Đề thi giữa kì 1 lịch sử 8 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Lịch sử 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

       Câu 1 (0,25 điểm). Quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm và cai trị là:

  1. Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia).
  2. Mã Lai (Ma-lai-xi-a) và Miến Điện (Mi-an-ma).
  3. Xiêm (Thái Lan).
  4. Phi-lip-pin.

       Câu 2 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa nông dân nào sau đây không diễn ra ở thế kỉ XVIII?

  1. Khởi nghĩa Yên Thế.
  2. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
  3. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
  4. Khỡi nghĩa Hoàng Công Chất.

       Câu 3 (0,25 điểm). Đọc đoạn tư liệu dưới đây:

       “Chúng tôi khẳng định một chân lí hiển nhiên rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Rằng để đảm bảo cho những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được quyền lực chính đáng trên cơ sở sự nhất trí của nhân dân…”.

(Trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, 1776)

       Hãy xác định các quyền cơ bản của con người được đề cập trong đoạn tư liệu trên?

  1. Quyền sống tự do và bình đẳng.
  2. Quyền không ai có thể xâm phạm được.
  3. Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
  4. Quyền bình đẳng, tự do, bác ái.

       Câu 4 (0,25 điểm). Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII – XVIII) có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Khẳng định chủ quyền duy nhất của Việt Nam trên khu vực Biển Đông.
  2. Đặt cơ sơ cho sự thành lập Vương triều Nguyễn.
  3. Tránh được sự xâm lược, nhòm ngó của thực dân Pháp.
  4. Khẳng định việc xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

       Câu 5 (0,25 điểm): Những thông tin dưới đây nói về nhà phát minh nào trong cuộc cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX:

1. Động cơ hơi nước là phát minh vĩ đại nhất của cuộc cách mạng công nghiệp

     2. Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh của  con người.

A. R. Ác-rai.

       B. Giêm Oát.

C. E. Các-rai.

D. Xti-phen-xơn.

    

       Câu 6 (0,25 điểm). Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là:

  1. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
  2. Tự do – Bình đẳng – Bác ái.
  3. Hòa bình – Hạnh phúc – Phát triển.
  4. Dân chủ - Văn minh – Tiến bộ.

       Câu 7 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

  1. Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  2. Sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
  3. Sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân Chăm-pa.
  4. Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân.

       Câu 8 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Địa danh Lũy Thầy là:

A. Di tích gắn với những truyền thuyết dân gian về hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Cầu.

B. Thành lũy được xây dựng kiên cố, giúp chúa Nguyễn chống lại các cuộc tấn công của chúa Trịnh.

C. Di tích quốc gia đặc biệt, gắn với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa.

D. Ranh giới chia cắt đất nước trong thời gian dài xung đật Nam – Bắc triều.

Lũy Thầy – Lũy Đào Duy Từ

(Quảng Bình)

  1. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

       Câu 1 (1,5 điểm). Giải thích nguyên nhân bùng nổ và nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

       Câu 2 (1,0 điểm). Theo em, những hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải có ý nghĩa gì đối với quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

        Câu 3 (0,5 điểm). Có ý kiến cho rằng “Phong trào Tây Sơn bùng nổ là một tất yếu của lịch sử”. Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm này? Tại sao?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

%

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

C

D

B

B

C

B

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu hỏi

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, hai con trai còn nhỏ tuổi,  con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

- Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh, Nguyễn trở nên gay gắt.

- Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 - 1672).

0,75 điểm

 

Hậu quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn:

- Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

- Gây ra nhiều đau thương, tổn thất cho nhân dân.

0,75 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

Ý nghĩa những hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải đối với quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

- Các hoạt động của hai tổ chức:

+ Chức năng: khai thác tài nguyên biển; kiểm soát quản lí biển đảo.

+ Nhiệm vụ: thu lượm hàng hóa của những con tàu bị đắm, hải sản quý.

0,5 điểm

- Ý nghĩa của các hoạt động này:

+ Từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

+ Khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

0,5 điểm

Câu 3

(0,5 điểm)

Đồng ý với quan điểm“Phong trào Tây Sơn bùng nổ là một tất yếu của lịch sử”.

0,25 điểm

Giải thích:

- Nổ ra trong bối cảnh chính quyền phong kiến suy yếu, khủng hoảng trầm trọng. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân với chính quyền phong kiến.

- Giải quyết được các nhiệm vụ lịch sử: lật đổ các chính phong kiến; đánh đuổi giặc ngoại xâm; đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước.

0,25 điểm

 

 


 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ

TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Bài 1. Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

1

1

0

0,25

Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

1

1

0

0,25

Bài 3. Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

1

1

0

0,25

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Bài 4. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

1

1

0

0,25

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVIII

Bài 5. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

1

1

1

1

1,75

Bài 6. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII

1

1

1

1

1,25

Bài 7. Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1

1

0

0,25

Bài 8. Phong trào Tây Sơn

1

1

1

1

0,75

Tổng số câu TN/TL

2

1

2

1

4

0

0

1

8

3

5,0

Điểm số

0,5

1,5

0,5

1,0

1,0

0

0

0,5

2,0

3,0

5,0

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

1,5 điểm

15%

 1,0 điểm

10%

0,5 điểm

5%

5,0 điểm

50 %

5,0

điểm

 


 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ

 NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ XVIII

3

0

 

 

Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Xác định đươc các quyền cơ bản của con người được đề cập đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, 1776.

1

C3

Vận dụng cao

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Thông hiểu

Vận dụng

Nêu được ý nghĩa khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

1

C6

Vận dụng cao

Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nêu được tên nhà nhà phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX từ những thông tin đã cho.

1

C5

Vận dụng cao

ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU

THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

1

0

Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Nhận biết

Nêu được tên quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Bồ Đào Nha xâm chiếm và cai trị.

1

C1

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ

XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XVIII

4

3

Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Nhận biết

Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và nêu được hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn.

1

C1 (TL)

Thông hiểu

Vận dụng

Chọn được thông tin đúng về địa danh Lũy Thầy.

1

C8

Vận dụng cao

Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ giữa thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Nhận biết

Nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn (thế kỉ XVII – XVIII).

1

C4

Thông hiểu

Trình bày được ý nghĩa của những hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải đối với quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

1

C2 (TL)

Vận dụng

Vận dụng cao

Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Nhận biết

Thông hiểu

Nêu được cuộc khởi nghĩa nông dân không diễn ra ở thế kỉ XVIII.

1

C2

Vận dụng

Vận dụng cao

Phong trào Tây Sơn

Nhận biết

Thông hiểu

Tìm được nội dung không đúng khi nói về nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của phong trào Tây Sơn.

1

C7

Vận dụng

Vận dụng cao

Nêu được quan điểm cá nhân (đồng ý/không đồng ý), giải thích.

1

C3 (TL)

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay