Đề thi cuối kì 1 vật lí 12 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn Vật lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Ở điều kiện chuẩn, các phân tử oxygen chuyển động với tốc độ trung bình là bao nhiêu?
A. 200 m/s.
B. 300 m/s.
C. 400 m/s.
D. 500 m/s.
Câu 2. Nhiệt độ và chuyển động của các phân tử khí có đặc điểm gì?
A. Phân tử khí chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng thấp.
B. Phân tử khí chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của khí càng cao.
C. Phân tử khí chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của khí càng cao.
D. Phân khí chuyển động không ảnh hưởng đến nhiệt độ của khí.
Câu 3. Vì sao chất khí dễ nén?
A. Vì các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. Vì lực hút giữa các phân tử chất khí rất yếu.
C. Vì các phân tử khí ở cách xa nhau.
D. Vì các phân tử bay tự do về mọi phía.
Câu 4. Hệ thức nào sau đây là của định luật Boyle?
A. p1.V2 = p2.V1
B. pV=hằng số.
C. p/V=hằng số.
D. V/p=hằng số.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?
A. Đồ thị biểu diễn p – V là một nhánh của đường hypebol.
B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.
C. Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt khác nhau thì khác nhau.
D. Áp suất tỉ lệ thuận với thể tích.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội dung định luật Charles?
A. Khi áp suất của một khối lượng khí thay đổi thì thể tích của khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
B. Khi áp suất của một khối lượng khí thay đổi thì thể tích của khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
C. Khi áp suất của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì thể tích của khí tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
D. Khi áp suất của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì thể tích của khí tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
Câu 7. Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định?
A. | B. |
C. | D. |
Câu 8. Phương trình trạng thái của một khối lượng khí lí tưởng được xác định bởi công thức nào?
A. = hằng số.
B. = hằng số.
C. = hằng số.
D. = hằng số.
Câu 9. Hằng số lí tưởng có giá trị là
A. R = 8.13 J/mol.K.
B. R = 8,31 J/mol.K.
C. R = 3,81 J/mol.K.
D. R = 3,18 J/mol.K.
Câu 10. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng không được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghiên cứu sự thay đổi khối lượng của không khí trong khí quyển.
B. Nghiên cứu sự thay đổi áp suất và thể tích của các lớp khí tồn tại trong các vật liệu.
C. Nghiên cứu, chế tạo các thiết bị liên quan đến chất khí.
D. Nghiên cứu sự thay đổi khối lượng riêng của không khí trong khí quyển.
Câu 11. Động năng trung bình của phân tử được xác định bằng hệ thức
A.
B.
C.
D.
Câu 12. Mật độ phân tử được xác định bởi hệ thức
A.
B. NV.
C.
D. NV2.
Câu 13. Từ các công thức tính áp suất chất khí trong Bài 12 SGK Vật lí 12 có thể nói áp suất chất khí là một đại lượng thống kê vì:
A. Công thức chỉ áp dụng được cho một tập hợp vô cùng lớn các phân tử khí.
B. Công thức cho thấy áp suất phụ thuộc vào động năng trung bình của các phân tử khí.
C. Công thức cho thấy áp suất chất khí không phụ thuộc vào tốc độ của từng phân tử.
D. Tất cả các lí do kể trên.
Câu 14. Đại lựợng nào sau đây được giữ không đồi theo định luật Boyle?
A. Chỉ khối lượng khí.
B. Chỉ nhiệt độ khí.
C. Khối lượg khí và áp suất khí.
D. Khối lượng khí và nhiệt độ khí.
Câu 15. Quan niệm nào sau đây của thuyết động học phân tử chất khí không làm cho các định luật về chất khí của thuyết này chỉ là các định luật gần đúng?
A. Coi phân tử là hạt cơ bản.
B. Dùng các định luật cơ học Newton.
C. Bỏ qua thể tích riêng của các phân tử khí.
D. Coi các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
Câu 16. Một quả bóng có chứa 0,02 m3 khí ở áp suất 100 kPa. Nếu giảm thể tích quả bóng xuống còn 0,005 m3 ở nhiệt độ không đổi thì áp suất khí trong quả bóng là
A. 75 kPa.
B. 300 kPa.
C. 400 kPa.
D. 25 kPa.
Câu 17. Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Áp suất của không khí trong bơm khi nó bị nén xuống còn 20 cm3 và tăng nhiệt độ lên đến 390C là
A. 2,3.105 Pa.
B. 3,2.105 Pa.
C. 5,2.105 Pa.
D. 2,5.105 Pa.
Câu 18. Một bình đựng khí oxygen có thể tích và áp suất bằng . Coi nhiệt độ không đổi. Thể tích cúa khí này là bao nhiêu khi áp suất của khí là ?
A. .
B. .
C. .
D. .
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Các phân tử khí được coi là những quả cầu, đàn hồi tuyệt đối và kích thước của các phân tử rất nhỏ so với khoảng cách trung bình giữa chúng.
b) Tổng thể tích của các phân tử đáng kể so với thể tích của bình chứa khí.
c) Giữa hai lần va chạm liên tiếp, các phân tử chuyển động thẳng biến đổi đều.
d) Chuyển động của các phân tử tuân theo định luật I, II và III của Newton.
Câu 2. Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 105 Pa. Pít-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Coi nhiệt độ như không đổi.
a) Quá trình thực hiện là quá trình đẳng nhiệt.
b) Có thể áp dụng định luật Boyle với quá trình này.
c) Đồ thị p - V của quá trình này có dạng là một đường thẳng có đường nối dài đi qua gốc tọa độ.
d) Áp suất của khí trong xilanh lúc sau là 2.105 Pa.
Câu 3. Dựa vào thông tin dới đây và cho biết nội dung câu nào là đúng, sai?
Về bóng thám không vô tuyến (Radiosonde)
Ngày nay, trong ngành khí tượng, người ta dùng bóng thám không vô tuyến có mang các thiết bị cảm biến khí tượng, thiết bị vô tuyến điện và định vị toàn cầu để thu thập và gửi về các trung tâm khí tượng ở mặt đất số liệu về nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của khí quyển; tốc độ gió; tốc độ di chuyển của các đám mây,... Vỏ bóng được làm bằng cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp từ hợp chất polychloroprene. Bóng được bơm khí H2 hoặc He. Vỏ bóng trước khi thả có độ dày khoảng 0,051 mm và chỉ giảm xuống còn khoảng 0,0025 mm ở độ cao mà bóng bị vỡ. Tuỳ loại bóng mà khi bắt đầu thả, bóng có thể có đường kính từ 1 m đến 2 m, đến khi đạt độ cao trên 30 km thì đường kính của bóng có thể tăng lên gấp 3 lần. Bóng có thể bay lên độ cao tới 40 km, chịu được nhiệt độ tới –95 °C và thường tồn tại trên cao trong khoảng từ 1 giờ đến 3 giờ trước khi vỡ, tự động mở dù rơi xuống. Mặc dù bóng có gắn thiết bị định vị toàn cầu nhưng xác suất để tìm lại các thiết bị của bóng còn nguyên vẹn là rất nhỏ.
a) Bóng thám không chỉ có thể bay lên được khi lực đẩy Archimede của không khí xung quanh tác dụng lên bóng lớn hơn trọng lượng bóng.
b) Người ta thường dùng cao su tự nhiên, ít khi dùng cao su tổng hợp để làm bóng mặc dù nó đắt hơn chỉ vì lí do bảo vệ môi trường.
c) Để xác định các thông số trạng thái của khí trong bóng khi bóng đang bay lên không thể dùng phương trình trạng thái của khí lí tưởng = hằng số.
d) Bóng thám không chỉ có thể bay lên được khi áp suất do chuyển động nhiệt của các phân tử khí trong vỏ bóng nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài.
Câu 4. Mô hình khí lí tưởng bỏ qua thể tích của phân tử khí, bỏ qua tương tác của các phân tử khi chưa va chạm và coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi, giúp việc mô tả các hiện tượng về chất khí trở nên đơn giản, dễ dàng.
a) Áp suất của khí tăng lên bằng cách làm tăng nhiệt độ ở thể tích không đổi, tương ứng động năng trung bình của các phân tử đã tăng theo sự tăng nhiệt độ.
b) Khi giữ nhiệt độ không đổi, dù thể tích tăng, áp suất giảm nhưng động năng trung bình của các phân tử vẫn không thay đổi.
c) Khi tốc độ của mỗi phân tử tăng lên gấp đôi, áp suất cũng tăng lên gấp đôi.
d) Khi khối khí giảm nhiệt độ, tương ứng động năng trung bình của các phân tử khí cũng giảm nhưng giảm chậm hơn sự giảm nhiệt độ.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một phân tử oxygen đang chuyển động qua tâm một bình cầu có đường kính 20 cm. Các phân tử oxygen chuyển động với tốc độ trung bình là 400 m/s. Biết rằng tốc độ của phân tử là không đổi. Tính số lần phân tử này va chạm vào thành bình chứa trong mỗi giây.
Câu 2. Một lượng khí có thể tích là 20 L ở áp suất 105 Pa. Biết nhiệt độ của khí không đổi. Thể tích của lượng khí này ở áp suất 4.105 Pa là bao nhiêu L?
Câu 3. Ở 17 oC thể tích của một lượng khí là 5 L. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 217 oC khi áp suất không đổi là bao nhiêu L? (Kết quả lấy đến 1 chữ số có nghĩa).
Câu 4. Một lượng khí lí tưởng có thể tích 100 cm3 ở nhiệt độ 18 oC và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 oC là bao nhiêu?
Câu 5. Một chiếc xe tải vượt qua sa mạc Sahara. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ là 30C. Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 1,50 m3 và áp suất trong các lốp xe là 3,42.105 Pa. Coi khí trong lốp xe có nhiệt độ như ngoài trời. Tính số mol khí trong mỗi lốp xe.
Câu 6. Một vận động viên leo núi cần hít vào 2 g không khí ở điều kiện chuẩn trong mỗi nhịp thở. Hỏi ở trên núi cao khi không khí có áp suất và nhiệt độ tương ứng là 79,8 kPa và -13 °C thì thể tích không khí người đó phải hít vào trong mỗi nhịp thở bằng bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của không khí ở điều kiện chuẩn là 1,29 kg/m3 và coi khối lượng không khí hít vào trong mỗi nhịp thở là bằng nhau.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 2 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 8. Mô hình động học phân tử chất khí | Nhận biết | - Nhận biết được tốc độ chuyển động trung bình của các phân tử oxygen - Nhận biết được đặc điểm của các phân tử khí - Nêu được những nội dung liên quan đến thuyết động học phân tử chất khí - Ước tính số va chạm của phân tử khí với thành bình trong mỗi giây | 2 | 4 | 1 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | C1 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được lí do vì sao chất khí dễ nén | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 9. Định luật Boyle | Nhận biết | - Nêu được hệ thức của định luật Boyle | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Xác định được phát biểu không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định | - Dựa vào định luật Boyle để giải thích một số trường hợp cụ thể - Xác định được thể tích của lượng khí xác định. | 1 | 2 | 1 | C5 | C2a C2b | C2 | ||
Vận dụng | - Vận dụng được định luật Boyle giải một số bài tập đơn giản - Tính được áp suất của khí trong xi lanh | 1 | 2 | C16 | C2c C2d | |||||
Bài 10. Định luật Charle | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa về định luật Charle | 1 | C6 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được biểu đồ mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định | .- Tính được thể tích của lượng khí xác định | 1 | 1 | C7 | C3 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 11. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng | Nhận biết | - Nêu được biểu thức phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng - Nêu được giá trị của hằng số lí tưởng | - Giải thích được một số trường hợp cụ thể liên quan đến phương trình trạng thái của khí lí tưởng | 2 | 2 | C8 C9 | C3a C3b | |||
Thông hiểu | Nêu được ứng dụng cảu phương trình trạng thái của khí lí tưởng | Xác định được thể tích, nhiệt độ và áp suất khí trong xi lanh | 1 | 2 | C10 | C3c C3d | ||||
Vận dụng | - Vận dụng giải bài tập có liên quan đến phương trình trạng thái của khí lí tưởng | 1 | 1 | C17 | C4 | |||||
Bài 12. Áp suất khí theo mô hình động học phân tử. Quan hệ giữa động năng phân tử và nhiệt độ | Nhận biết | - Nêu được công thức thể hiện mối quan hệ toán học vừa thể hiện mối quan hệ vật lí giữa đại lượng nhiệt độ tuyệt đối của chất khí và động năng trung bình của các phân tử khí | - Xác định được động năng trung bình của phân tử tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối | 2 | C11 C12 | |||||
Thông hiểu | . Giải thích được lí do nói áp suất chất khí là một đại lượng thống kê | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | Dựa vào áp suất khí theo mô hình động học phân tử để giải các bài tập đơn giản | 2 | 1 | C4a C4b | C5 | |||||
Bài 13. Bài tập về khí lí tưởng | Nhận biết | - Nêu được đại lượng dược giữa không ddooir theo định luật Boyle | 1 | C14 | ||||||
Thông hiểu | - Nêu được các quan niệm cuasr định luật về chất khí trong thuyết động học phân tử | 1 | C15 | |||||||
Vận dụng | - Giải được bài tập liên quan đến khí lí tưởng | 1 | 2 | 1 | C18 | C4c C4d | C6 |