Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều bài 2: Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt
Giáo án chuyên đề bài 2: Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo
Xem: =>
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRONG TRỒNG TRỌT
(2 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Năng lực
- Năng lực công nghệ:
- Trình bày được một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- Năng lực chung:
- Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sách chuyên đề để trả lời câu hỏi.
- Hợp tác theo nhóm để nhận diện các thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến thành tựu của công nghệ sinh học trong thực tế tại địa phương.
- Phẩm chất
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động nhóm.
- Chăm chỉ tìm hiểu các thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
- Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS với bài học.
- Nhận biết kiến thức thực tiễn của HS với một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Sản phẩm: HS giải thích có giống cây trồng vừa cho quả cà chua vừa cho củ khoai tây hay không.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, có giống cây trồng vừa cho quả cà chua vừa cho củ khoai tây hay không? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thực tế về công nghệ sinh học trong trồng trọt để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận:
Cây cà chua lai khoa tây có tên tiếng Anh là pomato hoặc còn được gọi bằng nhiều tên khác như tomtato, topato. Là một loại cây nhân tạo, cây này có quả cả chua mọc trên thân, còn củ khoai tây hình thành từ rễ của cùng cây đó mọc trong đất. Ý tưởng lai khoai tây với cà chua để tạo ra một loại cây có hai sản phẩm thường dùng trong rất nhiều gia đình trên thế giới đã được phát triển đâu tiên vào năm 1930 bởi Oscar Soderholm tại Mĩ. Loại cây này ban đâu được tạo ra nhờ phương pháp ghép cây cổ điển, trong đó cà chua là cành ghép còn khoai tây là góc ghép. Tuy nhiên, việc sản xuất cây giống này theo phương pháp truyền thống khó và lâu nên các nhà khoa học đã tạo ra sản phẩm tương tự băng công nghệ tế bào hiện đại nhờ lai hai tế bào sinh dưỡng của cây cà chua và cây khoai tây.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận phần trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 – Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
TIẾT 1
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thành tựu trong tạo giống cây trồng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được thành tựu tạo giống cây lai khác loài.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I SGK tr.9, 10 để tìm hiểu về một số thành tựu trong tạo giống cây trồng.
- GV chia HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi: Mô tả cách tạo ra giống lai khác loài từ cà chua và khoai tây.
- Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở một số thành tựu trong tạo giống cây trồng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát Bảng 2.1, Hình 2.1, 2,2 SGK tr.9, 1 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số thành tựu trong tạo giống cây trồng. - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 2.3, em hãy mô tả cách tạo ra giống lai khác loài từ cà chua và khoai tây. => Gợi ý: Cách tạo ra giống lai khác loài từ cà chua và khoai tây. Tách hai tế bào sinh dưỡng của cây cà chua và cây khoai tây. Sau đó, loại bỏ thành cellulose của tế bào sinh dưỡng tạo ra tế bào trần. Dùng tác nhân hoá học hoặc tác nhân vật lí dung hợp hai tế bào trên với nhau. Tế bào dung hợp được nuôi dưỡng trong môi trường thách hợp tạo ra cảy la khác loài. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin mục 1 SGK 9, 10 để tìm hiểu về một số thành tựu trong tạo giống cây trồng. - HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 2.3 và mô tả cách tạo ra giống lai khác loài từ cà chua và khoai tây. HS thảo luận cặp đôi, trao đổi, thảo luận và thống nhất đáp án. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về một số thành tựu trong tạo giống cây trồng. - GV mời đại diện một số cặp đôi mô tả cách tạo ra giống lai khác loài từ cà chua và khoai tây. - GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số thành tựu trong tạo giống cây trồng. | 1. Thành tựu trong tạo giống cây trồng - Tạo ra giống cây trồng chuyển gen (GMO): Nhiều giống cây trồng được chuyển gen có những đặc tính tốt: chịu hạn, tính đề kháng với thuốc trừ sâu và khả năng kháng sâu bệnh, biến đổi màu sắc hoa,... - Tạo ra những giống cây trồng đột biến : Gây đột biến gen táo Gia Lộc thành táo Má Hồng, giống dưa hấu tam bội được tạo ra từ tô hợp lai giữa giống nhị bội và giống tứ bội. - Tạo ra giống cây trồng lai khác loài: Cho đến nay đã có hơn 70 loại giống cây trồng được tạo ra nhờ lai khác loài. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS trình bày được thành tựu tạo giống cây trồng chuyển gene.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Bảng 2.1 và trả lời câu hỏi; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thành tựu trong tạo giống cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Sản phẩm:
- Tên một số cây trồng được chuyển gene.
