Giáo án và PPT đồng bộ Hoá học 12 chân trời sáng tạo
Hoá học 12 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 10. CHẤT DẺO VÀ VẬT LIỆU COMPOSITE
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm về chất dẻo.
Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Trình bày được khái niệm vật liệu composite.
Trình bày được các ứng dụng của một số loại vật liệu composite.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực nhận thức hóa học:
Nêu được khái niệm về chất dẻo.
Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Trình bày được khái niệm vật liệu composite.
Trình bày được các ứng dụng của một số loại vật liệu composite.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
Khơi dậy ý thức sử dụng chất dẻo hợp lí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12, các hình ảnh về chất dẻo và vật liệu composite, ứng dụng của chúng trong đời sống, phiếu bài tập.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Hóa học 12.
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số tính chất cơ lí của chất dẻo.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
Ống nhựa PVC | Hộp nhựa PS | Ổ điện làm từ PPF |
- GV cung cấp thông tin: Chất dẻo đầu tiên là poly(vinyl chloride), được phát triển vào năm 1838. Tiếp theo đó là các chất dẻo sản xuất từ polystyrene vào năm 1839,… Nhưng cho đến khi nhà hóa học người Mỹ, Leo Baekeland khám phá ra poly(phenol formaldehyde) vào năm 1907 thì chất dẻo mới phát triển mạnh mẽ.
- GV yêu cầu HS dựa vào hình ảnh, thông tin được cung cấp, liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi: Theo em, chất dẻo là gì? Chúng có thành phần và các tính chất cơ lí gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Chất dẻo là những vật liệu polymer nên có thành phần chính là polymer. Chất dẻo có thể bị biến dạng khi tác dụng nhiệt hoặc áp lực bên ngoài.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chưa nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Để biết câu trả lời của bạn là đúng hay sai cũng như tìm hiểu thêm thông tin về chất dẻo và các vật liệu khác như vật liệu composite, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 10 – Chất dẻo và vật liệu composite.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Chất dẻo
a. Mục tiêu: HS trình bày được:
- Khái niệm chất dẻo.
- Tính chất cơ lí của chất dẻo.
- Một số loại polymer thông dụng làm chất dẻo và ứng dụng của chúng trong đời sống.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
BÀI 1. ESTER – LIPID
MỞ ĐẦU
- Triglyceride (chất béo) thuộc loại ester, là một loại lipid có trong cơ thể người. Nếu hàm lượng triglyceride trong máu cao hơn mức bình thường có thể dẫn đến tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ…
- Ester là gì? Lipid là gì? Chúng có những tính chất cơ bản và ứng dụng nào?
1. ESTER
- Carboxylic acid và alcohol nào đã tạo ra ester CH3COOC2H5?
- Isopropyl formate là một ester có trong cà phê Arabica (còn gọi là cà phê chè). Viết công thức cấu tạo của isopropyl formate.
- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ester có cùng công thức phân tử C4H8O2.
- Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: methyl formate, acetic acid và ethyl alcohol.
- Hãy nêu một số đặc điểm khác nhau của phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid và phản ứng xà phòng hóa ester.
- Em hãy cho biết vai trò của dung dịch H2SO4 đặc trong phản ứng ester hóa.
- Nhiều ester trong tự nhiên là nguyên liệu để sản xuất hương liệu, mĩ phẩm. Hãy nhận xét đặc điểm chung của các ester dưới đây CH3COOCH2C6H5 (có trong hoa nhài), CH3COO[CH2]7CH3 (có trong quả cam), CH3[CH2]14COO[CH2]29CH3 (có trong sáp ong)
- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân ester có công thức phân tử C4H8O2.
- Viết công thức cấu tạo của các ester có tên gọi sau đây:
- a) methyl formate b) isopropyl acetate
- c) ethyl propiomate d) methyl butyrate
- Tại sao trong số các hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương dưới đây, ester lại có nhiệt độ sôi thấp nhất?
- Cho ba hợp chất butan-1-ol, propanoic acid, methyl acetate và các giá trị nhiệt độ sôi (không theo thứ tự) là: 57oC; 118oC; 141oC. Em hãy gán cho mỗi chất một giá trị nhiệt độ sôi thích hợp.
- Nghiên cứu phản ứng thủy phân ester và thực hiện các yêu cầu sau:
- Em hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của phản ứng thủy phân ester CH3COOCH3 trong môi trường acid và môi trường base.
- Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng:
- CH3COOC2H5 + H2O (trong dung dịch H2SO4, đun nóng).
- HCOOCH3 + NaOH (dung dịch, đun nóng).
