Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Lâm nghiệp Thuỷ sản Cánh diều (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. 

Câu 1. Chất kích thích sinh sản là

A. những hormone thường được sử dụng trong sinh sản nhân tạo của cá.

B. những chất dinh dưỡng cho cá vào mùa sinh sản.

C. những hormone kéo dài thời gian thành thục của trứng hoặc tinh trùng.

D. những hormone có nguồn gốc từ thực vật hoặc các chất tổng hợp.

Câu 2. Ương nuôi cá giống gồm mấy giai đoạn?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3. Thức ăn bổ sung cho thủy sản là gì?

A. Là một thành phần đơn lẻ hoặc kết hợp được thêm vào để chế biến thành thức ăn thủy sản.

B. Là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi để cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho đối tượng nuôi.

C. Là các loại thực ăn, các sinh vật phù du trộn lẫn vào nhau để tạo nên nhiều dưỡng chất cho thủy sản.

D. Là thành phần có nguồn gốc từ thực vật mang các dưỡng chất bổ sung như vitamin.

Câu 4. Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường

A. dưới 20 oC.

B. dưới 30 oC.

C. dưới 40 oC.

D. dưới 50 oC.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng của cá rô phi?

A. Ánh sáng

B. Thức ăn

C. Không khí

D. Nước

Câu 6. Theo tiêu chuẩn VietGAP, địa điểm nuôi thủy sản không được nằm ở đâu?

A. Khu vực ít bị ảnh hưởng bởi các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.

B. Nằm ngoài phạm vi các khu bảo tồn quốc gia và quốc tế.

C. Trong khu vực rừng ngập mặn.

D. Có đủ yêu cầu pháp lí về quyền sử dụng đất.

Câu 7. Yêu cầu về vật liệu xây dựng bờ ao trong VietGAP là gì?

A. Phải là vật liệu tự nhiên

B. Phải có màu sắc bắt mắt

C. Không gây ô nhiễm môi trường

D. Phải có khả năng cách nhiệt tốt

Câu 8. Mật độ thả cá giống quá dày có thể dẫn đến hậu quả gì?

A. Cá lớn nhanh

B. Cá khỏe mạnh

C. Cá bị bệnh

D. Cá sinh sản nhiều

Câu 9. Các chất bổ sung nên được bảo quản ở nhiệt độ bao nhiêu?

A. Dưới 30 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất.

B. Dưới 20 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

C. Dưới 40 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

D. Dưới 50 oC nhưng thời hạn bảo quản tùy thuộc vào từng loại chất

Câu 10. Trong thức ăn chăn nuôi, các chất vô cơ là

A. khoáng đa lượng.

B. protein, lipid, carbonhydrate,…

C. nước.

D. khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.

Câu 11. Ở Việt Nam, mùa sinh sản chủ yếu của cá là

A. cuối xuân đầu hè ở miền Bắc và đầu mùa khô ở miền Nam.

B. cuối đông đầu xuân ở miền Bắc và đầu mua khô ở miền Nam.

C. cuồi hè đầu thu ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam.

D. cuối xuân đầu hè ở miền Bắc và đầu mùa mưa ở miền Nam.

Câu 12. Một số chất kích thích sinh sản được sử dụng phổ biến trong sản xuất cá hiện nay là

A. GH.

B. Hormone thyroxine.

C. Hormone juvenile, ecdysone.

D. LRHa, HCG, PG, và GnRHa,…

Câu 13. Lợi ích của sử dụng chất kích thích sinh sản trong nhân giống thuỷ sản là

A. giúp chọn lọc được giới tính của con giống.

B. giúp chọn lọc được các gene mong muốn.

C. giúp sản xuất cá giống trên quy mô lớn và chủ động.

D. giúp loại bỏ các con giống yếu ớt, bệnh tật.

Câu 14. Tuổi thành thục sinh dục ở cá tra cái là 

A. 4 - 6 tháng tuổi.

B. 12 - 18 tháng tuổi.

C. 24 tháng tuổi.

D. 36 tháng tuổi.

Câu 15. Nguyên liệu có vai trò là

A. chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng để phì hợp với từng loài, từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển thuỷ sản.

B. tăng giá trị dinh dưỡng trong khẩu phẩn ăn, động vật tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.

C. cung cấp chất dinh dưỡng (protein hàm lượng cao) cho động vật thuỷ sản, phù hợp với đặc tính bắt mồi chủ động.

D. phối chế thức ăn, cung cấp protein, năng lượng và chất phụ gia.

Câu 16. Thức ăn hỗn hợp và chất bổ sung bảo quản ở nhiệt độ thường nhưng thức ăn tươi sống phải bảo quản lạnh vì

A. thức ăn tươi sống có nhiều chất dinh dưỡng hơn.

B. thức ăn tưới sống có hàm lượng protein cao hơn.

C. thức ăn tươi sống có hàm lượng nước cao hơn.

Câu 17. Mục đích của việc sử dụng túi lọc thô trong hệ thống cấp nước là gì?

