Đề thi giữa kì 1 vật lí 12 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn Vật lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Sự bay hơi xảy ra ở đâu?
A. Bên trong chất lỏng.
B. Mặt thoáng của chất lỏng.
C. Đồng thời ở bên trong và trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Gần mặt thoáng chất lỏng.
Câu 2. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể rắn được gọi là gì?
A. Ngưng kết.
B. Thăng hoa.
C. Nóng chảy.
D. Động đặc.
Câu 3. Một lượng xác định của một chất trong điều kiện áp suất bình thường khi ở thể lỏng và khi ở thể khí sẽ không khác nhau về
A. khối lượng riêng.
B. khoảng cách giữa các phân tử (nguyên tử).
C. kích thước phân tử (nguyên tử).
D. vận tốc của các phân tử (nguyên tử).
Câu 4. Động năng phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tốc độ chuyển động của phân tử.
B. Nhiệt độ của vật.
C. Thể tích của vật.
D. Khoảng cách giữa các phân tử.
Câu 5. Hệ thức nào sau đây mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác?
A. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
B. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A < 0.
C. ΔU = A + Q khi Q < 0 và A > 0.
D. ΔU = A + Q khi Q > 0 và A > 0.
Câu 6. Tính chất vật lí được sử dụng nhiều trong việc chế tạo nhiệt kế là gì?
A. Sự truyền nhiệt.
B. Sự nở dài của chất rắn.
C. Đối lưu.
D. Sự nở vì nhiệt.
Câu 7. Nhiệt độ sôi của thủy ngân trong thang nhiệt độ Kelvin là
A. 505 K.
B. 630 K.
C. 273 K.
D. 90 K.
Câu 8. Trong nhiều nghiên cứu khoa học về nhiệt hay về sự phụ thuộc của các đại lượng đặc trưng của các vật liệu vào nhiệt độ... người ta thường tính toán ở các nhiệt độ khác nhau nhưng nhiệt độ 300 K được chọn tính rất nhiều vì
A. 300 K là nhiệt độ mà nhiều chất xảy ra sự chuyển thể.
B. 300 K là nhiệt độ mà thực nghiệm dễ đo đạc và quan sát.
C. 300 K là nhiệt độ được coi như nhiệt độ phòng trong điều kiện bình thường.
D. 300 K là nhiệt độ chẵn nên dễ tính toán.
Câu 9. Nhiệt dung riêng của nước là bao nhiêu?
A. 4200 J/kg.K.
B. 2100 J/kg.K.
C. 10000 J/kg.K.
D. 840 J/kg.K.
Câu 10. Nhiệt dung riêng của một chất là gì?
A. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
B. Là năng lượng cần thiết để đun nóng 1 kg chất đó trong khoảng thời gian 1s.
C. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 1000C.
D. Là nhiệt lượng cần truyền cho 1 m3 chất đó để làm cho nhiệt độ của nó tăng thêm 10C.
Câu 11. Đâu là công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn?
A. Q = UIt.
B. Q = λm.
C. Q = mcΔt.
D. Q = Lm.
Câu 12. Một bạn học sinh làm thí nghiệm với đầy đủ thiết bị để xác định được nhiệt nóng chảy riêng của một chất khi đã biết nhiệt dung riêng của chất đó trong trạng thái rắn và trạng thái lỏng. Hãy chỉ ra phương án thí nghiệm sai trong các phương án sau:
A. Bắt đầu thí nghiệm từ khi chất đó đang ở trạng thái rắn và kết thúc khi chất đó đã ở trạng thái lỏng.
B. Thực hiện thí nghiệm từ khi chất đó bắt đầu đạt đến nhiệt độ nóng chảy nhưng chưa nóng chảy và kết thúc khi nóng chảy hoàn toàn và vẫn đang ở nhiệt độ nóng chảy.
C. Bắt đầu thí nghiệm từ khi chất đó đang ở trạng thái rắn và kết thúc khi đã thấy đã có sự nóng chảy của chất đó.
D. Thực hiện thí nghiệm từ khi chất bắt đầu đạt đến nhiệt độ nóng chảy nhưng chưa nóng chảy và kết thúc đo khi chất đó đã hoàn toàn ở trạng thái lỏng.