- Propyl ethanoate là ester có mùi đặc trưng của quả lê, còn methyl butanoate là ester có mùi đặc trưng của quả táo.
- Isoamyl acetate có mùi thơm đặc trưng của chuối chín nên còn được gọi là dầu chuối. Khi đun nóng hỗn hợp gồm 16,2g acetic acid và 15,2g isoamyl alcohol ((CH3)2CHCH2CH2OH với xúc tác là H2SO4 đặc thu được 14,16g dầu chuối. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế dầu chuối trên.
- Tại sao ban đầu chất lỏng trong cả hai ống nghiệm lại tách thành hai lớp? Ester thuộc lớp nào?
- Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid hay môi trường kiềm xảy ra tốt hơn?
- Viết công thức cấu tạo của propyl ethanoate và methyl butanoate.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng thủy phân propyl ethanoate và methyl butanoate trong môi trường acid và môi trường base.
2. CHẤT BÉO
- Acid béo nào trong bảng 1.2 thuộc nhóm omega-6?
- Giải thích vì sao các chất béo không tan trong nước.
- Viết công thức cấu tạo của chất béo được tạo thành từ glycerol và palmitic acid.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng hydrogen hóa chất béo được tạo thành từ glycerol và linoleic acid.
- Em hãy tìm hiểu và chỉ ra một số thực phẩm giàu acid béo omega-3 và omega-6.
Luyện tập:
- Chất hữu cơ G được dùng phổ biến trong mĩ phẩm và phụ gia thực phẩm. Khi thủy phân hoàn toàn bất kì chất béo nào đều thu được G. Xác định chất G.
BÀI TẬP
- Có bao nhiêu ester có công thức phân tử C3H6O2?
- Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được chất Y có công thức phân tử C3H5O2Na. X có công thức cấu tạo là ?
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm hóa học 12 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
CHƯƠNG 1. ESTER – LIPID
XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA
BÀI 1. ESTER – LIPID
(30 CÂU)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Ester là nguyên liệu để sản xuất
A. hương liệu, mĩ phẩm. B. trang sức.
C. kim loại. D. phi kim.
Câu 2: Ester thường _________ nước và _______ trong nước.
A. nặng hơn; tan nhiều. B. nhẹ hơn; ít tan.
C. nhẹ hơn; tan nhiều. D. nặng hơn; ít tan.
Câu 3: Trong môi trường acid hoặc môi trường base, ester bị
A. cháy. B. đóng rắn. C. thủy phân. D. phân hủy.
Câu 4: Ester có mùi chuối chín là
A. isoamyl acetate. B. ethyl butyrate.
C. methyl formate. D. formaldehyde.
Câu 5: Phản ứng thủy phân ester trong môi trường acid thường là
A. phản ứng gây nổ. B. phản ứng trung hòa.
C. phản ứng một chiều. D. phản ứng thuận nghịch.
Câu 6: Công thức chung của ester đơn chức là
RCOOH. B. RCOOR’. C. RCOR’. D. HCOOH.
Câu 7: Phản ứng thủy phân ester trong môi trường base là
phản ứng một chiều. B. phản ứng thuận nghịch.
C. phản ứng acid. D. phản ứng base.
Câu 8: Ester không được ứng dụng trong
luyện kim. B. làm dung môi.
C. làm hương liệu cho mĩ phẩm. D. làm vật liệu polymer.
Câu 9: Chất béo là
hydrocarbon của alcohol.
B. triester của glycerol với acid vô cơ.
C. triester của glycerol với acid béo.
D. oxide của các kim loại quý.
Câu 10: Phản ứng hóa học đặc trưng của chất béo là
phản ứng khử. B. phản ứng trung hòa.
C. phản ứng oxi hóa. D. phản ứng thủy phân.
Câu 11: Chất béo có ứng dụng như thế nào đối với con người?
A. cung cấp oxygen cho con người.
B. sản xuất vải may quần áo.
C. là thức ăn quan trọng của con người.
D. sản xuất linh kiện điện tử.
Câu 12: Lợi ích của acid béo omega – 3 và omega – 6 đối với sức khỏe là
A. tăng khả năng tạo muối của cơ thể, hạn chế bệnh bướu cổ.
B. có lợi cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa các bệnh về tim, động mạch vành.
C. có lợi cho xương khớp, nâng cao khả năng hấp thụ ion calcium.
D. nâng cao khả năng tái tạo của mô sụn, giúp xương chắc khỏe.
Câu 13: Chất béo có vai trò
A. là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.
B. cung cấp acid cho dịch dạ dày.
C. cung cấp dung dịch muối có lợi cho sức khỏe.
D. thủy phân alkane có trong cơ thể.
Câu 14: Lipid có trong
A. phi kim. B. tế bào sống. C. hợp kim. D. muối biển.
Câu 15: Acid béo là
A. carboxylic acid đa chức. B. carboxylic acid tạp chức.
C. carboxylic base đa chức. D. carboxylic acid đơn chức.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Chất nào sau đây không phải là ester?