- Một số tính trạng của cây trồng chuyển gene.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: Đọc thông tin trong Bảng 2.1 và cho biết:
+ Tên một số cây trồng được chuyển gene.
+ Một số tính trạng của cây trồng chuyển gene. Theo em, những tính trạng này mang lại lợi ích gì cho người.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Bảng 2.1, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thành tựu trong tạo giống cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:
+ Tên một số giống cây trong được chuyển gene: cây bỏng, cây ngô, cây khoai tây, cây mía, cây đậu tương, cấy lúa, cày đậu, cấy bí, cây cà chua, cày đu đủ,...
+ Một số tính trạng của cây trồng chuyển gene: gene kháng khăng sinh, gene kháng thuốc diệt cỏ, gene chịu hạn, gene biến đổi acid béo, genc kháng sâu bệnh, gene biến đổi màu sắc hoa,... Các tính trạng được chuyển là các tính trạng quý với cây trồng và đối với con người. Với cây trồng sẽ hỗ trợ cây trong việc bảo vệ cây trồng trước sâu bệnh hại, hoá chất bảo vệ cây trồng... Với con người, nhờ các gene quý sẽ tạo ra các sản phẩm có chất dinh dưỡng cao, tăng giá trị thẩm mĩ.
- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:
- Phân biệt được thành tựu của công nghệ sinh học trong tạo giống cây trồng trong thực tế và một số ý nghĩa thực tế của thành tựu ấy.
- Nêu được ý nghĩa của giống đa bội thể trong trồng trọt.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vận dụng SGK tr.10; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu về một số thành tựu trong tạo giống cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Sản phẩm: Trả lời 2 câu hỏi vận dụng SGK tr.10.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi phần Vận dụng:
+ Tìm hiểu và cho biết ý nghĩa của giống đa bội thể trong trồng trọt.
+ Trong dịp Tết nguyên đán, em có thể thấy loại cây ngũ quả như Hình 2.4. Theo em, đây có phải giống cây trồng lai khác loài không? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vận dụng SGK tr.10; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, sưu tầm thêm thông tin, tư liệu về một số thành tựu trong tạo giống cây trồng để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một HS lần lượt trình bày các câu trả lời:
+ Ý nghĩa của giống đa bội thể trong trồng trọt: Tế bào của giống đa bội thể có hàm lượng DNA tăng gấp bội, nên sinh tổng hợp mạnh, lượng vật chất nhiều, làm tế bào lớn hơn bình thường. Do đó, cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá to, cây phát triển khoẻ và chông chịu tốt. Ngoài ra, giống đa bội chấn và đa bội lẻ là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống. Giống đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường nên có thể cho quả không hạt, được nhiều người tiêu dùng ta chuộng.
+ Cây ngũ quả trong Hình 2.4 không phải là giống cây trồng lai khác loài mà là cây được tạo ra từ việc ghép cành của các giống cây ăn quả khác nhau vào góc ghép mẹ (thường là cây bưởi).
- GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.
- GV kết thúc tiết học.
TIẾT 2
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Thành tựu trong nhân giống cây trồng
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được ý nghĩa của ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 SGK tr.10, 11 để tìm hiểu về lợi ích của phương pháp nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào.
- GV hướng dẫn HS liên hệ, vận dụng thực tế tại địa phương, kể tên loại cây trồng mà nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo ra.
- Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở thành tựu trong nhân giống cây trồng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 SGK tr.10, 11 và trả lời câu hỏi: Phương pháp nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào mang lại lợi ích gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 SGK tr.10, 11 để tìm hiểu về lợi ích của phương pháp nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về lợi ích của phương pháp nhân giống cây trồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về thành tựu trong nhân giống cây trồng. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Thành tựu trong nhân giống cây trồng - Nhân nhanh giống cây trồng ở quy mô công nghiệp. - Nhân giống cây trồng cho các các loại khó nhân giống bằng các phương pháp truyền thống. - Tạo ra giống cây trồng sạch bệnh, đồng đều. |
Hoạt động 3: Thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được ý nghĩa bảo vệ môi trường của phân bón vi sinh và chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 SGK tr.11 để tìm hiểu về thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và lí giải vì sao phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học được tạo ra nhờ công nghệ sinh học lại có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
- Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 SGK tr.11 và trả lời câu hỏi: Trình bày một số thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt. - Gv chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Vì sao phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học được tạo ra nhờ công nghệ sinh học lại có ý nghĩa bảo vệ môi trường? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 SGK tr.11 để tìm hiểu về một số thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt. - HS chia thành các nhóm nhỏ, để thảo luận và lí giải vì sao phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học được tạo ra nhờ công nghệ sinh học lại có ý nghĩa bảo vệ môi trường. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về một số thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt. - GV mời đại diện một số HS lí giải vì sao phân bón vi sinh, chế phẩm sinh học được tạo ra nhờ công nghệ sinh học lại có ý nghĩa bảo vệ môi trường. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học. | 3. Thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt - Tạo ra phân vi sinh và chế phẩm sinh học bón cho cây trồng, cải tạo đất và xử lí phụ phẩm của tròng trọt mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. - Tạo ra chế phẩm sinh học phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng như: chế phẩm Bt, chế phẩm NPV.\ |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được một số loại phân bón và chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt.
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2.5, 2.6 và yêu cầu HS kể tên thành phần của các loại phân bón và chế phẩm sinh học.
- Sản phẩm: Tên thành phần của các loại phân bón và chế phẩm sinh học.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Kể tên thành phần của các loại phân bón và chế phẩm sinh học có trong Hình 2.5, 2.6.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 2.5, 2.6, thảo luận theo cặp đôi, vận dụng kiến thức đã học về thành tựu trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:
STT | Loại phân bón, chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt | Thành phần |
1 | Phân vi sinh | Cố định đạm, giải độc đất. |
2 | Chế phẩm cải tạo đất | Vi sinh vật cố định nitrogen tự do Vi sinh vật phân giải phospho khó tan Vi sinh vật phân giải cellulose |
3 | Chế phẩm nấm đối kháng/ Thuốc trừ sâu Trichoderma | Nấm Trichoderma (tiêu diệt và khống chế các nấm gây bệnh cho cây trồng; thúc đẩy phân giải hữu cơ). |
4 | Chế phẩm Bacillus Thurigiensis | Protein do Bacillus Thurigiensis tiết ra hoặc bào tử của Bacillus Thurigiensis |
5 | Chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học | Metarhizium, Beauveia sp,…. |
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các giống cây trồng được nhân giống bằng ứng dụng công nghệ sinh học tại địa phương.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hành nhiệm vụ: Ở địa phương em đang trồng loại cây trồng nào mà nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo ra?
- Sản phẩm: Tên loại cây trồng mà nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo ra tại địa phương.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Ở địa phương em đang trồng loại cây trồng nào mà nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo ra?
- GV hướng dẫn, cho HS tham khảo mẫu Phiếu khảo sát :
Nhóm:……………………………. Lớp:……………… Địa điểm khảo sát: ……………………………. Thời gian khảo sát…………………………….. 1. Tên các giống cây hoa được trồng có nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào. …………………………….. 2. Tên các giống cây lương thực, thực phẩm được trồng có nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào. …………………………….. 3. Tên các giống cây ăn quả được trồng có nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào. …………………………….. 4. Tên các giống cây lâm nghiệp được trồng có nguồn gốc cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào. …………………………….. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ, vận dụng thực tế tại địa phương hoặc tìm hiểu sưu tầm thông tin lập Phiếu khảo sát để kể tên loại cây trồng mà nguồn cây giống do công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo ra.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt các nhóm báo cáo kết quả khảo sát tại địa phương theo Phiếu khảo sát.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có) cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được các loại phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt trên thực tế.
- Nội dung: GV chia cặp HS, hướng dẫn nhóm HS liên hệ thực tế tại địa phương để trả lời câu hỏi vận dụng.ư
- Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm liên hệ thực tế tại địa phương và trả lời câu hỏi vận dụng:
+ Em hãy tìm hiểu các loại chế phẩm được bán trên thị trường hiện nay dùng để cải tạo đất và xử lí phụ phẩm trồng trọt, dùng làm phân bón vi sinh.
+ Ở địa phương em đang dùng các loại chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật nào?
- GV hướng dẫn, cho HS tham khảo mẫu Phiếu khảo sát
Nhóm………………………….. Lớp……………. BÁO CÁO 1. Một số chế phẩm được bán trên thị trường hiện nay dùng để cải tạo đất và xử lí phụ phẩm trồng trọt, dùng làm phân bón vi sinh như sau:
2. Một số chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật được dùng ở địa phương em như sau:
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm phân công các thành viên để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, liên hệ thực tế tại địa phương và báo cáo vào Phiếu khảo sát theo mẫu.
- GV theo dõi quá trình các nhóm thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả theo Phiếu khảo sát.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có) cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Một số thành tựu của công nghệ sinh học trong trồng trọt.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 3 - Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 250k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây