1. Vật liệu: phèn hoặc PAC; cát, than hoạt tính, đá hoặc sỏi được rửa sạch.

2.2. Dụng cụ: cốc thủy tinh 250 mL, đũa thủy tinh, dao nhỏ; vỏ chai nhựa 1,5 lít, dao hoặc kéo cắt vỏ chai.

III. CÁCH TIẾN HÀNH

3.1 Thí nghiệm 1

      Bước 1: Thu thập mẫu nước bị đục, nhiễm phù sa hoặc có cặn bẩn lơ lửng.

      Bước 2: Rót vào 2 cốc thủy tinh (1) và (2), mỗi cốc khoảng 150 mL mẫu nước. Dùng dao cạo một ít phèn vào cốc (1), khuấy đều và để yên 2 cốc sau khoảng 30 phút (tùy vào mẫu nước).            

3.2. Thí nghiệm 2

       Bước 1: Cắt bỏ phần đáy vỏ chai. Xếp lần lượt các lớp vật liệu theo thứ tự: lớp đá, than; cát và đá vào vỏ chai. Có thể dùng bông thấm ngăn cách giữa các lớp vật liệu.

       Bước 2: Thu thập mẫu nước bị nhiễm màu.

       Bước 3: Rót mẫu nước vào bộ lọc, kiểm tra chất lượng nước sau khi lọc.

IV. THẢO LUẬN, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

 - Mẫu nước đạt yêu cầu sau khi lắng loại bỏ được nhiều cặn bẩn hơn mẫu nước còn lại.  - Mẫu nước đạt yêu cầu sau khi lọc phải trong suốt, không màu, không mùi.            

V. KẾT LUẬN

     Sử dụng chất keo tụ như phèn, PAC và các loại vật liệu như cát, than hoạt tính, sỏi hoặc đá trong lọc nước giúp làm trong nước và giảm cường độ màu, khử mùi.

Bảng tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm

Họ và tên học sinh:……………………………………………

Các tiêu chíMức 5 (Thành thạo)Mức 4 (Làm đúng)Mức 3 (Còn lúng túng)Mức 2 (Còn sai sót)Mức 1 (Chưa làm được)
Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ đạt yêu cầu của thí nghiệm.     
Lắp ráp, thiết kế bộ dụng cụ thí nghiệm hợp lí, hiệu quả.     
Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo.     
Xử lí tốt các tình huống trong quá trình thí nghiệm.     
Ghi chép, ghi hình tiến trình thí nghiệm đầy đủ.     
Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng.     
Rút ra kết luận chính xác.     

Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm

STTTiêu chíXác nhận 
Không  
1Nước sau khi lắng giảm đáng kể độ đục, tốc độ lắng lớn.  
2Nước sau khi lọc không màu.  
3Bộ lọc được thiết kế hợp lí.  
4Sử dụng vật liệu phù hợp với yêu cầu thí nghiệm.  
5Chất lượng nước sau khi lọc tốt hơn các nhóm khác.  
6Bộ lọc được sử dụng lâu dài, có độ bền cao.  

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nêu được khái niệm nước sinh hoạt, các vật liệu và hóa chất trong xử lí nước; vận dụng được kiến thức đã học để xử lí nước trong thực tế.

b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nước sinh hoạt, các vật liệu và hóa chất trong xử lí nước; vận dụng được kiến thức đã học để xử lí nước trong thực tế.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Nước sinh hoạt có pH trong khoảng

  • A. 6,0 – 8,5.            B. 4,0 – 6,5.            C. 8,0 – 10,5.          D. 10,0 – 12,5.

Câu 2. Mục đích của việc xử lí nước sinh hoạt là

  • A. khử các vi sinh vật gây hại cho động, thực vật sống trong nước.           
  • B. khử màu, mùi; loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn, kim loại nặng gây bệnh cho con người.        
  • C. thay đổi hàm lượng kim loại nặng có trong nước.           
  • D. khử mùi, thay đổi màu sắc cho mẫu nước để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Câu 3. Thành phần chính của cát là

  • A. NaCl.                 B. BaSO4.               C. SiO2.                  D. KCN.

Câu 4. Vai trò của sỏi, đá trong xử lí nước là

  • A. khử màu, khử mùi, hấp phụ các thành phần hữu cơ như dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật, hợp chất chứa vòng benzene, chlorine.     
  • B. làm giảm đáng kể độ đục của nước.                     
  • C. loại bỏ hầu hết chất rắn, cặn lơ lửng.                             
  • D. làm bệ đỡ các vật liệu khác, tạo độ thông thoáng để nước dễ dàng thoát ra khỏi hệ thống lọc.

Câu 5. Hóa chất có tốc độ thủy phân nhanh, hấp phụ mạnh, hình thành bông tủa lớn là

  • A. phèn chua.         B. phèn nhôm.        C. chloramine B.    D. PAC.