D. thực hiện công, có nhiệt độ tăng và nội năng cũng tăng.
Câu 13. Khi một chất đang ở nhiệt độ hoá hơi
A. ta có thể làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chất đó.
B. ta có thể làm thí nghiệm để xác định nhiệt hoá hơi riêng của của chất đó.
C. ta có thể làm thí nghiệm để xác định được cả nhiệt dung riêng và nhiệt hoá hơi riêng của chất đó.
D. ta không thể làm thí nghiệm để xác định được nhiệt dung riêng hay nhiệt hoá hơi riêng riêng của chất đó.
Câu 14. Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của một chất, phương án chọn đo nhiệt hoá hơi của nước có ưu điểm là
A. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, nhiệt độ sôi thấp, nhiệt hoá hơi riêng lớn.
B. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, nhiệt hoá hơi riêng nhỏ.
C. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, nhiệt độ sôi cao.
D. nguyên liệu có sẵn, không độc hại, dẫn nhiệt tốt.
Câu 15. Với cùng một chất, quá trình chuyển thể nào sẽ làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất?
A. Nóng chảy.
B. Đông đặc.
C. Hóa hơi.
D. Ngưng tụ.
Câu 16. Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lương tương ứng Q1 và Q2. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và của rượu là 800 kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.k và của rượu là 2500 J/kg.K. Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì
A. Q1 = Q2.
B. Q1 = 1,25Q2.
C. Q1 = 1,68Q2.
D. Q1 = 20Q2.
Câu 17. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 300 g, chứa 0,5 lít nước có nhiệt độ 250C được đun trên bếp. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng để đun sôi ấm nước này là
A. 17,73 kJ.
B. 177,3 kJ.
C. 1773 J.
D. 177,3 J.
Câu 18. Một lượng khí nhận nhiệt lượng 50 J do được đun nóng; đồng thời nhận công 30 J do bị nén. Độ tăng nội năng của lượng khí này là
A. 50 J.
B. 30 J.
C. 80 J.
D. -20J.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây về mô hình động học phân tử, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Các chất được cấu tạo bởi một số rất lớn những hạt có kích thước rất nhỏ được gọi chung là phân tử.
b) Các phân tử chuyển động không ngừng theo mọi hướng, chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
c) Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
d) Giữa các phân tử có các lực tương tác (hút và đẩy). Khi các phân tử gần nhau thì lực hút chiếm ưu thế và khi xa nhau thì lực đẩy chiếm ưu thế.
Câu 2. Cung cấp nhiệt lượng cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn . Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là , diện tích tiết diện của pít-tông là . Coi pít-tông chuyển động thẳng đều. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Công của khối khí thực hiện là .
b) Độ biến thiên nội năng của khối khí là .
c) Trong quá trình dãn nở, áp suất của chất khí là .
d) Thể tích khí trong xilanh tăng 6,0 lít.
Câu 3. Nhiệt hoá hơi riêng là thông tin cần thiết để thiết kế chế tạo các sản phầm của sử dụng hiện tượng hoá hơi nhằm tiết kiệm năng lượg bảo vệ môi trường. Ví dụ như:
a) các nhiệt kế cảm ứng nhiệt.
b) các thiết bị làm lạnh.
c) nồi hấp tiệt trùng.
d) thiết bị xử lí rác thải ứng dụng công nghệ nhiệt hoá hơi.
Câu 4. Một nhà máy thép mỗi lần luyện được 10 tấn thép. Cho nhiệt nóng chảy riêng của thép là 2,77.105 J/kg.
a) Việc sử dụng khí đốt để vận hành các nhà máy thép không gây ô nhiễm môi trường.
b) Cần cung cấp 2,77.105 J cho 1 kg thép để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng tại nhiệt độ nóng chảy.
c) Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy trong mỗi lần luyện của nhà máy ở nhiệt độ nóng chảy là 2,77.1010 J.
d) Biết khi đốt hoàn toàn 1 kg khí đốt thì nhiệt lượng tỏa ra là 44.106 J. Lượng khí đốt cần sử dụng để tạo ra nhiệt lượng 2,77.109 J là 63 kg.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một nhà khoa học khi nghiên cứu khả năng chịu nhiệt của một loại vật liệu mới thì phát hiện nhiệt độ nóng chảy của nó là 271,23 °C. Hãy xác định nhiệt độ nóng chảy trên theo thang Kelvin. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).
