Đề thi giữa kì 2 vật lí 12 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Vật lí 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Từ trường là dạng vật chất tồn tại xung quanh dòng điện hoặc nam châm và
A. tác dụng lực hút lên các vật.
B. tác dụng lực điện lên điện tích.
C. tác dụng lực từ lên một dòng điện hay một nam châm khác đặt trong nó.
D. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Câu 2. Từ phổ là gì?
A. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
B. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
C. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
D. Là hình ảnh những đường tạo ra bởi các mạt sắt, cho ta thấy hình ảnh trực quan của từ trường.
Câu 3. Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi.
B. Hạt mang điện chuyển động.
C. Hạt mang điện đứng yên.
D. Nam châm chữ U.
Câu 4. Vecto cảm ứng từ của từ trường tại một điểm có phương
A. trùng với phương của nam châm thử đặt tại điểm đó.
B. vuông góc với phương của nam châm thử đặt tại điểm đó.
C. vuông góc với dây dẫn.
D. song song với dây dẫn.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về lực từ?
A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương vuông góc với dòng điện.
B. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.
C. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có điểm đặt tại trung điểm của đoạn dây mang dòng điện.
D. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với độ lớn cảm ứng từ B.
Câu 6. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn được gọi là gì?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. Từ thông.
C. Lực từ.
D. Suất điện động cảm ứng.
Câu 7. Giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B
A. tỉ lệ với số đường sức qua một đơn vị diện tích S.
B. tỉ lệ với độ lớn chu vi của diện tích S.
C. là giá trị của cảm ứng từ B tại nơi đặt điện tích S.
D. tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S.
Câu 8. Định luật Len - xơ về chiều của dòng điện cảm ứng là hệ quả của định luật bảo toàn nào ?
A. Năng lượng.
B. Điện tích.
C. Động lượng.
D. Khối lượng.
Câu 9. Roto trong máy phát điện xoay chiều là
A. nam châm đặt cố định.
B. khung dây quay quanh một trục trong từ trường.
C. vành khuyên gắn chặt vào khung dây.
D. nam châm quay cùng khung dây.
Câu 10. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều
A. được xác định dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. chỉ được đo bằng các ampe kế một chiều.
C. bằng giá trị trung bình của cường độ dòng điện chia cho
D. bằng giá trị cực đại của cường độ dòng điện chia cho 2.
Câu 11. Cuộn sơ cấp của máy biến áp được nối với
A. nguồn điện một chiều.
B. nguồn điện xoay chiều.
C. tải tiêu thụ điện.
D. cuộn dây.
Câu 12. Công dụng nào sau đây không phải của máy biến áp?
A. Giảm điện áp của dòng điện xoay chiều.
B. Tăng cường độ của dòng điện không đổi.
C. Giảm hao phí trong truyền tải điện năng đi xa.
D. Tăng điện áp của dòng điện xoay chiều.
Câu 13. Sóng điện từ là gì?
A. Là quá trình lan truyền cảm ứng điện từ trong không gian.
B. Là quá trình biến thiên giá trị điện trường trong không gian.
C. Là quá trình biến thiên giá trị lự từ trong không gian.
D. Là quá trình lan truyền điện từ trường trong không gian.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về điện từ trường?
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
Câu 15. Máy phát điện xoay chiều được cấu tạo như thế nào?
A. Gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng.
B. Gồm hai bộ phận chính là phần điện và phần từ.
C. Gồm hai bộ phận chính là phần cảm và phần điện.
D. Gồm hai bộ phận chính là phần từ và phần điện.
Câu 16. Một bình đựng nước ở 00C. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,3.105 J/kg và nhiệt hóa hơi ở nước là 2,48.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hóa hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là
A. 0,07.
B. 0,84.
C. 0,16.
D. 0,12.
Câu 17. Một máy phát điện xoay chiều với một khung dây có 500 vòng, quay đều trong từ trường đều có B = 0,2 T, diện tích mỗi vòng dây là 50 cm2, suất điện động cảm ứng trong khung có giá trị hiệu dụng là 220 V. Chu kì của suất điện động là
A. 0,01 s.
B. 0,02 s.
C. 0,04 s.
D. 0,03 s.
Câu 18. Một dây dẫn dài 50 cm mang dòng điện được đặt vuông góc với một từ trường có B = 0,05 T. Biết rằng mỗi giây có 1018 electron đi qua tiết diện thẳng của dây dẫn. Độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn là
A. 2.10-3 N.
B. 3.10-4 N.
C. 4.10-3 N.
D. 5.10-3 N.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác từ giữa các vật?
a) Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.
b) Nam châm thẳng không thể tác dụng lực lên nam châm hình chữ U.
c) Hai dòng điện có thể tương tác với nhau.
d) Hai dòng điện không thể tương tác với nhau.
Câu 2. Xét các điểm dọc theo trục của một vòng dây mang dòng điện, bắt đầu từ điểm ở bên trái vòng dây và kết thúc tại điểm ở bên phải vòng dây (Hình 3.6). Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Độ lớn của cảm ứng từ ở mọi điểm trên đường đều như nhau.
b) Từ đến , độ lớn của cảm ứng từ sẽ tăng rồi lại giảm.
c) Từ đến , độ lón của cảm ứng từ sẽ giảm rồi lại tăng
d) Dọc theo , hướng của từ trường không thay đổi
Câu 3. Một vòng dây nằm yên trong từ trường đều. Độ lớn của cảm ứng từ đang tăng nên tạo ra dòng điện cảm ứng trong vòng dây. Cường độ dòng điện cảm ứng lớn hơn khi
a) tăng tốc độ tăng của cảm ứng từ.
b) thay vòng dây bằng một vòng dây có điện trở tương tự nhưng có đường kính nhỏ hơn.
c) thay vòng dây bằng một vòng dây có điện trở tương tự nhưng có đường kính
lớn hơn.
d) giữ vòng dây sao cho mặt phẳng của nó song song với cảm ứng từ.
Câu 4. Hình bên biểu diễn một thanh dẫn điện MN trượt trên hai thanh kim loại theo chiều vuông góc với cảm ứng từ. Biết B = 0,40 T, MN = PQ = 0,20 m. Thanh MN đang chuyển động về bên trái với vận tốc có độ lớn 0,2 m/s và có hướng vuông góc với nó. Toàn bộ mạch có điện trở 2,0W. Các thanh kim loại không nhiễm từ, bỏ qua ma sát.
a) Suất điện động cảm ứng trong thanh MN có độ lớn là 1,6.10-2 V.
b) Dòng điện trong mạch có chiều NMQP.
c) Lực kéo thanh MN chuyển động đều với tốc độ đã cho là 6,4.10-4N
d) Nếu coi NM là nguồn điện thì M đóng vai trò cực dương.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một đoạn dây dài L đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T hợp với đường cảm ứng từ một góc 30°. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5 A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2 N. Tính chiều dài đoạn dây dẫn theo đơn vị xen – ti – met.
Câu 2. Một đoạn dây dài 20 cm được đặt vuông góc với đường sức từ của một từ trường đều. Khi có dòng điện 1,8 A chạy trong đoạn dây thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây. Biết lực từ có độ lớn là 0,04 N, độ lớn cảm ứng từ của từ trường đều xấp xỉ bao nhiêu?
Câu 3. Trong khoảng thời gian 0,2 s, từ thông qua một khung dây giảm từ 0,2 Wb xuống còn 0,06 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là bao nhiêu vôn?
Câu 4. Phần ứng của một máy phát điện xoay chiều một pha có 100 vòng dây. Từ thông qua mỗi vòng dây có giá trị cực đại là 0,01 Wb và biến thiên điều hòa với tần số 25 Hz. Hai đầu khung dây nối với điện trở R = 500 Ω. Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong thời gian 1 phút là bao nhiêu?
Câu 5. Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và số vòng dây của cuộn thứ cấp lần lượt là N1 = 110 vòng và N2. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 24 V. Xác định giá trị của N2.
Câu 6. Một khung dây hình tam giác vuông cân có chiều dài mỗi cạnh góc vuông là 0,20m được đặt trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây vương góc với cảm ứng từ. Nếu độ lớn cảm ứng từ thay đổi từ 0,30 T đến 0,10 T trong 50 ms thì suất điện động cảm ứng trong khung là bao nhiêu?
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
………………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 2 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 3 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG III: TỪ TRƯỜNG | ||||||||||
Bài 14. Từ trường | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm về từ trường, từ phổ | - Chỉ ra được các phát biểu đúng/sai khi nói về từ trường | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | |||
Thông hiểu | - Nhận biết được xung quanh hạt mang điện đứng yên không có từ trường | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 15. Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ | Nhận biết | - Nêu được phương của vecto cảm ứng từ | 1 | C4 | ||||||
Thông hiểu | Xác định được phát biểu không đúng khi nói về lực từ | - Phân tích được nhận định đúng/ sai khi nói về cảm ứng từ | 1 | 2 | 2 | C5 | C2a C2b | C1 C2 | ||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan đến cảm ứng từ | 1 | 2 | C18 | C2c C2d | |||||
Bài 16. Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ | Nhận biết | - Nêu được thế nào là hiện tượng cảm nưgs điện từ | - Xác định được độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung | 1 | 1 | C6 | C3 | |||
Thông hiểu | - Nhân biết được định luật Len - xơ về chiều của dòng điện cảm ứng là hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng | - Nhận biết được giá trị tuyệt đối của từ thông qua diện tích S đặt vuông góc với cảm ứng từ B tỉ lệ với số đường sức qua diện tích S | 2 | C7 C8 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 17. Máy phát điện xoay chiều | Nhận biết | - Nhận biết được Roto trong máy phát điện xoay chiều là gì. | - Nêu được Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được xác định dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. | 2 | C9 C10 | |||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | - Vận dụng giải bài tập có liên quan đến máy phát điện xoay chiều | 1 | 1 | C17 | C4 | |||||
Bài 18. Ứng dụng hiện tượng cảm ứng điện từ | Nhận biết | - Nhận biết được cuộn sơ cấp của máy biến áp được nối với nguồn điện xoay chiều | 1 | C11 | ||||||
Thông hiểu | - Phân tích được phát biểu không đúng khi nói về công dụng của máy biến áp | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | Xác định được số vòng dây của cuộn thứ cấp | 1 | C5 | |||||||
Bài 19. Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm về sóng điện từ | 1 | 2 | C13 | C3a C3b | ||||
Thông hiểu | Phân tích được phát biểu sai khi nói về điện từ trường | - Giải được bài tập liên quan đến điện từ trường | 1 | 2 | C14 | C3c C3d | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 20. Bài tập về từ trường | Nhận biết | - Nêu được cấu tạo của máy phát điện xoay chiều | 1 | C15 | ||||||
Thông hiểu | ||||||||||
Vận dụng | - Giải được bài tập liên quan đến từ trường | 1 | 4 | 1 | C16 | C4a C4b C4c C4d | C6 |