A. HCOOC6H5. B. HCOOCH3. C. CH3COOH. D. CH3COOCH3.
Câu 2: Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn là do chứa
A. gốc acid béo không no. B. glycerol.
C. gốc acid béo no. D. gốc acid béo.
Câu 3: Methyl propionate là tên gọi của hợp chất nào sau đây?
A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. C3H7COOH. D. C2H5COO.
Câu 4: Sản phẩm của phản ứng ester hóa giữa ethanol và acetic acid là
A. methyl acetate. B. propyl formate. C. ethyl acetate. D. ethyl benzoate.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về methyl formate?
A. Là đồng đẳng của acetic acid. B. Có CTPT là C2H4O.
C. Là đồng phân của acetic acid. D. Là hợp chất ester.
Câu 6: Tại sao dầu mỡ bị ôi khi để ngoài không khí?
A. Do chất béo chứa ester nên dễ bị chlorine hóa.
B. Do chất béo chứa các liên kết ba kém bền, dễ bị oxi hóa.
C. Do chất béo có thành phần chính là các acid vô cơ, dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
D. Do chất béo không no bị oxi hóa chậm bơi oxygen.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HÓA HỌC 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
HÓA HỌC 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Chất béo là
hydrocarbon của ketone.
B. triester của glycerol với các acid vô cơ.
C. triester của glycerol với các acid béo.
D. muối của các kim loại quý.
Câu 2. Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử amonia bằng gốc hydrocarbon, thu được _________.
A. amine. B. chlorine.
C. carbonyl. D. oxygen.
Câu 3. CH3-NH2 là amine bậc
4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Câu 4. Monosaccharide nào có nhiều trong mật ong?
A. Glucose. B. Tinh bột.
C. Fructose. D. Chất béo.
Câu 5. Ý đúng khi nói về tính chất vật lí của amino acid là
A. phân tử không phân cực.
B. không tan trong nước.
C. nhiệt độ nóng chảy thấp.
D. tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
Câu 6. Tên thông thường của H2N-CH(CH3)-COOH là
A. alanine. B. lysine.
C. glycine. D. valine.
Câu 7. Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì
A. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B. gây ô nhiễm môi trường.
C. tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D. gây hại cho da tay.
Câu 8. Chất X có cấu tạo phân tử như sau:
X không phản ứng được với
A. Cu(OH)2. B. thuốc thử Tollens.
C. nước bromine. D. He.
Câu 9. Saccharose phản ứng được với Cu(OH)2 do
A. có nhiều nhóm hydroxy liền kề.
B. có nhóm amine xen kẽ với nhóm carbonyl.
C. có nhóm carbonyl trong phân tử.
D. có tính acid mạnh.
Câu 10. Xà phòng được điều chế bằng cách
A. thủy phân saccharose.
B. thủy phân dầu ăn trong môi trường kiềm.
C. điện phân dung dịch muối ăn.
D. phản ứng của hydrogen với chất béo rắn.
Câu 11. Trong tự nhiên, cellulose có nhiều trong
A. các loại hạt. B. thành tế bào thực vật.
C. củ sắn. D. quả chuối xanh.
Câu 12. Công thức phân tử của tinh bột là
A. C6H5OH. B. C6H12O6.
C. CH3COOCH3. D. (C6H10O5)n.
Câu 13. Ethyl acetate có công thức cấu tạo là
A. HCOOCH3. B. CH3COOH.
C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5.
Câu 14. Cho m gam CH3COOC2H5 phản ứng vừa đủ với NaOH. Oxi hóa hoàn toàn lượng alcohol thu được rồi dẫn sản phẩm qua bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 10,65 gam. Giá trị của m gần nhất với
A. 6,55 gam. B. 7,35 gam. C. 9,54 gam. D. 10,31 gam.
Câu 15. Nhỏ vài giọt I2 vào mặt cắt của miếng chuối xanh. Hiện tượng xảy ra là
A. xuất hiện màu xanh tím.
B. xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
C. tạo dung dịch màu đỏ nâu.
D. có kết tủa màu đen.
------Còn tiếp-----------
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoá học 12 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Hoá học 12 chân trời, soạn hoá học 12 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THPT