Đề thi giữa kì 1 lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn LS&ĐL 4 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
"
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng được gọi là:
A. Sơ đồ. |
B.Biểu đồ. |
C. Bản đồ. |
D. Lược đồ. |
Câu 2 (0,5 điểm). Lễ hội Gầu Tào được người đan Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức để:
- Cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mùa màng bội thu.
- Cúng tạ thần rừng, núi bảo vệ người dân an toàn.
- Tỏ lòng biết ơn đến mẹ thiên nhiên ban mưa thuận gió hòa.
- Tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên.
Câu 3 (0,5 điểm). Ý không phải biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.
- Khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí.
- Làm lại nhà cửa ở nơi có nguy cơ cao xảy ra thiên tai .
- Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Câu 4 (0,5 điểm). Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các dãy núi đồ sộ là:
- Dãy Bạch Mã.
- Dãy Trường Sơn.
- Dãy Hoàng Liên Sơn.
- Dãy Hải Vân.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi tìm hiểu về khí hậu của địa phương em, em có thể tự đặt ra những câu hỏi nào?
- Có những mùa nào? Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa như thế nào?
- Có những mùa nào? Ảnh hưởng tích cực của khí hậu đến sinh hoạt, sản xuất?
- Có những mùa nào? Ảnh hưởng tiêu cực của khí hậu đến sinh hoạt, sản xuất?
- Có những mùa nào? Tại sao lại có kiểu khí hậu đó?
Câu 6 (0,5 điểm). Chọn ý không đúng khi nói về các nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- Tập trung nhiều nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu...
- Được xây dựng trên các sông như sông Đà, sông Chảy, sông Gâm...
- Cung cấp điện sản xuất và sinh hoạt, giảm lũ cho hạ lưu các sông.
- Tích nước ở các hồ chứa để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Câu 7 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây nói về địa danh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Vịnh Lăng Cô. |
B.Ghềnh đá đĩa. |
C. Vịnh Hạ Long. |
D.Vịnh Cô Tô. |
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là một trong những trò chơi được người dân Trung du miền núi Bắc tổ chức trong lễ hội Gầu Tào?
A.Thi hát đối giao duyên.
- Đánh cù.
- Múa ô, múa khèn.
- Thi nấu xôi ngũ sắc.
Câu 9 (0,5 điểm). Khi giới thiệu về lễ hội tiêu biểu của địa phương em, em nên tập trung viết về điều gì?
- Tên lễ hội, thời gian, địa điểm tổ chức, các hoạt động chính, ý nghĩa lễ hội, cảm nhận của bản thân.
- Nhận xét, đánh giá về những hoạt động chính của lễ hội.
- Sự nổi tiếng của lễ hội đối với người dân trong vùng.
- Cách tham gia vào lễ hội.
Câu 10 (0,5 điểm). Khoáng sản người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác được dùng trong lĩnh vực:
- Nông nghiệp, đời sống, sản xuất.
- Công nghiệp, dịch vụ, chăn nuôi.
- Công nghiệp, đời sống, sản xuất.
- Nông nghiệp, dịch vụ, chăn nuôi.
Câu 11 (0,5 điểm). Khu di tích Đền Hùng nằm ở khu vực:
- Thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh.
- Thành phố Việt Trì, huyện Đoan Hùng và Lâm Thao.
- Huyện Phù Ninh và thị xã Phú Thọ.
- Thị xã Phú Thọ và huyện Lâm Thao.
Câu 12 (0,5 điểm). Hình ảnh dưới đây mô tả nội dung gì?
- Nghi thức xuống đồng cày ruộng tại lễ hội Lồng Tồng.
- Nghi thức cày ruộng tại lễ hội Tịch Điền.
- Lễ hội chọi trâu.
- Nghi thức xuống đồng đầu năm.
Câu 13 (0,5 điểm). Đâu không phải là hoạt động diễn ra trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương?
- Múa ô.
- Thi gói bánh.
- Múa rối nước.
- Hát Xoan.