Câu 2. Nội năng của khối khí tăng 15 J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 35 J. Khi đó, hãy xác định công mà khối khí đã thực hiện
Câu 3. Sự biến thiên nhiệt độ của khối nước đá đựng trong ấm điện theo nhiệt lượng cung cấp được cho trên đồ thị. Dựa vào đồ thị em hãy cho biết cần nhiệt lượng là bao nhiêu để có thể đun nước từ 0°C lên đến 100°C?
Câu 4. Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 20 °C. Cho khối lượng riêng của nước là 1 000 kg/m3.Tính nhiệt lượng cần truyền cho nước trong thùng để nhiệt độ của nó tăng lên tới 70°C.?
Câu 5. Tính thời gian cần thiết để làm nóng chảy hoàn toàn 2 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 30 °C, trong một lò nung điện có công suất 20 000 W. Biết chỉ có 50% năng lượng tiêu thụ của lò được dùng vào việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 6. Một lò nấu luyện nhôm trong một nhà máy trung bình nấu chảy được 15 tấn nhôm trong mỗi lần luyện. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nấu chảy hoàn toàn nhôm ở nhiệt độ nóng chảy trong một lần luyện, biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 4,00.105 J/kg.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
……………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 2 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể | Nhận biết | - Nhận biết được nơi xảy ra sự bay hơi - Nhận biết được thế nào là quá trình ngưng kết | Sử dụng sơ lược mô hình động học phân tử nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | Sử dụng sơ lược mô hình động học phân tử nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí | Dựa vào đồ thị xác định được nhiệt lượng cần để đun nước | 1 | 1 | C3 | C3 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học | Nhận biết | Nhận biết được yếu tố ảnh hưởng đến động năng phân tử | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến định luật 1 của nhiệt động lực học | 1 | C4 | |||||
Thông hiểu | Xác định được hệ thức mô tả quá trình vật vừa nhận nhiệt lượng, vừa nhận công từ vật khác | Xác định được công của khối khí | 1 | 2 | 1 | C5 | C2a C2b | C2 | ||
Vận dụng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến nhiệt động lực học | 1 | 2 | C18 | C2c C2d | |||||
Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - nhiệt kế | Nhận biết | Nhận biết được tính chất vật lí được sử dụng trong việc chế tạo nhiệt kế | Chuyển đổi được nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Kelvin | 1 | 1 | C6 | C1 | |||
Thông hiểu | Xác định được nhiệt độ sôi của thủy ngân trong thang nhiệt độ Kelvin | Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể | 2 | C7 C8 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 4. Nhiệt dung riêng | Nhận biết | Giải thích được thế nào là nhiệt dung riêng của một chất | 2 | C9 C10 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến nhiệt dung riêng | 1 | 2 | C17 | C4 C5 | |||||
Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng | Nhận biết | Nêu được công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để vật nóng chảy hoàn toàn | 1 | C11 | ||||||
Thông hiểu | Giải thích được các hiện tượng liên quan đến nhiệt nóng chảy riêng | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 6. Nhiệt hóa hơi riêng | Nhận biết | Nêu được định nghĩa nhiệt hóa hơi riêng | 1 | C13 | ||||||
Thông hiểu | Xác định được ưu điểm của phương án đo nhiệt hóa hơi riêng của nước | Giải thích được các hiện tượng liên quan đến nhiệt hóa hơi | 1 | 4 | C14 | C3a C3b C3c C3d | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 7. Bài tập về vật lí nhiệt | Nhận biết | Nhận biết được quá trình hóa hơi làm giảm lực tương tác giữa các phân tử nhiều nhất | 1 | C15 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến vật lí nhiệt | 1 | 4 | 1 | C16 | C4a C4b C4c C4d | C6 |