Đề thi giữa kì 1 vật lí 12 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 1 môn Vật lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Chất rắn kết tinh khi đun nóng có thể chuyển thành
A. Thể khí.
B. Thể rắn.
C. Thể lỏng.
D. Thể lỏng và thể rắn.
Câu 2. Sự hóa hơi có thể xảy ra dưới hình thức nào?
A. Bay hơi và nóng chảy.
B. Bay hơi và sôi.
C. Nóng chảy và thăng hoa.
D. Sôi và đông đặc.
Câu 3. Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất không có nội dung nào sau đây?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt.
B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Giữa các phân tử có lực liên kết phân tử.
D. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
Câu 4. Đơn vị của nội năng là gì?
A. Niu-tơn (N).
B. Jun (J).
C. Oát (W).
D. Vôn (V).
Câu 5. Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng của vật có thể tăng hoặc giảm.
C. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.
D. Nội năng là nhiệt lượng.
Câu 6. Khi hai vật có nhiệt độ chênh lệch tiếp xúc nhau thì nhiệt năng được truyền như thế nào?
A. Truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
B. Truyền từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao.
C. Không có sự truyền nhiệt năng giữa chúng.
D. Vật ở trạng thái cân bằng nhiệt.
Câu 7. Hãy tìm câu sai trong các câu sau:
A. Nhiệt độ là đại lượng được dùng để mô tả mức độ nóng, lạnh của vật.
B. Nhiệt độ của một vật phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Nhiệt độ cho biết trạng thái cân bằng nhiệt của các vật tiếp xúc nhau và chiều truyền nhiệt năng.
D. Nhiệt độ của một vật là số đo nội năng của vật đó.
Câu 8. Nhiệt kế nào sau đây có thể đo nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Nhiệt kế thủy ngân.
B. Nhiệt kế rượu.
C. Nhiệt kế cồn.
D. Nhiệt kế dầu.
Câu 9. Nhiệt dung riêng là thông tin quan trọng thường được dùng khi thiết kế các hệ thống nào?
A. Cơ khí, điện tử.
B. Cơ học, nhiệt độ.
C. Làm mát, sưởi ấm.
D. Điều khiển tự động.
Câu 10. Đơn vị của nhiệt dung riêng là gì?
A. J/kg.
B. J/kg.K.
C. J.kg/K.
D. J/K.
Câu 11. Nhiệt lượng cần truyền cho vật khi vật bắt đầu nóng chảy tới khi vật nóng chảy hoàn toàn phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật.
B. độ tăng nhiệt độ của vật và tính chất của chất làm vật.
C. khối lượng của vật và độ tăng nhiệt độ của vật.
D. khối lượng của vật và tính chất của chất làm vật.
Câu 12. Khi muốn làm thí nghiệm để xác định nhiệt nóng chảy riêng của một chất, chúng ta có thể chọn nước đá để thí nghiệm vì
A. nước đá có nhiệt độ nóng chảy ở mức an toàn và nhiệt độ nóng chảy riêng ở mức độ khá cao.
B. nhiệt nóng chảy riêng của nước đá thấp nên dễ đo.
C. nước đá có sẵn hơn các chất khác
D. nhiệt dung riêng của nước lỏng cao làm nhiệt độ sẽ tăng chậm nên dễ đo..
Câu 13. Nhiệt hoá hơi riêng của một chất là nhiệt lượng cần cung cấp để 1 kg chất đó
A. hoá hơi hoàn toàn.
B. hoá hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi.
C. hoá hơi.
D. bay hơi hết.
Câu 14. Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước như SGK, phải mở nắp bình nhiệt lượng kế vì
A. để dễ dàng quan sát và đọc số liệu.
B. để nước đã hoá hơi dễ dàng thoát ra ngoài.
C. để giảm nhiệt trong bình nhiệt lượng kế cho khỏi hỏng dụng cụ thí nghiệm.
D. tránh tình huống cạn nước mà ta không biết, dễ gây cháy nổ.
Câu 15. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình nội năng của vật biến đổi chỉ bằng cách truyền nhiệt?
A. ΔU = 0.
B. ΔU < Q.
C. ΔU > Q.
D. ΔU = Q.
Câu 16. Một ấm đun nước có công suất 500 W chứa 500 g nước ở nhiệt độ 300C. Cho nhiệt dung riêng của nước nước là 4200 J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,26.106 J/kg. Thời gian cần thiết để đun nước trong ấm đạt đến nhiệt độ sôi là
A. 100 s.
B. 194 s.
C. 200 s.
D. 294 s.
Câu 17. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. Cần cung cấp nhiệt lượng là bao nhiêu để làm nóng 300 g đồng từ 150C đến 600C?
A. 6840 kJ.
B. 6840 J.
C. 5130 kJ.
D. 5130 J.
Câu 18. Thực hiện công 200 J để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng là 20 J. Độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh là
A. 200 J.
B. 20 J.
C. -180 J.
D. 180 J.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây về chất ở thể rắn, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Ở thế rắn các phân tử rất gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử cỡ kích thước phân tử).
b) Các phân tử ở thể rắn sắp xếp không có trật tự, chặt chẽ.
c) Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.
d) Vật rắn có thể tích và hình dạng riêng không xác định.
Câu 2. Khi truyền nhiệt lượng cho khối khí trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pít-tông làm thể tích của khối khi tăng thêm 7,0 lít. Biết áp suất của khối khi là và không đổi trong quá trình khí dãn nở.
a) Áp suất khi lên pít-tông là .
b) Công mà khối khí thực hiện là .
c) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí giảm đi thì .
d) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí tăng thì .
Câu 3. Nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt độ nóng chảy là thông tin, giúp người ta
a) xác định được năng lượng cần cung cấp cho lò nung, thời gian nung.
b) thời điểm đổ kim loại nóng chảy vào khuôn, thời điểm lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.
c) lựa chọn vật liệu chế tạo hợ kim phù hợ vơi từng yêu cầu sừ dụng khác nhau.
d) tách các kim loại nguyên chất ra khỏi quặng hỗn hợp.
Câu 4. Một hệ làm nóng nước bằng năng lượng mặt trời có hiệu suất chuyển đổi 25%; cường độ bức xạ mặt trời lên bộ thu nhiệt là 1000 W/m2; diện tích bộ thu là 4 m2. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
a) Công suất bức xạ chiếu lên bộ thu nhiệt là 4200 W.
b) Trong 1h, năng lượng mặt trời chiếu lên bộ thu nhiệt là 14,4 MJ.
c) Trong 1h, phần năng lượng chuyển thành năng lượng nhiệt là 36,0 MJ.
d) Nếu hệ thống đó, làm nóng 30 kg nước thì trong khoảng thời gian 1 giờ nhiệt độ của nước tăng thêm 28,60C.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Nhiệt độ tại New York vào một ngày đầu tháng 9 được dự báo là 94 °F. Hãy đổi khoảng nhiệt độ này sang độ C. Thang nhiệt độ Fahrenheit lấy điểm chuẩn của nước đóng băng là 32 °F và nhiệt độ sôi của nước là 212 °F.
34,4°C
Câu 2. Một lượng khí ở áp suất 2.104 N/m2 có thể tích 6 lít. Được đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 8 lít. Tính công do khối khí thực hiện
Câu 3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi đun và để nguội. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thời điểm ban đầu nhiệt độ của nước là bao nhiêu?
Câu 4. Nhiệt lượng dùng để đun 2 lít chất lỏng từ nhiệt độ 20 oC đến 100 oC là 672000J. Xác định nhiệt dung riêng của chất lỏng đó?
Câu 5. Trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước ở SGK, công suất điện trên oát kế là 950 W, khối lượng nước được sử dụng là 1 kg. Đồ thị thực nghiệm nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian xác định được như Hình 4.1. Hãy tính nhiệt dung riêng của nước.
Câu 6. Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước sử dụng ấm đun siêu tốc, một bạn học sinh thu được khối lượng nước còn lại trong ấm m (g) theo thời gian t (s) kể từ lúc khối lượng nước trong bình là m0 = 300,00 g như bảng dưới đây. Biết công suất ấm đun khi đó là PP = 1 500 W
.
Tính giá trị trung bình nhiệt hoá hơi riêng của nước.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
…………………………
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 2 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể | Nhận biết | - Nhận biết được quá trình chuyển thể của các chất - Nhận biết được hình thức có thể xảy ra sự hóa hơi và sự sôi | Sử dụng sơ lược mô hình động học phân tử nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | Sử dụng sơ lược mô hình động học phân tử nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, lỏng, khí | Dựa vào đồ thị làm các bài tập liên quan đến sự chuyển thể | 1 | 1 | C3 | C3 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học | Nhận biết | Nêu được đơn vị của nội năng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến định luật 1 của nhiệt động lực học | 1 | C4 | |||||
Thông hiểu | Nhận biết được khái niệm về nội năng | Xác định được công của khối khí | 1 | 2 | 1 | C5 | C2a C2b | C2 | ||
Vận dụng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến nhiệt động lực học | 1 | 2 | C18 | C2c C2d | |||||
Bài 3. Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - nhiệt kế | Nhận biết | Nhận biết được chiều truyền nhiệt giữa các vật | Chuyển đổi được nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ Kelvin | 1 | 1 | C6 | C1 | |||
Thông hiểu | Xác định được nhiệt kế có thể sử dụng để đo nhiệt độ của nước đang sôi | Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể | 2 | C7 C8 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 4. Nhiệt dung riêng | Nhận biết | Nhận biết được đơn vị đo nhiệt dung riêng | Nhận biết được ứng dụng của thông tin về nhiệt dung riêng | 2 | C9 C10 | |||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến nhiệt dung riêng | 1 | 2 | C17 | C4 C5 | |||||
Bài 5. Nhiệt nóng chảy riêng | Nhận biết | Nhận biết được yếu tố phụ thuộc của nhiệt lượng | 1 | C11 | ||||||
Thông hiểu | Giải thích được các hiện tượng liên quan đến nhiệt nóng chảy riêng | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 6. Nhiệt hóa hơi riêng | Nhận biết | Nêu ý nghĩa của nhiệt hóa hơi riêng | 1 | C13 | ||||||
Thông hiểu | Giải thích được các bước trong thí nghiệm về nhiệt hóa hơi riêng | Giải thích được các hiện tượng liên quan đến nhiệt hóa hơi | 1 | 4 | C14 | C3a C3b C3c C3d | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 7. Bài tập về vật lí nhiệt | Nhận biết | Nhận biết được hệ thức liên quan đến nội năng | 1 | C15 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | Vận dụng giải được các bài tập liên quan đến vật lí nhiệt | 1 | 4 | 1 | C16 | C4a C4b C4c C4d | C6 |