Đề thi cuối kì 1 sinh học 8 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 1 môn Sinh học 8 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bạch cầu trong máu có chức năng
- duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch.
- vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.
- bảo vệ cơ thể.
- làm đông máu.
Câu 2. Nơi diễn ra quá trình trao đổi khí là
- mũi. B. phế nang. C. phế quản. D. họng.
Câu 3. Cơ quan nào thải tới 90% sản phẩm bài tiết trong hệ bài tiết?
- Phổi. B. Da. C. Thận. D. Hậu môn.
Câu 4. Kháng nguyên có thể là
- virus. B. lympho B. C. lympho T. D. đại thực bào.
Câu 5. Nội dung nào sau đây đúng về máu?
- Huyết tương chiếm khoảng 55% thể tích máu, gồm chủ yếu là nước và các chất tan.
- Bên trong vaccine là mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu… có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể.
- Kháng thể do bạch cầu tạo ra để chống lại kháng nguyên theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa để tạo phản ứng miễn dịch.
- Các nhóm máu trong hệ ABO được xác định dựa vào loại kháng thể (A và B) trên bề mặt hồng cầu và kháng nguyên (α và β) trong huyết tương.
Câu 6. Khi hít vào, không khí sẽ lần lượt đi qua các cơ quan
- khoang mũi → khí quản → họng → thanh quản → phế quản → phế nang.
- khoang mũi → họng → phế quản → phế nang → khí quản → thanh quản.
- khoang mũi → khí quản → phế quản → họng → thanh quản → phế nang.
- khoang mũi → họng → thanh quản → khí quản → phế quản → phế nang.
Câu 7. Trong các đám cháy, một trong những nguyên nhân gây chết người chủ yếu là do khói và khí độc thoát ra từ đám cháy. Một trong những khí rất độc đó là khí CO, nạn nhân hít phải khí này với một lượng ít cũng có thể hôn mê và tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nguyên nhân là
- vì khí CO có khả năng kết hợp với hemoglobin cao gấp 200 lần so với O2, làm cho Hb không liên kết được với O2 ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu.
- vì CO liên kết được với O2 trên bề mặt hồng cầu tạo thành khí CO2, hemoglobin vận chuyển CO2 đến các tế bào gây ngộ độc cho các tế bào.
- vì CO phá hủy hồng cầu làm giảm số lượng hồng cầu dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển O2 trong cơ thể.
- vì CO làm hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao kết hợp với Ca2+ làm hẹp lòng mạch dẫn đến tăng huyết áp, giảm dòng máu tạo thành các cục máu đông dẫn đến tắc mạch gây nên đột quỵ.
Câu 8. Vì sao phổi có số lượng phế nang lớn?
- Nhằm tăng lượng khí hít vào. B. Nhằm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí.
- Tăng tính đàn hồi của mô phổi. D. Giúp thở sâu hơn.
PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm).
- a) Trình bày đặc điểm và chức năng của các cơ quan hệ hô hấp.
- b) Hãy giải thích câu nói: “Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.”
Câu 2 (3 điểm).
- a) Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở người.
- b) Vẽ sơ đồ truyền máu. Giả sử một người có nhóm B cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả gì?
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể | 1 |
| 2 | 1 ý |
| 1 ý | 1 |
| 4 | 1 | 5 |
Hệ hô hấp ở người | 1 | 1 ý | 1 |
| 1 |
|
| 1 ý | 3 | 1 | 4,5 |
Hệ bài tiết ở người | 1 |
|
|
|
|
|
|
| 1 |
| 0,5 |
Tổng số câu TN/TL | 3 |
| 3 |
| 1 |
| 1 |
| 8 | 2 | 10 |
Điểm số | 1,5 | 2,5 | 1,5 | 1,5 | 0,5 | 1,5 | 0,5 | 0,5 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 10 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHƯƠNG VII. SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI | 4 | 8 |
| |||
Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người | Nhận biết | Xác định các đặc điểm về máu và hệ tuần hoàn. |
| 1 |
| C1 |
Thông hiểu | - Chỉ ra ví dụ về kháng nguyên. - Chỉ ra những nội dung đúng về đặc điểm của máu - Mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn ở người. | 1 ý | 2 | C2a | C4, C5 | |
Vận dụng | - Liên hệ về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người. - Vẽ sơ đồ truyền máu. Giải thích nguyên tắc truyền máu. | 1 ý | 1 | C2b | C7 | |
Hệ hô hấp ở người | Nhận biết | - Xác định cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp. - Trình bày đặc điểm và chức năng của các cơ quan trong đường dẫn khí. | 1 ý | 1 | C1a | C2 |
Thông hiểu | Chỉ ra đường đi của không khí trong hoạt động hít vào và thở ra. |
| 1 |
| C6 | |
Vận dụng | - Liên hệ về hệ hô hấp ở người. - Giải thích câu nói: “Chỉ cần ngừng thở 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận. | 1 ý | 1 | C1b | C8 | |
Hệ bài tiết ở người | Nhận biết | Xác định đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết |
| 1 |
| C3 |