Đề thi giữa kì 1 sinh học 10 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 sinh học 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: SINH HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

Chủ đề

Mức độ đánh giá

Tổng số câu

 

Tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

Bài 1. Giới thiệu khái quát môn Sinh học

 

1

(0.25)

 

1

(0.25)

 

 

 

 

 

2

0.5

Bài 2. Phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học

 

1

(0.25)

 

1

(0.25)

 

 

 

 

 

2

0.5

Bài 3. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

 

1

 (0.25)

 

1

(0.25)

 

1

(0.25)

1

(1)

 

1

3

1.75

Bài 4. Các nguyên tố hóa học và nước

1

 (1)

2

 (0.5)

 

2

 (0.5)

 

 

 

 

1

4

2

Bài 5. Các phân tử sinh học

 

2

 (0.5)

 

3 (0.75)

1

 (1)

1

(0.25)

 

 

1

6

2.5

Bài 6. Thực hành: Nhận biết một số phân tử sinh học

 

1

(0.25)

 

 

 

 

 

 

0

1

0.25

Bài 7. Tế bào nhân sơ

 

2

(0.5)

 

2

(0.5)

 

1

(0.25)

 

 

 

5

1.25

Bài 8. Tế bào nhân thực

 

2

(0.5)

 

2

(0.5)

 

1

(0.25)

 

 

 

5

1.25

Số câu

1

12

0

12

1

4

1

0

3

28

 

Điểm số

1

3

0

3

1

1

1

0

3

7

10

Tổng điểm

4

3

2

1

10

10

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

100

100

 

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: SINH HỌC 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Các phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu và học tập sinh học gồm

  1. quan sát, nuôi cấy các sinh vật, thực nghiệm khoa học.
  2. quan sát, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.
  3. làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học, tách chiết enzyme.
  4. phân tích gene, làm việc trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm khoa học.

Câu 2: Phân tử sinh học là

A.những phân tử hữu cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.

B.những phân tử vô cơ được tổng hợp và tồn tại trong các tế bào sống.

C.những phân tử hữu cơ và vô cơ được tổng hợp trong các tế bào sống.

  1. những phân tử hữu cơ được vận chuyển vào trong các tế bào sống.

Câu 3: Liên kết hóa học được hình thành trong phân tử nước là

  1. liên kết cộng hóa trị.
  2. liên kết hidro.
  3. liên kết ion.
  4. liên kết photphodieste.

Câu 4: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật mà không có ở tế bào thực vật?

  1. Lục lạp.
  2. Không bào trung tâm.
  3. Ti thể.
  4. Trung thể.

Câu 5: Sinh học không có vai trò nào sau đây?

  1. Giảm tỉ lệ bệnh tật, gia tăng đáng kể tuổi thọ của con người.
  2. Bồi đắp thái độ tôn trọng, yêu quý và giữ gìn sự đa dạng sinh giới.
  3. Ổn định tình hình chính trị và hòa bình trên thế giới.
  4. Cải thiện kết quả học tập của bản thân.

Câu 6: Để nhận biết đường glucose có thể dùng loại thuốc thử nào sau đây?

  1. Iodine.
  2. Nước.
  3. Benedict.
  4. Chloroform.

Câu 7: Bào quan duy nhất tồn tại trong tế bào nhân sơ là

  1. ti thể.
  2. nhân.
  3. ribosome.
  4. không bào.

Câu 8: Đơn phân cấu tạo nên nucleic acid có

  1. 2 loại.
  2. 4 loại.
  3. 5 loại.
  4. 8 loại.

Câu 9: Vai trò của tế bào chất trong tế bào nhân sơ là:

  1. Nâng đỡ cấu trúc bên trong tế bào như vùng nhân, ribosome.
  2. Dự trữ các chất dinh dưỡng cho tế bào.
  3. Giúp tế bào vi khuẩn thay đổi hình dạng dễ dàng.
  4. Nơi diễn ra các phản ứng hóa sinh, đảm bảo các hoạt động sống của tế bào.

Câu 10: Thế giới sống liên tục tiến hóa dựa trên cơ sở là

  1. sự truyền đạt thông tin di truyền.
  2. sự biến dị thông tin di truyền.
  3. sự biến đổi kiểu hình của sinh vật.
  4. sự truyền đạt kiểu hình của sinh vật.

Câu 11: Nguyên tố đóng vai trò là bộ “khung xương” cấu tạo nên các phân tử hữu cơ trong tế bào là

  1. Hydrogen.
  2. Carbon.
  3. Calcium.
  4. Nitrogen.

Câu 12: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi các thành phần chính là

  1. thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, nhân.
  2. thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất,vùng nhân.
  3. màng ngoài, màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.
  4. màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân, lông và roi.

Câu 13: Nhóm sản phẩm nào sau đây có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học?

  1. Nước tẩy Javen, bột giặt sinh học.
  2. Thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men.
  3. Vaccine, thuốc trừ sâu hóa học.
  4. Nước muối sinh lí, men tiêu hóa.

Câu 14: Các amino acid cơ thể con người không thể tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn gọi là:

  1. Amino acid hiếm.
  2. Amino acid thiết yếu.
  3. Amino acid không thay thế.
  4. amino acid đặc biệt.

Câu 15: Yếu tố quan trọng nhất quyết định tính đa dạng và đặc thù của protein là

  1. số lượng các amino acid.
  2. thành phần các amino acid.
  3. trình tự sắp xếp các amino acid.

D.bậc cấu trúc không gian.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về tế bào nhân sơ?

  1. Không có màng nhân
  2. Không có nhiều loại bào quan
  3. Không có hệ thống nội màng
  4. Không có thành tế bào bằng peptidoglycan

Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng với vai trò của nước trong tế bào?

  1. Cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
  2. Là nguyên liệu tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
  3. Điều hòa nhiệt độ ổn định cho tế bào.
  4. Là dung môi hòa tan nhiều chất

Câu 18: Cho các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống:

(1) cơ thể,

(2) tế bào,

(3) quần thể,

(4) quần xã,

(5) hệ sinh thái.

Các cấp độ tổ chức sống cơ bản trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

  1. 2 → 1 → 3 → 4 → 5.
  2. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.
  3. 5 → 4 → 3 → 2 → 1.
  4. 2 → 3 → 4 → 5 → 1.

Câu 19: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
  2. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm DNA liên kết với protein.
  3. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
  4. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về điểm khác biệt trong chức năng của DNA và RNA?

  1. DNA có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. RNA có chức năng chủ yếu là tham gia thực hiện quá trình tổng hợp protein.
  2. DNA có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. RNA có chức năng chủ yếu là điều hòa hoạt động gene.
  3. DNA có chức năng chủ yếu là mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. RNA có chức năng chủ yếu là xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
  4. DNA có chức năng chủ yếu là điều hòa hoạt động cùa gene. RNA có chức năng chủ yếu là xúc tác cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào.

Câu 21: Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?

  1. mARN.
  2. Chitin.
  3. Protein bậc 4.
  4. Vitamin.

Câu 22: Để kiểm chứng vai trò của nhân tế bào, có thể sử dụng phương pháp

  1. quan sát.
  2. làm việc trong phòng thí nghiệm.
  3. thực nghiệm khoa học.
  4. nuôi cấy tế bào.

Câu 23: Bộ NST đặc trưng cho mỗi loài sinh vật bởi

  1. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST
  2. số lượng, hình thái NST
  3. số lượng, cấu trúc NST
  4. số lượng không đổi

Câu 24:  Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng?

  1. Bệnh bướu cổ.
  2. Bệnh còi xương.
  3. Bệnh cận thị.
  4. Bệnh tự kỉ.

Câu 25: "Đàn cá chép sống ở ao cá Bác Hồ" thuộc cấp độ tổ chức sống là

  1. cá thể.
  2. hệ sinh thái.
  3. quần xã.
  4. quần thể.

Câu 26: Những bộ phậncủa tế bào nhân thực tham gia tổng hợp và vận chuyển một protein xuất bào là

  1. lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  2. lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, túi tiết, màng tế bào.
  3. lưới nội chất trơn, bộ máy Golgi, không bào, màng tế bào.
  4. lưới nội chất hạt, bộ máy Golgi, lysosome, màng tế bào.

Câu 27: Ti thể được xem là "nhà máy điện" của tế bào vì

  1. ti thể có màng kép với màng ngoài trơn nhẵn và màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào.
  2. ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.
  3. hình dạng, kích thước và số lượng của ti thể phụ thuộc vào loại tế bào, một tế bào có thể có tới hàng nghìn ti thể.
  4. ti thể có khả năng sinh ra điện sinh học giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản,...

Câu 28:  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về điểm khác nhau giữa thành tế bào của vi khuẩn và thành tế bào của thực vật?

  1. Thành tế bào của vi khuẩn mỏng còn thành tế bào của thực vật dày.
  2. Thành tế bào của vi khuẩn nằm trong màng tế bào còn thành tế bào của thực vật nằm ngoài màng tế bào.
  3. Thành tế bào của vi khuẩn được cấu tạo bằng peptidoglycan còn thành tế bào của thực vật được cấu tạo bằng cellulose.
  4. Thành tế bào của vi khuẩn có chức năng dự trữ các chất dinh dưỡng còn thành tế bào của thực vật có chức năng bảo vệ.

 

 

  1. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Khả năng tự điều chỉnh quyết định khả năng sống sót của cơ thể sinh vật”. Theo em, ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Vì sao carbon là nguyên tố quan trọng trong cấu tạo các phân tử sinh học của tế bào?

Câu 3 (1 điểm): Khi chế biến salad, việc trộn dầu thực vật vào rau sống có tác dụng gì đối với sự hấp thu chất dinh dưỡng? Giải thích?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay