Đề thi giữa kì 2 vật lí 12 kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Vật lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đường sức từ có dạng là những đường thẳng song song và cách đều nhau xuất hiện ở
A. xung quanh dòng điện tròn.
B. xung quanh thanh nam châm thẳng.
C. bên trong của nam châm chữ U.
D. xung quanh dòng điện thẳng.
Câu 2. Người ta dùng dụng cụ gì để phát hiện sự tồn tại của từ trường?
A. Nam châm điện.
B. Kim nam châm.
C. Nam châm vĩnh cửu.
D. Dòng điện.
Câu 3. Tương tác nào dưới đây không được gọi là lực từ?
A. Giữa nam châm với nam châm.
B. Giữa nam châm với dòng điện.
C. Giữa dòng điện với dòng điện.
D. Giữa nam châm và miếng nhôm đặt cạnh dòng điện.
Câu 4. Cảm ứng từ B được xác định bởi biểu thức nào?
A.
B.
C.
D.
Câu 5. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây có dòng điện đặt trong từ trường đều không tỉ lệ với đại lượng nào sau đây?
A. Cường độ dòng điện trong đoạn dây.
B. Chiều dài của đoạn dây.
C. Góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.
D. Cảm ứng từ tại điểm đặt đoạn dây.
Câu 6. Từ thông có thể diễn tả
A. độ lớn của cảm ứng từ sinh ra bởi từ trường của một nam châm.
B. số đường sức từ xuyên qua một diện tích nào đó trong từ trường.
C. độ mạnh, yếu của từ trường tại một điểm.
D. mật độ các đường sức từ của một từ trường đều.
Câu 7. Xét một vòng dây dẫn kín có diện tích S và vecto pháp tuyến được đặt (cố định) trong một từ trường đều . Góc α là góc hợp bởi và . Từ thông qua diện tích S có
A. trị số âm.
B. trị số dương.
C. trị số bằng 0.
D. trị số thay đổi theo thời gian.
Câu 8. Khung dây kín đặt vuông góc với các đường sức của một từ trường đều, rộng. Trong trường hợp nào sau đây, từ thông qua khung dây không thay đổi ?
A. Khung dây chuyển động tịnh tiến với tốc độ tăng dần.
B. Khung dây quay quanh một đường kính của nó.
C. Khung dây đứng yên nhưng bị bóp méo.
D. Khung dây vừa chuyển động tịnh tiến, vừa bị bóp méo.
Câu 9. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Hiện tượng từ thông.
B. Hiện tượng quang điện ngoài.
C. Hiện tượng suất điện động cảm ứng.
D. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
Câu 10. Máy phát điện xoay chiều được cấu tạo như thế nào?
A. Gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
B. Gồm hai bộ phận chính là phần điện và phần từ.
C. Gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần điện.
D. Gồm hai bộ phận chính là phần từ và phần điện.
Câu 11. Lõi biến áp thường làm bằng
A. lá thép hoặc bạc.
B. lá sắt hoặc bạc pha silicon.
C. lá nhôm hoặc sắt.
D. lá sắt hoặc thép pha silicon.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về máy biến áp?
A. Gồm hai cuộn dây có cùng số vòng dây.
B. Các cuộn dây thường làm bằng đồng, có phủ lớp cách điện.
C. Hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Cuộn dây nối với tải tiêu thụ điện năng được gọi là cuộn thứ cấp.
Câu 13. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện
A. lực từ.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. điện trường xoáy.
D. điện từ trường.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
D. Tại một điểm trong không gian truyền sóng điện từ vecto và vecto luôn đồng pha nhau.
Câu 15. Cuộn thứ cấp của máy biến áp được nối với
A. nguồn điện một chiều.
B. nguồn điện xoay chiều.
C. tải tiêu thụ điện.
D. cuộn dây.
Câu 16. Một dây dẫn có chiều dài 10 cm được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,01 T. Cho dòng điện có cường độ 5 A chạy qua dây dẫn. Khi lực từ tác dụng có độ lớn bằng 0,005 N thì góc giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện là
A. 00.
B. 600.
C. 450.
D. 900.
Câu 17. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rôto quay với tốc độ 240 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng:
A. 24 Hz.
B. 40 Hz.
C. 50 Hz.
D. 12 Hz.
Câu 18. Một đoạn dây dài 10 cm được đặt vuông góc với một từ trường đều. Khi có dòng điện 2 A chạy trong đoạn dây thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây. Biết lực từ có độ lớn là 0,02 N. Cảm ứng từ của từ trường đều có độ lớn là
A. 0,1 T.
B. 0,2 T.
C. 0,3 T.
D. 0,4 T.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Chỉ ra câu đúng, sai trong các câu sau ;
a) Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.
b) Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau.
c) Nói chung các đường sức điện là những đường cong kín, còn các đường sức từ là những đường cong không kín.
d) Qua mỗi điểm trong không gian vẽ được vô số đường sức từ.
Câu 2. Một đoạn dây dẫn nằm ngang được giữ cố định ở vùng từ trường đều trong khoảng không gian giữa hai cực của nam châm. Nam châm này được đặt trên một cái cân (Hình 3.1). Phần nằm trong từ trường của đoạn dây dẫn có chiều dài là . Khi không có dòng điện chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là . Khi có dòng điện cường độ chạy trong đoạn dây, số chỉ của cân là . Lấy . Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Số chỉ của cân giảm đi chứng tỏ có một lực tác dụng vào cân theo chiều thẳng đứng lên trên.
b) Lực tác dụng làm cho số chỉ của cân giảm là lực từ tác dụng lên đoạn dây và có chiều hướng lên.
c) Dòng điện trong dây có chiều từ trái sang phải.
d) Độ lớn cảm ứng từ giữa các cực của nam châm là .
