Đề thi giữa kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 kết nối tri thức kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 sinh học 11 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Cảm ứng ở sinh vật là

  1. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
  2. Sự tiếp nhận và phản ứng của thực vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho thực vật thích ứng với môi trường sống.
  3. Sự tiếp nhận và phản ứng của động vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho động vật thích ứng với môi trường sống.           
  4. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật không thích ứng với môi trường sống.

Câu 2: (NB) Vài trò của cảm ứng đối với sinh vật là

  1. Đảm bảo cho sinh vật sinh sản.
  2. Đảm bảo cho sinh vật phát triển.
  3. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
  4. Đảm bảo cho sinh vật lớn lên.

Câu 3: (TH) Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  1. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  2. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  3. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  4. Cây nắp ấm bắt mồi.

 

 Câu 4: (NB) Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa là gì?

  1. Cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. Rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. Cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. Rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 5 (NB): Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?

  1. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương
  2. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương
  3. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm
  4. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương

Câu 6 (NB):  Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  1. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  2. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  3. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  4. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 7 (NB): Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  1. tính hướng tiếp xúc.
  2. tính hướng sáng.
  3. tính hướng hoá.
  4. tính hướng nước.

Câu 8 (TH): Đâu là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật?

(1) Cây con hướng về phía có ánh sáng.

(2) Rễ cây hướng về phía có nguồn nước sạch.

(3) Cây nho leo trên giàn cao

(4) Em dừng xe khi thấy đèn đỏ.

(5) Em làm bài tập về nhà

  1. (1), (2), (3), (4).
  2. (1), (2), (3), (5).
  3. (1), (2), (4), (5).
  4. (2), (3), (4), (5).

Câu 9 (TH): Vận động nào sau đây thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng? 

  1. Sự khép lá của cây trinh nữ khi có va chạm cơ học.    
  2. Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây bầu, bí.
  3. Vận động nở hoa.                                              
  4. Sự khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.

Câu 10 (TH):  Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về ánh sáng là do bao nhiêu nguyên nhân trong số các nguyên nhân sau? 

  1. Auxin phân bố không đều ở hai phía ít hay nhiều ánh sáng.
  2. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.
  3. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào.
  4. Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào.

 

Câu 11 (NB): Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

  1. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  2. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  3. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
  4. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

 

Câu 12 (NB): Nội dung nào sau đây đúng?

  1. Cảm ứng ở thực vật là các cử động diễn ra nhanh hơn nhiều so với động vật.
  2. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn so với thực vật nhờ có sự can thiệp của hệ thần kinh.
  3. Về thực chất, cảm ứng xảy ra ở động vật và thực vật như nhau, vì đều do các hormone điều khiển.
  4. Cảm ứng ở động vật và thực vật không giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.

Câu 13 (NB): Ở động vật có các tổ chức thần kinh, hệ thần kinh tiến hóa nhất là

  1. Hệ thần kinh dạng lưới.
  2. Hệ thần kinh dạng chuỗi.
  3. Hệ thần kinh dạng ống.
  4. Không so sánh được sự tiến hóa.

 

Câu 14 (NB): Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  1. Cá, lưỡng cư. 
  2. Bò sát, chim, thú. 
  3. Thuỷ tức. 
  4. Giup dẹp, đỉa, côn trùng. 

Câu 15 (TH): Thuộc loại phản xạ không điều kiện là

  1. nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
  2. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
  3. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
  4. hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.

Câu 16 (TH): Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  1. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
  2. Không di truyền được, mang tính cá thể.
  3. Có số lượng hạn chế.
  4. Thường do vỏ não điều khiển.

 

Câu 17 (TH):  Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

  1. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
  2. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.
  3. Phản xạ của động vật càng nhanh.
  4. Không xác định được ảnh hưởng.

Câu 18 (NB): Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  1. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm
  2. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  3. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  4. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 19 (TH): Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

  1. Tập tính kiếm ăn.
  2. Tập tính di cư.
  3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.
  4. Tập tính sinh sản.

Câu 20 (TH): Xét các tập tính sau :

(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại.

(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu.

(3) Ve kêu vào mùa hè.

(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc.

(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là.

  1. (2) và (5).       
  2. (3) và (5).
  3. (3) và (4).       
  4. (4) và (5).

Câu 21 (NB): Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau như thế nào?

  1. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển, phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.
  2. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, làm nền tảng cho phát triển.
  3. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau.
  4. Sinh trưởng và phát triển mâu thuẫn với nhau.

Câu 22 (NB): Phát triển của sinh vật là

  1. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.
  2. quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.
  3. quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan ở các giai đoạn.
  4. quá trình biến đổi hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

 

Câu 23 (TH): Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?

  1. Cơ thể thực vật ra hoa
  2. Cơ thể thực vật tạo hạt
  3. Cơ thể thực vật tăng kích thước
  4. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa

 

Câu 24 (NB): Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  1. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
  2. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  3. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
  4. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 25 (NB):Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do

  1. Kích thước tế bào tăng lên
  2. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
  3. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
  4. Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.

 

Câu 26 (NB): Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  1. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  2. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  3. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  4. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 27 (TH): Cho các hormone sau:

  • Auxin
  • Abscisic acid
  • Gibberellin
  • Ethylene
  • Cytokinine

Các hormone kich thích sinh trưởng là:

  1. (1), (2), (3).
  2. (1), (3), (5).
  3. (2), (4).
  4. (3), (4), (5).

Câu 28 (TH): Đối với các cây trồng lấy sợi như: đay; cây trồng lấy gỗ người ta không cắt ngọn

  1. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
  2. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
  3. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
  4. Để cây có thể vươn đón ánh sáng

    PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Độc tố tetrodotoxin có trong cá nóc ngăn chặn quá trình khử cực và đảo cực trên các sợi thần kinh có thể gây tử vong ở người ăn cá nóc. Giải thích.

Câu 2: (VD) Trong sản xuất, người ta thường kéo dài giai đoạn sinh trưởng và phát triển sinh dưỡng của những đối tượng cây trồng nào? Nêu một số biện pháp để thực hiện.

Câu 3: (VDC) Một số loài sếu có nguy cơ tuyệt chủng, khi nhân giống và ấp trứng bằng lò ấp người ta phải cách li các con sếu non mới nở cho chúng tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh của đồng loại và không cho chúng nhìn thấy đối tượng chuyển động khác, kể cả người. Tại sao người ta phải làm như vậy.

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 –  KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0,75

2. Cảm ứng ở thực vật

4

 

3

 

 

 

 

 

7

 

1,75

3. Cảm ứng ở động vật

4

 

3

 

 

1

 

 

7

1

2,75

4. Tập tính ở động vật

1

 

2

 

 

 

 

1

3

1

1,75

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

2

 

1

 

 

 

 

 

3

 

0,75

6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

3

 

2

 

 

1

 

 

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

10

Điểm số

4

0

3

0

0

2

0

1

7

3

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

10 %

10 điểm


 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.

 

2

 

C1,2

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò và cơ chế cảm ứng ở sinh vật.

 

1

 

C3

2. Cảm ứng ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật.

 -Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.

 

4

 

C4, 5, 6, 7

Thông hiểu

- Phân tích được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

 

3

 

C8, 9, 10

Vận dụng

- Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

 

 

 

 

3. Cảm ứng ở động vật

Nhận biết

- Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.

- Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.

- Mô tả được cấu tạo của synapse.

- Nêu được khái niệm phản xạ, phân tích được một cung phản xạ, phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ.

- Nêu được các dạng thụ thể cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác.

- Nêu được vai trò của các cảm giác xúc vị giác, xúc giác, khứu giác.

- Nêu được các đặc điểm của phản xạ không điều kiện.

- Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác.

 

4

 

C11, 12, 13, 14

Thông hiểu

- Phân biệt được hệ thần kinh ống với các dạng hệ thần kinh mạng lưới và chuỗi hạch.

- Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của cơ quan cảm giác (tai ,mắt).

- Phân biệt được phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện.

- Phân loại được phản xạ không điều kiện.

- Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được ví dụ minh họa.

 

3

 

C15,16,17

Vận dụng

- Giải thích được cơ chế giảm đâu khi uống hoặc tiêm thuốc giảm đau.

- Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh; không lạm dụng chất khích thích, phòng chống nghiện và cai nghiện chất kích thích.

- Vận dụng kiến thức để giải thích các vấn đề về thị giác trong thực tiễn.

- Vận dụng kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích hiện tượng ngộ độc botulinum hoặc tetrodotoxin.

1

 

Câu 1

 

4. Tập tính ở động vật

Nhận biết

- Nêu được tập tính và phân tích được vai trò của tập tính đối với động vật. Lấy được ví dụ minh họa các dạng tập tính ở động vật.

-Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

 

1

 

C18

Thông hiểu

- Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy ví dụ minh họa.

- Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài.

 

2

 

C19, 20

Vận dụng

- Giải thích được cơ chế học tập ở người

- Giải thích được sự liên hệ giữa hệ thần kinh phát triển và khả năng học tập.

- Giải thích được hiện tượng chó sủa người lạ và không sủa người quen.

- Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc, dạy trẻ em học tập, ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng, ứng dụng pheromone trong thực tiễn.

 

 

 

 

Vận dụng cao

- Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật để giải thích nguyên nhân cách li sếu non trong nhân giống.

1

 

Câu 3

 

5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 -Nêu được khái niệm vòng đời  và tuổi thọ của vi sinh vật.

 

2

 

C21, 22

Thông hiểu

- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

 

1

 

C23

Vận dụng

- Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người.

 

 

 

 

6.Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nêu được khái niệm mô phân sinh.

- Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thú cấp ở thực vật.

- Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật.

 

3

 

C24, 25, 26

Thông hiểu

- Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.

- Phân biệt được các loại mô phân sinh.

 -Phân biệt được các loại hormone kích thích sinh trưởng và hormone ức chế sinh trưởng.

 -Trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa và các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.

 

2

 

C27, 28

Vận dụng

- Trình bày được sự tương quan hormone thực vật và một số ứng dụng của chúng trong thực tiễn.

- Đếm được tuổi của cây thông qua số vòng trên mặt cắt ngang của thân cây.

- Ứng dụng kéo dài giai đoạn sinh trưởng và phát triển đối với một số loại cây trồng.

1

 

Câu 2

 

Vận dụng cao

- Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển thực vật để ứng dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay