Đề thi giữa kì 1 vật lí 12 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Vật lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Dùng mô hình động học phân tử để giải thích được cấu trúc của
A. Chất rắn, chất lỏng, chất khí.
B. Chất rắn, chất lỏng, chất khí, sự chuyển thể.
C. Chất rắn, chất lỏng, sự chuyển thể, chân không.
D. Chất rắn, chất lỏng, chân không.
Câu 2. Người ta gọi chuyển động hỗn loạn, không ngừng của các hạt rất nhỏ dưới tác dụng của các phân tử chất lỏng hoặc chất khí là gì?
A. Chuyển động Brown.
B. Chuyển động vật lí.
C. Chuyển động tinh thể.
D. Plasma.
Câu 3. Trong thời gian sôi, điều kiện nào của chất lỏng không thay đổi?
A. Nhiệt độ.
B. Thể tích.
C. Khối lượng riêng.
D. Áp suất khí.
Câu 4. Vì các phân tử tương tác với nhau nên chúng có
A. năng lượng.
B. cơ năng.
C. động năng.
D. thế năng.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt?
A. Chậu nước để ngoài trời nắng sau một lúc thì nóng lên.
B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
C. Xoa hai bàn tay vào nhau khi trời lạnh.
D. Cho miếng kim loại nóng lên bằng cách cho nó tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Câu 6. Nhiệt độ cho biết điều gì?
A. Cho biết độ chênh lệch nhiệt năng của các vật khi chúng tiếp xúc nhau.
B. Cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.
C. Cho biết trạng thái khi chúng tiếp xúc nhau và trạng thái khi không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng.
D. Cho biết mốc năng lượng mà vật có thể đóng băng hoặc hóa hơi.
Câu 7. Kết luận nào dưới đây không đúng khi nói về thang nhiệt độ Celsius?
A. Kí hiệu của nhiệt độ là t.
B. 10C tương đương với 273 K.
C. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C.
D. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là 00C.
Câu 8. Trong thang nhiệt độ Kelvin, nhiệt độ của nước đang sôi là
A. 273 K.
B. 212 K.
C. 373 K.
D. 312 K.
Câu 9. Đơn vị của nhiệt dung riêng là gì?
A. J/kg.
B. J/kg.K.
C. J.kg/K.
D. J/K.
Câu 10. Nhiệt dung riêng của một chất là gì?
A. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
B. Là năng lượng cần thiết để đun nóng 1 kg chất đó trong khoảng thời gian 1s.
C. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 m3 chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
Câu 11. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là bao nhiêu?
A. 2,77.105 J/kg.
B. 3,34.105 J/kg.
C. 0,25.105 J/kg.
D. 1,80.105 J/kg.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của một chất?
A. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.
B. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho 1 kg chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là: Q = λm.
D. Được đo bằng đơn vị J/kg.
Câu 13. Nhiệt hóa hơi riêng được kí hiệu là gì?
A. Q.
B. L.
C. λ.
D. c.
Câu 14. Nhiệt hóa hơi riêng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Áp suất.
B. Bản chất của chất lỏng.
C. Nhiệt độ môi trường.
D. Khối lượng chất lỏng.
Câu 15. Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?
A. Bay hơi và nóng chảy.
B. Bay hơi và sôi.
C. Sôi và đông đặc.
D. Nóng chảy và thăng hoa.
Câu 16. Biết nhiệt hóa hơi riêng của rượu là 8,57.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm hóa hơi hoàn toàn 1 kg rượu ở 780C là
A. 8,57.105 J.
B. 4,95.105 J.
C. 1,65.105 J.
D. 9,9.105 J.
Câu 17. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng cần cung cấp để đun nóng 25 lít nước từ 250C đến 600C là
A. 3 675 000 J.
B. 2 200 000 J.
C. 1 837 000 J.
D. 4 180 000 J.
Câu 18. Cung cấp nhiệt lượng 3,5 J cho một khối khí trong một xilanh nằm ngang. Chất khí nở ra và đẩy pít-tông đi một đoạn 5 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh là 30 N, coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Độ biến thiên nội năng của khối khí là
A. 5 J. B. 2 J. C. 1,5 J. D. 3,5 J.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một người thợ sửa xe máy phát hiện trên một số bộ phận bằng nhựa của chiếc xe bị nứt vỡ. Để hàn các bộ phận này, người đó đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt để gắn chúng lại với nhau, sau đó thực hiện một số biện pháp gia công làm tăng tính thẩm mỹ của chỗ hàn.
a) Các chỗ đã nứt vỡ được lại gắn được với nhau bằng cách trên vì khi đưa mỏ hàn nhiệt vào chỗ nứt gãy sẽ làm nhựa ở chỗ nứt gãy nóng chảy và hòa dính lại với nhau khi nguội đi.
b) Phương pháp hàn nhiệt không dùng được cho các vât liệu kim loại vì nhiệt độ nóng chảy của kim loại rất cao.
c) Khi quá trình nóng chảy kết thúc, khối nhựa sẽ bị chuyển thành khối lỏng.
d) Khi các phân tử của nhựa nhận được nhiệt lượng, dao động của các phân tử mạnh lên, biên độ dao động tăng, khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng.
Câu 2. Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 10 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg.
a) Việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép không gây ô nhiễm môi trường.
b) Cần cung cấp 2,77.105 J cho 1 kg thép để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy.
c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là 2,77.1010 J.
d) Biết khi đốt hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng tỏa ra là 44.106 J. Lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng 2,77.109 J là 63 kg.
Câu 3. Khi truyền nhiệt lượng Q cho khối khí trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pít-tông làm thể tích của khối khí tăng thêm 7 lít. Biết áp suất của khối khí là 3.105 Pa và không đổi trong quá trình khí dãn nở.
a) Áp suất khí lên pít-tông là 3.105 N/m2.
b) Công mà khối khí thực hiện là 3.103 J.
c) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí giảm đi 1 100 J thì Q = 103 J.
d) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí tăng 1 100 J thì Q = 3 200 J.
Câu 4. Hình 1.4 là giản đồ chuyển thể nhiệt độ/áp suất của nước được đơn giản hoá". Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Thang nhiệt độ Celcius có nhiệt độ dùng làm mốc là nhiệt độ và nhiệt độ .
b) Thang nhiệt độ Kelvin có nhiệt độ dùng làm mốc là nhiệt độ thấp nhất mà các vật có thể đạt được (nhiệt độ không tuyệt đối) và nhiệt độ .
c) Ở nhiệt độ không tuyệt đối, tất cả các chất đều có động năng chuyển động nhiệt của các phân tử bằng không và thế năng của chúng là tối thiểu.
d) Hiện nay, các nhà khoa học đã hạ thấp nhiệt độ đến .
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển hoàn toàn 5kg nước ở 100oC thành hơi ở cùng nhiệt độ. Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg.
Câu 2. Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 0,6 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20 N. Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí
Câu 3. Một vật được làm lạnh từ 25oC xuống 5oC. Nhiệt độ của vật theo thang Kelvin giảm đi bao nhiêu kelvin?
Câu 4. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 300 g, chứa 0,5 lít nước có nhiệt độ 250C được đun trên bếp. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.Tính nhiệt lượng để đun sôi ấm nước này.
Câu 5. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một cục đá có khối lượng 100 g ở 00C là
Câu 6. Một học sinh, sau khi biết thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hoa thành nhiệt để làm ấm nước. Cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300g nước 20oC đến 95oC? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K).
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 2 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể | Nhận biết | - Nêu được mô hình động học phân tử có thể dùng để giải thích cấu trúc của chất. - Nêu được sơ lược về chuyển động Brown. | - Nhận biết được một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Trình bày được trong thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học | Nhận biết | - Nêu được mối liên hệ giữa nội năng của vật với năng lượng của các phần tử cấu tạo nên vật | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt | - Xác định được áp suất và công của khối khí thực hiện được. | 1 | 2 | C5 | C3a C3b | ||||
Vận dụng | - Vận dụng được định luật I của nhiệt động lực học trong một số trường hợp. - Xác định được độ biến thiên nội năng của khối khí | 1 | 2 | 1 | C18 | C3c C3d | C2 | |||
Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - nhiệt kế | Nhận biết | - Nhận biết được nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng - Nêu được hệ thức chuyển nhiệt độ Celsius sang Kelvin. | 1 | 1 | C6 | C3 | ||||
Thông hiểu | - Chuyển đổi được nhiệt độ Celsius sang Kelvin. | 2 | C7 C8 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 4. Nhiệt dung riêng | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa và đơn vị của nhiệt dung riêng | 2 | C9 C10 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | - Vận dụng giải bài tập có liên quan đến nhiệt dung riêng. | 1 | 1 | C17 | C4 | |||||
Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng | Nhận biết | - Nhận biết được giá trị nhiệt nóng chảy của nước đá | - Nhận biết được việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép có thể gây ô nhiễm môi trường | 1 | 1 | C11 | C2a | |||
Thông hiểu | - Phân tích được ý nghĩa giá trị nhiệt nóng chảy riêng của thép | - Làm được bài tập đơn giản có liên quan đến nhiệt nóng chảy riêng | 1 | 1 | 1 | C12 | C2b | C5 | ||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức về nhiệt nóng chảy riêng để giải các bài tập có liên quan | 2 | C2c,d | |||||||
Bài 6. Nhiệt hóa hơi riêng | Nhận biết | - Nhận biết được kí hiệu của nhiệt hóa hơi riêng | 1 | C13 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt hóa hơi riêng | - Giải được bài tập liên quan đến nhiệt hóa hơi riêng. | 1 | 1 | C14 | C1 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 7. Bài tập về vật lí nhiệt | Nhận biết | - Nhận biết được hình thức xảy ra sự hóa hơi | 1 | C15 | ||||||
Thông hiểu | - Vận dụng các kiến thức về chủ đề vật lí nhiệt để giải thích các hiện tượng liên quan | 4 | C4a C4b C4c C4d | |||||||
Vận dụng | - Giải được bài tập liên quan đến vật lí nhiệt. | 1 | 1 | C16 | C6 |