Câu 14 (0,5 điểm). Loại hình múa truyền thống ở vùng núi phía Bắc được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là:
- Múa khăn kết hợp nhảy sạp.
- Múa ô.
- Múa khăn.
- Múa xòe.
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm).
- Viết câu ca dao về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
- Lễ giỗ tổ được tổ chức như thế nào?
BÀI LÀM
……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………..
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Chủ đề/ Bài học |
Mức độ |
Tổng số câu
|
Điểm số |
||||||
Mức 1 Nhận biết |
Mức 2 Kết nối |
Mức 3 Vận dụng |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
MỞ ĐẦU |
|||||||||
Bài 1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí |
1 |
1 |
0 |
0,5 |
|||||
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) |
|||||||||
Bài 2. Thiên nhiên và con ở địa phương em |
1 |
1 |
0 |
0,5 |
|||||
Bài 3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em |
1 |
1 |
0 |
0,5 |
|||||
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
|||||||||
Bài 4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
3,0 |
|||
Bài 5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
1 |
1 |
1 |
3 |
0 |
1,5 |
|||
Bài 6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
2 |
1 |
1 |
4 |
0 |
2,0 |
|||
Bài 7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương |
1 |
1 |
1 |
2 |
1 |
2,0 |
|||
Tổng số câu TN/TL |
8 |
1 |
4 |
1 |
2 |
0 |
14 |
2 |
10,0 |
Điểm số |
4,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
1,0 |
0 |
7,0 |
3,0 |
10,0 |
Tổng số điểm |
6,0 60% |
3,0 30% |
1,0 10% |
10,0 100% |
10,0 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
MỞ ĐẦU |
1 |
0 |
||||
1. Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí |
Nhận biết |
Nhận biết được hình thức thể hiện trực quan các số liệu theo thời gian, không gian bằng các hình vẽ đặc trưng được gọi là biểu đồ |
1 |
C1 |
||
Kết nối |
||||||
Vận dụng |
||||||
ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG) |
2 |
0 |
||||
2. Thiên nhiên và con người ở địa phương em |
Nhận biết |
Nhận biết được câu hỏi có thể đặt ra khi tìm hiểu về khí hậu ở địa phương em. |
1 |
C5 |
||
Kết nối |
||||||
Vận dụng |
||||||
3. Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em |
Nhận biết |
Nhận biết được nội dung có thể giới thiệu khi nói về lễ hội tiêu biểu của địa phương em. |
1 |
C9 |
||
Kết nối |
||||||
Vận dụng |
||||||
TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
11 |
2 |
||||
4. Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Nhận biết |
- Nhận biết được dãy núi đồ sộ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là dãy Hoàng Liên Sơn. - Nêu một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
1 |
C4 |
C1 |
|
Kết nối |
Nêu được ý không phải biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
1 |
1 |
C3 |
||
Vận dụng |
||||||
5. Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Nhận biết |
- Nhận biết được cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
1 |
C10 |
||
Kết nối |
Chọn được ý không đúng khi nói về phân bố dân dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
1 |
C6 |
|||
Vận dụng |
Kể được tên địa danh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có trong hình ảnh minh họa. |
1 |
C7 |
|||
6. Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Nhận biết |
- Nhận biết được Gầu Tào được người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tổ chức để cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mùa màng bội thu. - Nhận biết được loại hình múa xòe truyền thống ở vùng núi phía Bắc được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. |
2 |
C2, C14 |
||
Kết nối |
Nêu được trò chơi không được tổ chức trong lễ hội Gầu Tào. |
1 |
C8 |
|||
Vận dụng |
Mô tả được nội dung hình ảnh minh họa. |
1 |
C12 |
|||
7. Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương |
Nhận biết |
Nhận biết được khu di tích Đền Hùng nằm ở thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh. |
1 |
C11 |
||
Kết nối |
- Nêu được nghi lễ không có trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương. - Viết câu ca dao về ngày giỗ Tổ Hùng Vương và trình bày cách thức tổ chức lễ hội. |
1 |
1 |
C13 |
C2 |
|
Vận dụng |