Đề thi giữa kì 2 lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn LS&ĐL 4 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (0,5 điểm). Sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung có đặc điểm nào sau đây?
- Có nhiều sông, nhưng ít sông lớn.
- Sông ngòi dày đặc, chất lượng sông phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Phân bố không đồng đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
- Mạng lưới sông ngòi kém phát triển.
Câu 2 (0,5 điểm). Vật dụng nào sau đây gắn liền với người dân miền núi ở vùng Duyên hải miền Trung?
- Đèn pin.
- Dây dù.
- Gùi.
- La bàn.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải đặc điểm của dân cư ở vùng Duyên hải miền Trung?
- Có hơn 20 triệu người.
- Dân cư phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.
- Là nơi sinh sống chủ yếu của người Raglai.
- Dân cư tập trung đông đúc ở miền núi.
Câu 4 (0,5 điểm). Mộc bản Triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO ghi danh vào năm nào?
- 2007.
- 2008.
- 2009.
- 2011.
Câu 5 (0,5 điểm). Tỉnh thành nào sau đây có di sản văn hóa phi vật thể âm nhạc cung đình Việt Nam – Nhã nhạc (Triều Nguyễn)?
- Quảng Nam.
- Đà Nẵng.
- Thừa Thiên Huế.
- Quãng Ngãi.
Câu 6 (0,5 điểm). Cố đô Huế là kinh đô của
- nhà Lý.
- nhà Trần.
- nhà Lê.
- nhà Nguyễn.
Câu 7 (0,5 điểm). Từ núi Ngự, ta có thể ngắm được danh lam thắng cảnh nào?
- Sông Hương và toàn cảnh kinh thành Huế.
- Sông Hương và chùa Thiên Mụ.
- Sông Hương và các lăng của vua Nguyễn.
- Toàn cảnh kinh thành Huế và chùa Thiên Mụ.
Câu 8 (0,5 điểm). Tháng 12 năm 1999, phố cổ Hội An được UNESCO ghi danh là
- Di tích quốc gia đặc biệt.
- Di sản văn hóa thế giới.
- Di vật, cổ vật quốc gia.
- Di sản văn hóa Việt Nam.
Câu 9 (0,5 điểm). Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của
- người Pháp.
- người Nhật.
- người Hoa.
- người Anh.
Câu 10 (0,5 điểm). Công trình kiến trúc trong hình dưới đây có tên là gì?
- Đình Thanh Hà.
- Chùa Pháp Bảo.
- Lăng Ông Ngư.
- Chùa Cầu.
Câu 11 (0,5 điểm). Địa hình vùng Tây Nguyên có đặc điểm gì?
- Chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng, có độ cao khác nhau.
- Khoảng giữa cao, bốn phía xung quanh thấp.
- Được bao quanh bởi đường bờ biển dài.
- Khoảng giữa thấp, có nhiều hồ, bốn phía xung quanh cao.
Câu 12 (0,5 điểm). Sản xuất thủy điện ở vùng Tây Nguyên không dựa trên con sông nào dưới đây?
- Sông Mê Công.
- Sông Đồng Nai.
- Sông Sê San.
- Sông Srêpôk.
Câu 13 (0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên?
- Mật độ dân số thấp nhất cả nước.
- Là vùng dân cư thưa thớt.
- Các dân tộc ở đây cùng tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo của vùng Tây Nguyên.
- Là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc Nùng.
Câu 14 (0,5 điểm). Quan sát lược đồ phân bố một số nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên và cho biết nhà máy thủy điện nào dưới đây nằm trên sông Ba?
- Nhà máy thủy điện Buôn Kuôn.
- Nhà máy thủy điện An Khê.
- Nhà máy thủy điện Đrây Hlinh.
- Nhà máy thủy điện Ialy.
- PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu một số tác động của khí hậu, sông ngòi ở vùng Duyên hải miền Trung đến đời sống và hoạt động sản xuất.
Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao cần bảo vệ rừng ở Tây Nguyên?
BÀI LÀM
%
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………