A. Loại bỏ các chất bẩn lớn.

B. Tăng cường lượng oxy trong nước.

C. Giảm độ mặn của nước.

D. Tạo bọt khí cho nước.

Câu 18. Sơ đồ chỉ dẫn khu nuôi thủy sản có vai trò gì?

A. Giúp người lạ dễ dàng tìm đường.

B. Hỗ trợ quản lý và kiểm soát các khu vực trong cơ sở nuôi.

C. Làm tăng tính thẩm mỹ cho cơ sở nuôi.

D. Cả A và C.

Câu 19. Ý nào dưới đây nói không đúng về bảo quản thức ăn hỗn hợp thủy sản?

A. Bảo quản thức ăn thủy sản ở nhiệt độ môi trường dưới 20 oC.

B. Thức ăn phải được bảo quản trong nhà kho, tránh nước và tránh ánh nắng trực tiếp.

C. Các bao thức ăn phải được chồng lên nhau trên kệ (không quá 10 bao) để tránh tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và cách tường ít nhất từ 45 đến 50 cm.

D. Tốt nhất nên sử dụng trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu sau khi sản xuất, không nên bảo quản quá 3 tháng.

Câu 20. Yếu tố nào sau đây không quan trọng khi lựa chọn bãi nuôi nghêu:

A. Độ mặn

B. Cỡ hạt cát

C. Độ cao so với mực nước biển

D. Độ dốc của bãi

Câu 21. Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trên vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con.  Điều này chứng tỏ

A. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.

B. trong điều kiện nuôi khác nhau, các giống cá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.

C. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống cá như nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

D. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

Câu 22. Vì sao sức sinh sản của cá cao hơn so với đa số các loài động vật có xương sống khác?

A. Vì đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài môi trường nước.

B. Vì có thể đẻ nhiều lứa trong năm.

C. Vì đặc tính đẻ con.

D. Vì đặc tính thụ tinh trong.

Câu 23. Thức ăn trong hình dưới đây thuộc nhóm thức ăn nào cho thuỷ sản?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNCÁNH DIỀU…………………………………….. TRƯỜNG THPT .........BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUYMÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢNCÁNH DIỀU Thành phần năng lựcCấp độ tư duyPHẦN IPHẦN IINhận biếtThông hiểuVận dụngNhận biếtThông hiểuVận dụngNhận thức công nghệ73122 Giao tiếp công nghệ2   21Sử dụng công nghệ231  3Đánh giá công nghệ122 24Thiết kế kĩ thuật      TỔNG1284268 TRƯỜNG THPT .........BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

A. Thức ăn hỗn hợp.

B. Thức ăn tươi sống.

C. Chất bổ sung.

D.  Nguyên liệu.

Câu 24. Một trang trại nuôi cá bị dịch bệnh. Theo tiêu chuẩn VietGAP, những biện pháp nào cần thực hiện để ngăn chặn dịch bệnh lây lan sang các ao nuôi khác?

A. Tăng cường cho cá ăn.

B. Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh.

C. Cách ly ao bị bệnh, tiêu độc khử trùng dụng cụ và khu vực xung quanh.

D. Bán hết số cá bị bệnh.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. 

Câu 1. Học sinh của lớp 12 H được giao nhiệm vụ tìm hiểu về đặc điểm sinh sản của cá. Khi trình bày báo cao, các nhóm thảo luận và đưa ra một số nhận xét như sau:

a) Hầu hết các loại cá nước mặn và nước ngọt đều sinh sản theo phương thức đẻ trứng và thụ tinh ngoài trong môi trường nước.

b) Trong tự nhiên, đa số các loài cá ở nước ta sinh sản theo mùa, tập trung vào những tháng có nhiệt độ cao.

c) Các loài cá nước ngọt và cá nước mặn đều có tập tính di cư để sinh sản.

d) Ở hầu hết các loài cá, tuổi thành thục sinh dục của con đực và con cái giống nhau.

Câu 2. Đọc thông tin sau:

“Trong công nghiệp chế biến cá tra, có khoảng 60% cơ thể cá không được sử dụng làm thực phẩm, bao gồm đầu, mỡ, da, nội tạng và xương. Những phế phụ phẩm này có chứa nhiều loại protein khác nhau. Các nhà khoa học đã tuyển chọn và sử dụng những loại enzyme thích hợp để thuỷ phân một số loại protein có trong phế phẩm cá tra để chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine”.

Từ thông tin trên, có một số nhận định như sau:

a) Quá trình chế biến thức ăn thuỷ sản giàu lysine có ý nghĩa giúp cải thiện hàm lượng lysine trong thức ăn, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu lysine, giảm thiểu chi phí sảm xuất.

b) Việc phối trộn nguyên liệu với enztme, bổ sung nước sạch và ủ trong thời gian thích hợp để enzyme thuỷ phân protein trong nguyên liệu thành lysine quan trọng nhất.

c) Không thể thay thế phụ phẩm cá tra bằng bất kì loài cá nước mặn nào khác.

d) Nên áp dụng quá trình này ở những nước có nền khoa học phát triển.