Câu 3. Chọn phương án đúng hoặc sai. Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì.
a) Vectơ và vectơ tại mỗi vị trí luôn cùng pha
b) Vectơ cường độ điện trường cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng từ vuông góc với vectơ cường độ điện trường
c) vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương với phương truyền sóng
d) vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn vuông góc với phương truyền sóng
Câu 4. Hai dây thẳng dài nằm song song với nhau và cách nhau một đoạn như hình vẽ. Điểm cách dây có dòng điện một đoạn là . Dòng điện trong hai dây này có cùng cường độ là , nhưng ngược chiều nhau. Biết độ lớn cảm ứng từ do một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện tạo ra ở vị trí cách trục dây dẫn một khoảng là với tính bằng tesla tính bằng mét (m) và tính bằng ampe .
a) Cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại có chiều hướng sang trái.
b) Cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại có độ lớn là .
c) Cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại có chiều hướng sang phải.
d) Cảm ứng từ do cả hai dòng điện gây ra tại có độ lớn là .
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một đoạn dây dẫn dài 70 cm được đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vecto cảm ứng từ một góc 450. Biết độ lớn cảm ứng B = 10-3 T và dây dẫn chịu lực từ F = 3.10-2 F. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn?
Câu 2. Một đoạn dây dẫn dài 5 cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng điện chạy qua dây có cường độ 0,75 A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2 N. Tính độ lớn cảm ứng từ.
Câu 3. Một khung dây tròn đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=0,08T sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ. Từ thông qua khung dây là 10-4 Wb. Xác định bán kính vòng dây đó theo đơn vị xen – ti – mét.
Câu 4. Một khung dây dẫn phẳng, có 100 vòng dây, quay trong từ trường đều, sao cho trục quay của nó luôn vuông góc với đường sức từ, với tốc độ 180 vòng/phút. Xác định suất điện động cực đại ở hai đầu khung biết từ thông cực đại gửi qua một vòng dây có giá trị 0,01 Wb.
Câu 5. Trong cuộn thứ cấp của máy biến áp có số vòng bằng 1000 xuất hiện suất điện động bằng 600 V. Nếu máy biến áp được nối vào mạng với hiệu điện thế 120 V điện thế thì số vòng trong cuộn sơ cấp là bao nhiêu?
Câu 6. Một đoạn dây dẫn điện thẳng dài chuyển động theo phương vuông góc với chính nó và vuông góc với từ trường có độ lớn cảm ứng từ là . Biết suất điện động cảm ứng trong đoạn dây là . Đoạn dây chuyển động với tốc độ bao nhiêu m/s?
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
………………………………………..
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 2 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG III: TỪ TRƯỜNG | ||||||||||
Bài 14. Từ trường | Nhận biết | - Nêu được dạng của đường sức từ bên trong nam châm chữ U - Nêu được dụng cụ dùng để phát hiện sự tồn tại của từ trường | - Chỉ ra được các phát biểu đúng/sai khi nói về từ trường | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Nhận biết được tương tác không được gọi là lực từ | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 15. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ | Nhận biết | - Nêu được biểu thức xác định cảm ứng từ B | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | - Nêu được các đại lượng phụ thuộc và lực từ | - | 1 | 2 | 2 | C5 | C2a C2b | C1 C2 | ||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan đến cảm ứng từ | 1 | 2 | C18 | C2c C2d | |||||
Bài 16. Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về từ thông | - Xác định được bán kính vòng dây trong bài tập cụ thể | 1 | 1 | C6 | C3 | |||
Thông hiểu | - Phân biệt được trường hợp từ thông qua khung dây không thay đổi. | - Dựa vào hình minh họa xác định được từ thông qua diện tích S có giá trị như thế nào. | 2 | C7 C8 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 17. Máy phát điện xoay chiều | Nhận biết | - Nêu được máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tương cảm ứng điện từ. | - Nêu được cấu tạo của máy phát điện xoay chiều | 2 | C9 C10 | |||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | - Vận dụng giải bài tập có liên quan đến máy phát điện xoay chiều | 1 | 1 | C17 | C4 | |||||
Bài 18. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ | Nhận biết | - Nhận biết được vật liệu thường được làm lõi máy biến áp | 1 | C11 | ||||||
Thông hiểu | - Phân tích được phát biểu không đúng khi nói về máy biến áp. | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | Xác định được số vòng dây của cuộn sơ cấp | 1 | C5 | |||||||
Bài 19. Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ | Nhận biết | - Nhận biết được khi nào xuất hiện điện trường xoay. | 1 | 2 | C13 | C3a C3b | ||||
Thông hiểu | Phân biệt được phát biểu sai khi nói về sóng điện từ | - Giải được bài tập liên quan đến điện từ trường | 1 | 2 | C14 | C3c C3d | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 20. Bài tập về từ trường | Nhận biết | - Nhận biết được cuộn thứ cấp của máy biến áp được nối với tải tiêu thụ điện | 1 | C15 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | - Giải được bài tập liên quan đến từ trường | 1 | 4 | 1 | C16 | C4a C4b C4c C4d | C6 |