Câu 6. Tại sao không nên sử dụng chloramine B có nồng độ trên 2%?

  • A. Vì ở nồng độ này người dùng có thể bị ngộ độc chloramine B.                
  • B. Vì ở nồng độ này chloramine B không đủ mạnh để khử trùng nước sinh hoạt.                
  • C. Vì ở nồng độ này dễ gây tính cứng cho nước.                                                
  • D. Vì ở nồng độ này các kim loại nặng khó bị hấp phụ thành bông tủa lớn.

Câu 7. Hóa chất nào sau đây có thể gây tính cứng cho nước?

  • A. Chloramine B.                                  B. Clorua vôi.                            
  • C. PAC.                                                 D. KCl.
  • D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để nêu một số loại vật liệu, hóa chất dùng để khử trùng nước sinh hoạt; xác định được các vật liệu, hóa chất phù hợp với mỗi tình huống.

b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi ở phần Bài tập SCĐ trang 34.

c. Sản phẩm: HS nêu một số loại vật liệu, hóa chất dùng để khử trùng nước sinh hoạt; xác định được các vật liệu, hóa chất phù hợp với mỗi tình huống.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi phần Bài tập SCĐ trang 34:

Bài tập 1: Kể tên một số vật liệu và hóa chất có tác dụng khử trùng nước sinh hoạt.

Bài tập 2: Một số vùng phát triển nghề nuôi thủy sản thường có dư lượng thức ăn, chất thải của thủy sản trong nước, dễ gây ô nhiễm sinh học nguồn nước. Nêu một số hóa chất xử lí tác nhân ô nhiễm trên.

Bài tập 3: Ở các vùng đồng bằng, nước mặt thường có nhiều phù sa, cặn bẩn lơ lửng. Nêu các loại vật liệu có thể xử lí nguồn nước trên để phục vụ cho sinh hoạt.

Bài tập 4: Nguồn nước nhiễm phèn thường có màu vàng đục hoặc có lớp váng màu vàng, mùi hôi tanh, vị chua,... Nêu các loại vật liệu để xử lí nước nhiễm phèn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - HS nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời: - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:

 Bài tập 1:

 + Hóa chất: chloramine B, clorua vôi, ozone, chlorine,….

 + Vật liệu: than hoạt tính, quá trình lọc cặn bẩn lơ lửng bằng cát cũng giúp loại bỏ vi khuẩn, virus; than sinh học, than hoạt tính sinh học, các loại vật liệu công nghệ nano, enzyme,…

Bài tập 2: Nguồn nước nhiễm thức ăn thủy sản, chất thải của thủy sản là nước bị ô nhiễm nặng, chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh, đồng thời chứa thành phần hữu cơ đáng kể, chất kích thích tăng trưởng, chất kháng sinh,... nên cần 2 loại vật liệu chính: cát hoặc cát thạch anh và than hoạt tính để lọc và khử màu, khử mùi. Đồng thời kết hợp một số hóa chất như chloramine B, chlorine,... để khử trùng, đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.

Bài tập 3: Nước mặt thường có nhiều phù sa thường sử dụng cát để loại bỏ hầu hết chất rắn, cặn lơ lửng, làm giảm đáng kể độ đục của nước. Cát dùng để lọc nước có thể là cát đen, cát vàng, cát thạch anh và cát manganese.

Bài tập 4: Vật liệu lọc phù hợp cho loại nước nhiễm phèn là cát, cát thạch anh, cát manganese và than hoạt tính. Trong đó, vai trò của cát manganese là giúp quá trình oxi hóa Fe2+, Mn2+ có trong các loại nước nhiễm phèn thành Fe3+ và Mn4+, thuận lợi cho việc loại bỏ 2 ion này dưới dạng hydroxide kết tủa. Ngoài ra, trên thị trường còn loại vật liệu aluminosilicate được tráng lớp MnO2, gọi là hạt birm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).  - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý về câu trả lời của nhóm HS và tổng kết lại kiến thức về xử lí nước sinh hoạt. - GV nhận xét, đánh giá, góp ý về câu trả lời của nhóm HS và tổng kết lại kiến thức về xử lí nước sinh hoạt.

- GV kết - GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học. - Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức  - Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 6 – Một số khái niệm cơ bản về phức chất.

 

Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo

1. PHÍ MÔN TOÁN, NGỮ VĂN: 

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 400k
  • Giáo án Powerpoint: 600k - Đặt bây giờ: 500k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k  - Đặt bây giờ: 800k

2. PHÍ CÁC MÔN CÒN LẠI: 

  • Giáo án word: 450k - Đặt bây giờ: 350k
  • Giáo án Powerpoint: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k  - Đặt bây giờ: 650k

=> Đặt bây giờ được tặng kèm các tài liệu: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra ma trận

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo theo mẫu công văn mới nhất , giáo án word chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo, tải giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo, GA hoá học 12 CTST 2024

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THPT

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay