Đề thi giữa kì 1 sinh học 8 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Sinh học 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hệ tiêu hóa có cơ quan nào sau đây?
- Hầu. B. Tim. C. Xương. D. Thận.
Câu 2. Hệ cơ người trường thành có khoảng
- 500 cơ. B. 600 cơ. C. 700 cơ. D. 800 cơ.
Câu 3. Những hệ cơ quan nào dưới đây có cùng chức năng chỉ đạo hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
- Hệ bài tiết, hệ sinh dục, hệ nội tiết. B. Hệ tuần hoàn và hệ thần kinh.
- Hệ thần kinh và hệ nội tiết. D. Hệ vận động và hệ thần kinh.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng về các hệ cơ quan ở người?
- Nội quan trong cơ thể được bảo vệ bởi hệ vận động.
- Hệ bài tiết bao gồm phổi, thận, da, hậu môn.
- Hệ nội tiết tham gia điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Tim và mạch máu cấu tạo nên hệ tuần hoàn.
Câu 5. Chọn đáp án sai. Cách tiến hành sơ cứu gãy xương chân bao gồm
- Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định hai chân nẹp với nhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để cố định chỗ chân bị gãy.
- Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân.
- Dùng hai nẹp phía trong và ngoài của chân bị gãy, đồng thời lót hoặc miếng ở vị trí tiếp giáp giữa chân và nẹp.
- Đặt nẹp vào hai phía của cẳng chân, nẹp dài từ đầu gối tới cổ chân, đồng thời lót bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch vào phía trong nẹp.
Câu 6. Hành động nào sau đây không an toàn vệ sinh thực phẩm?
- Phân loại thực phẩm sống và thực phẩm chín trong tủ lạnh.
- Sử dụng các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn không có nguồn gốc, xuất xứ.
- Bảo quản lạnh những loại thực phẩm dễ hỏng như rau, quả, cá tươi, thịt tươi…
- Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh và sơ chế thật kĩ rau, quả…
Câu 7. Nguyên nhân của hiện tượng tiêu chảy du lịch là
- khách đến và ăn đồ ăn ở nơi du lịch nhiễm phải chủng E.coli khác với chủng thường xuyên cư trú trong ruột già, khiến cho ruột già bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy.
- không khí ở nơi du lịch mà khách hít vào bị nhiễm chủng E.coli khác với chủng thường xuyên cư trú trong ruột già, khiến cho ruột già bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy.
- nhà vệ sinh ở nơi du lịch khiến khách nhiễm phải chủng E.coli khác với chủng thường xuyên cư trú trong ruột già, khiến cho ruột già bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy.
- khách tiếp xúc với cư dân ở nơi du lịch khiến khách nhiễm phải chủng E.coli khác với chủng thường xuyên cư trú trong ruột già, khiến cho ruột già bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy.
Câu 8. Xương của Nam giòn và dễ gãy. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận Nam bị loãng xương. Theo em, nguyên nhân có thể là
- do Nam mang vác vật nặng thường xuyên.
- do bàn ghế không phù hợp với chiều cao của Nam.
- do chế độ ăn thiếu calcium.
- do Nam ngồi không đúng tư thế.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
- a) Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ vận động.
- b) Dựa vào kiến thức đã học về tư thế đòn bẩy, em hãy giải thích cơ chế hoạt động của cánh tay và cẳng chân.
Câu 2 (3 điểm).
- a) Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống nào? Giải thích.
- b) Đề xuất ít nhất ba biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Khái quát về cơ thể người | 1 |
| 1 |
|
|
|
|
| 2 |
| 1 |
Hệ vận động ở người | 1 | 1 ý | 1 |
| 1 |
|
| 1 ý | 3 | 2 | 4,5 |
Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người | 1 |
| 1 | 1 ý |
| 1 ý | 1 |
| 3 | 1 | 4,5 |
Tổng số câu TN/TL | 3 |
| 3 |
| 1 |
| 1 |
| 8 | 3 |
|
Điểm số | 1,5 | 2,5 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 0,5 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
Khái quát về cơ thể người | Nhận biết | - Xác định được các cơ quan trong cơ thể người và chức năng tương ứng. |
| 1 |
| C3 |
Thông hiểu | - Chỉ ra nội dung không đúng về cơ thể người. |
| 1 |
| C4 | |
Hệ vận động ở người | Nhận biết | - Xác định cấu tạo và chức năng của hệ vận động. - Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ vận động | 1 ý | 1 | C1a | C2 |
Thông hiểu | - Chỉ ra giai đoạn không đúng trong quá trình sơ cứu người bị gãy xương. |
| 1 |
| C5 | |
Vận dụng | - Liên hệ bệnh về hệ vận động. - Dựa vào kiến thức đã học về tư thế đòn bẩy, em hãy giải thích cơ chế hoạt động của cánh tay và cẳng chân | 1 ý | 1 | C1b | C8 | |
Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người | Nhận biết | - Xác định cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa. |
| 1 |
| C1 |
Thông hiểu | - Chỉ ra hành động không an toàn vệ sinh thực phẩm. - Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống nào? Giải thích | 1 ý | 1 | C2a | C6 | |
Vận dụng | - Giải thích hiện tượng tiêu chảy du lịch. - Đề xuất ít nhất ba biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các tác nhân có hại | 1 ý | 1 | C2b | C7 |