Câu 3. Khi tham quan mô hình nuôi cá rô phi trong lồng tại địa phương. Đối với trường hợp dịch bệnh xảy ra tại lồng nuôi cá rô phi, người nuôi có thể xử lí bằng các cách như sau:

a) Vớt loại bỏ cá chết, cá bệnh nặng ra khỏi lồng nuôi.

b) Gửi mẫu cá có biểu hiện bệnh đến các phòng thí nghiệm, xin tư vấn của nhà chuyên môn.

c) Thu hoạch sớm tất cả cá trong lồng nuôi.

d) Điều trị cho cá bằng các loại thuốc theo liều lượng, các dùng theo quy định.

Câu 4. Nuôi tôm thẻ chân trắng là một ngành nghề nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao, đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm.

a) Giai đoạn 1 của quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng có mật độ thả cao nhất.

b) Nước trong ao nuôi tôm luôn phải trong suốt để tôm phát triển tốt.

c) Thay nước thường xuyên là cách tốt nhất để duy trì chất lượng nước trong ao nuôi tôm.

d) Việc bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tôm phát triển khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.

 TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

……………………………………..

TRƯỜNG THPT .........

BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức công nghệ

7

3

1

2

2

Giao tiếp công nghệ

2

2

1

Sử dụng công nghệ

2

3

1

3

Đánh giá công nghệ

1

2

2

2

4

Thiết kế kĩ thuật

TỔNG

12

8

4

2

6

8


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ 12 –  LÂM NGHIỆP – THỦY SẢN

CÁNH DIỀU

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức công nghệ

Giao tiếp công nghệ

Sử dụng công nghệ

Đánh giá công nghệ

Thiết kế kĩ thuật

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

CHỦ ĐỀ 6. CÔNG NGHỆ GIỐNG THUỶ SẢN

8

0

8

0

Bài  14. Vai trò của giống và ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống thuỷ sản

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm chất kích thích sinh sản.

Nhận biết được một số chất kích thích sinh sản ở cá

2

C1, 12

Thông hiểu

Chỉ ra được lợi ích khi dùng chất sinh sản

1

C13

Vận dụng

Chỉ ra được vai trò của điều kiện nuôi

1

C21

Bài  15: Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật ương cá, tôm giống

Nhận biết

- Nhận biết được giai đoạn ươm nuôi giống.

Nhận biết được mùa sinh sản của cá

1

C11

Thông hiểu

Chỉ ra được tuổi thành thục sinh dục ở cá

Chỉ ra được thời gian cá sinh sản

Chỉ ra được môi trường sinh sản của cá

1

4

C14

C1

Vận dụng

Chỉ ra được nguyên nhân cá sinh sản nhiều

1

C22

CHỦ ĐỀ 7. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN THUỶ SẢN

8

8

8

8

Bài  16: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thuỷ sản

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm thức ăn bổ sung cho thuỷ sản

Nhận biết được các chất vô cơ

2

C3, 10

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò của nguyên liệu

1

C15

Vận dụng

Đưa ra được nhóm thức ăn của cá

1

C23

Bài 17: Chế biến và bảo quản thức ăn thuỷ sản  

Nhận biết

- Nhận biết được nhiệt độ bảo quản thức ăn.

Nhận biết được nhiệt độ để bảo quản các chất bổ sung

2

C4, 9

Thông hiểu

Chỉ ra được nguyên nhân thức ăn tươi sông phải bảo quản lạnh

Chỉ ra được ý kiến không đúng về bảo quản thức ăn

2

C16, 19

Vận dụng

Đưa ra được cách chế biến thức ăn thuỷ sản

4

C2

CHỦ ĐỀ 8. CÔNG NGHỆ NUÔI THUỶ SẢN

8

8

8

8

Bài  18. Kĩ thuật nuôi một số loài thuỷ sản phổ biến

Nhận biết

Nhận biết được yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá rô phi.

Nhận biết được cách xử lí cá.

Nhận biết được hậu quả khi thả cá giống quá dày

2

2

C5, 8

C3a, b

Thông hiểu

Chỉ ra được các điều trị

Chỉ ra được mục đích sử dụng túi lọc thô khi cấp nước

Chỉ ra được yếu tố không quan trọng khi lựa chọn bãi nghêu

2

2

C17, 20

C3c, d

Vận dụng

Đưa ra được mật độ nuôi tôm thẻ

Đưa ra được cách đảm bảo tôm phát triển

4

C4

Bài 19. Quy trình nuôi thuỷ sản theo quy chuẩn VietGAP.

Nhận biết

- Nhận biết được vị trí địa điểm nuôi thuỷ sản.

- Nhận biết được yêu cầu nuôi theo quy chuẩn vietgap

2

C6, 7

Thông hiểu

Chỉ ra được vai trò của sơ đồ chỉ dẫn

1

C18

Vận dụng

Đưa ra được biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh

1

C24

            


 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay