Phiếu trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CUỐI KÌ 2

ĐỀ SỐ 05

A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

Câu 1: Những đặc điểm nào sau đây không là chung cho các kim loại kiềm?

A. số oxi hoá của nguyên tố trong hợp chất.

B. số lớp electron.

C. số electron ngoài cùng của nguyên tử.

D. cấu tạo đơn chất kim loại.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,4874 lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là:

A. 6,02 gam

B. 3,98 gam

C. 5,68 gam

D. 6,58 gam

Câu 3: Số oxi hóa phổ biến của Ni trong hợp chất là:

A. +2.

B. +3.

C. -2.

D. -3.

Câu 4: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Iron?

A. Kim loại nặng, khó nóng chảy.

B. Màu vàng nâu, dẻo, dễ rèn.

C. Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

D. Có tính nhiễm từ.

Câu 5: Nguyên tử trung tâm trong phức chất có kí hiệu là:

A. L.

B. M.

C. N.

D. P.

Câu 6: Cho 0,88 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm thổ và oxide của nó tác dụng với dung dịch  HCl dư thu được 2,85 gam muối khan. Kim loại kiềm thổ là

A. Ca.

B. Mg.

C. Ba.

D. Sr.

Câu 7: Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2

X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

A. CaCO3, NaHSO4.

B. BaCO3, Na2CO3.

C. CaCO3, NaHCO3.

D. MgCO3, NaHCO3.

Câu 8: Sắp xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần của bán kính nguyên tử:

A. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.

B. Ba, Sr, Ca, Mg, Be.

C. Mg, Be, Ca, Sr, Ba.

D. Be, Ca, Mg, Sr, Ba.

Câu 9: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO3 và MgO tới khối lượng không đổi , thì số gam chất rắn còn lại chỉ bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO3 chiếm phần trăm theo khối lượng là:

A. 75,76%.

B. 24,24%.

C. 66,67%.

D. 33,33%.

Câu 10:  Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?

A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.

B. Làm tắc các đường ống nước nóng.

C. Gây ngộ độc khi uống.

D. Làm giảm mùi vị của thực phẩm khi nấu.

Câu 11: Phương pháp chung để điều chế kim loại kiềm là:

A. Thủy luyện

B. Điện phân dung dịch

C. Nhiệt luyện

D. Điện phân nóng chảy.

Câu 12: Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,37185 lít khí hydrogen (ở đktc). Kim loại kiềm là:

A. Rb. 

B. Li.  

C. Na.

D. K.

Câu 13: Chất phản ứng được với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa là:

A. Fe(NO3)2

B. K2CO3.    

C. KNO3.     

D. HCl.

Câu 14: Dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+ là:

A. tứ diện đều.

B. chóp tam giác.

C. vuông phẳng.

D. bát diện

Câu 15: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? 

A. Na.

B. Cu. 

C. Ag. 

D. Fe. 

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Hòa tan hai kim loại kiềm vào nước thu được dung dịch B và 371,85 ml H(dkc). Thêm vào B 10ml HCl, rồi thêm tiếp 5ml NaOH 1M để cho pH = 7 thì thu được dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được 2,3675g muối. Biết hai kim loại kiềm kế tiếp nhau trong cùng phân nhóm.

a) PTHH: 2R + H2O Tech12h 2ROH + H2.

b) Tổng số mol HCl là 0,035 mol.

c) Nồng độ của dung dịch HCl là 3M.

d) Hai kim loại cần tìm là Na và K.

Câu 2: Tiến hành thí nghiệm sau:

Bước 1: Cho lần lượt 2 mL mỗi dung dịch CaCl2 1M; BaCl2 1M và Na2SO4 1M vào các ống nghiệm tương ứng (1), (2) và (3).

Bước 2: Thêm từ từ từng giọt 2 mL dung dịch Na2SO4 vào ống (1) và (2).

Bước 3: Thêm từ từ từng giọt 2 mL dung dịch BaCl2 1M vào ống (3).

a) Thí nghiệm ở bước 3 nhằm kiểm tra sự có mặt của ion SO42- trong dung dịch.

b) Kết tủa ở ống nghiệm (2) xuất hiện muộn hơn và ít hơn ở ống (1).

c) Cả ba ống nghiệm đều có kết tủa trắng.

d) Kết tủa ở ống (3) nhiều hơn ống (2).

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay