Giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học
Giáo án chuyên đề bài 4: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học sách chuyên đề học tập công nghệ 10 trồng trọt cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo
Xem: =>
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG
SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC
(3 tiết)
- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Năng lực
- Năng lực công nghệ:
- Phân tích được một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
- Thực hiện được quy trình ủ phân hữu cơ đơn giản dùng trong trồng trọt.
- Năng lực chung:
- Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sách chuyên đề để trả lời câu hỏi.
- Hợp tác theo nhóm để nhận diện một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học và thực hiện thao tác của quy trình ủ phân hữu cơ dùng trong trồng trọt.
- Giải quyết các vấn đề có gắn với ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt ở thực tế.
- Phẩm chất
- Có ý thức về an toàn lao động và đạo đức nghề nghiệp.
- Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
- Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động nhóm.
- Có tinh thần ham học hỏi và tìm hiểu về các hướng phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Tranh, ảnh, video về các chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt được sản xuất bằng ứng dụng công nghệ sinh học; quy trình ủ rác thải hữu cơ làm phân bón.
- Phiếu học tập.
- Nguyên vật liệu, dụng cụ để ủ rác thải hữu cơ làm phân bón.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
- Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS với bài học.
- Nhận biết kiến thức thực tiễn của HS về chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt ở địa phương.
- Nội dung: GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi mở đầu.
- Sản phẩm: Tên các chế phẩm vi sinh thường dùng trong trồng trọt ở địa phương em và cho biết thành phần của những chế phẩm đó.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên các chế phẩm vi sinh thường dùng trong trồng trọt ở địa phương em và cho biết thành phần của những chế phẩm đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng thực tế, tìm hiểu thông tin tại địa phương về tên các chế phẩm vi sinh thường dùng trong trồng trọt ở địa phương em.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS kể tên các chế phẩm vi sinh thường dùng trong trồng trọt ở địa phương và tên các thành phần của những chế phẩm đó.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt được sản xuất nhờ ứng dụng công nghệ sinh học bao gồm chế phẩm vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học và chế phẩm enzyme. Để tìm hiểu rõ hơn về những ứng dụng này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4 : Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học.
TIẾT 1
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu và phân tích được đặc điểm của chế phẩm vi sinh dùng trong trồng trọt.
- Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS ghi vào vở đặc điểm của chế phẩm vi sinh dùng trong trồng trọt.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin, kết hợp quan sát Bảng 4.1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: + Chế phẩm vi sinh là gì ? + Chế phẩm vi sinh có đặc điểm gì? - GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi và cho biết: Vì sao chế phẩm vi sinh lại được trộn vào hạt giống trước khi gieo? à Gợi ý: Một số chế phẩm vi sinh có thể được trộn vào hạt giống trước khi gieo bởi vì nhằm tạo ra một lớp chế phẩm bao bọc bên ngoài hạt giống và sử dụng hạt giống như là một chất mang cho các vi sinh vật. - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 4.2A, 4.2B, khai thác thông tin SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: + Trình bày ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của chế phẩm vi sinh. + Vì sao sử dụng chế phẩm vi sinh không làm đất bị chua hóa hay phèn hóa? à Gợi ý: Chế phẩm vi sinh khi sử dụng lâu dài không làm đất bị chua hoá hay phèn hoá bởi vì các chế phẩm này khi bón vào đất không tạo ra các gốc acid hay các ion kim loại kiềm vì thế đất không bị chua hoá hay phèn hoá. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 1 tr.18, 19, làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày các nội dung về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh: + Khái niệm chế phẩm vi sinh. + Đặc điểm của chế phẩm vi sinh. + Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của chế phẩm vi sinh. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh. | 1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm vi sinh - Khái niệm chế phẩm vi sinh: là sản phẩm chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích, đã được tuyến chọn với mật độ không dưới 10% CFU/mg mỗi loại. - Đặc điểm của chế phẩm vi sinh: Chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống có ích dùng làm phân bón, cải tạo đất, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho cây trồng an toàn cho con người và thân thiện với môi trường. - Ưu điểm của chế phẩm vi sinh: + Tăng độ phì nhiêu của đất. + Không làm đất bị chua hoá hay phèn hoá như sử dụng phân bón hoá học. + Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, rút ngắn thời gian ủ phân. + Sử dụng đơn giản, an toàn cho con người, thân thiện với môi trường. - Nhược điểm của chế phẩm vi sinh: + Cần bổ sung phân hữu cơ làm nguồn thức ăn cho vi sinh vật. + Vi sinh vật dễ bị chết trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đòi hỏi thời hạn sử dụng nhất định và điều kiện bảo quản nghiêm ngặt. - Phạm vi áp dụng: + Áp dụng để cải tạo đất. + Bón lót trước khi trồng đối với cây hàng năm. + Bón ngay sau khi thu hoạch đối với cây lâu năm. + Ủ phụ phẩm hữu cơ làm phân bón
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được các bước chế phẩm vi sinh dùng trong trồng trọt.
- Nội dung: GV chia cặp HS và yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi luyện tập - Mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi sinh trong Hình 4.1.
- Sản phẩm: Các bước sản xuất chế phẩm vi sinh.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia cặp HS, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi sinh trong Hình 4.1.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 4.1, làm việc cá nhân, mô tả các bước sản xuất chế phẩm vi sinh. Sau đó, HS thảo luận theo cặp, trao đổi và thống nhất đáp ám.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số cặp đôi HS trả lời câu hỏi:
Tên bước | Mô tả |
Bước 1: Chuẩn bị chủng sinh vật và chất mang | Chọn các chủng sinh vật có ích; nhân cách chủng vi sinh vật để tạo số lượng lớn; chuẩn bị các chất mang như bột phosphorite, bột xương, bột vỏ sò,...Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần vi sinh vật tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phần giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan. |
Bước 2: Phối trộn vi sinh sinh vật và chất mang | Cấy chủng vi sinh vật vào chất mang và tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho sinh vật. |
Bước 3: Đóng gói và bảo quản | Sản phẩm được đóng gói, bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc bảo quản lạnh. |
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được một số chế phẩm vi sinh trong trồng trọt ở địa phương.
- Nội dung: GV chia nhóm HS và hướng dẫn HS tìm thông tin từ thực tế tại địa phương hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng internet để hoàn thiện Phiếu học tập.
- Sản phẩm: Phiếu học tập.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Kể tên và cho biết đặc điểm, tác dụng của một số chế phẩm vi sinh phổ biến ở địa phương em.
- GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ vào Phiếu học tập:
Nhóm:.............................................. Lớp:.................................
PHIẾU HỌC TẬP Kể tên và cho biết đặc điểm, tác dụng của một số loại chế phẩm vi sinh phổ biến ở địa phương em theo bảng gợi ý dưới đây:
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân công nhiệm vụ thể cho từng thành viên trong nhóm, ìm thông tin từ thực tế tại địa phương hoặc tìm hiểu thông tin trên mạng internet để hoàn thiện Phiếu học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện lần lượt các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm theo Phiếu học tập.
- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV kết thúc tiết học.
TIẾT 2
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được cơ chế phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học và lợi ích của chúng.
- Phân biệt được giữa thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc bảo vệ thực vật hoá học.
- Nội dung: GV yêu cầu HS đọc nội dung và trả lời câu hỏi hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS ghi vào vở cơ chế phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học và lợi ích của chúng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin mục 2, quan sát Bảng 4.2 SGK tr.19, 20 và trả lời câu hỏi: Cơ chế phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học là gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác thông tin SGK tr.21 và trả lời câu hỏi: Trình bày ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sinh học. à GV hướng dẫn HS cho biết: Vì sao sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học an toàn cao đối với con người, nông sản và môi trường? - GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Điểm khác biệt giữa thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc bảo vật thực vật hóa học là gì? + GV hướng dẫn các nhóm thảo luận theo bảng mẫu:
à Gợi ý:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 2, làm việc cá nhân và theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS lần lượt trình bày về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học: + Cơ chế phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học. + Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi áp dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sinh học. + Điểm khác biệt giữa thuốc bảo vệ thực vật sinh học và thuốc bảo vật thực vật hóa học - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học - Cơ chế phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học: thuốc bảo vệ thực vật sinh học chứa các chủng vi sinh vật có khả năng tạo ra các tinh thể độc, enzyme phân giải, kháng sinh,... à Có khả năng tiêu diệt, ức chế sinh vật gây hại cho cây trồng. - Ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật sinh học: + Có độ an toàn cao đối với con người, chất lượng nông sản và môi trường. + Ít gây kháng thuốc ở sâu hại, không làm hại thiên địch và có hiệu quả sử dụng thường kéo dài. - Nhược điểm của thuốc bảo vệ thực vật sinh học: + Có tác dụng tương đối chậm, phổ tác dụng hẹp. + Yêu cầu điều kiện bảo quản nghiêm ngặt. + Giá thành cao. - Phạm vi áp dụng: tuỳ loại sâu, bệnh hại mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học phù hợp.
|
Hoạt động 3: Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được chế phẩm enzyme trong trồng trọt.
- Nội dung: GV chia nhóm HS và yêu cầu trả lời câu hỏi hình thành kiến thức.
- Sản phẩm: HS ghi vào vở:
- Tác dụng của chế phẩm enzyme trong trồng trọt.
- Ưu điểm, nhược điểm, phạm vi ứng dụng của chế phẩm enzyme.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Enzyme là chất xúc tác sinh học, có bản chất protein, tham gia vào tất cả các phản ứng xảy ra trong tế bào. + Công nghệ enzyme là một trong những lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại sản xuất ra các chế phẩm enzyme, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3 và cho biết: Chế phẩm enzyme có tác dụng gì đối với trồng trọt. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme. à GV hướng dẫn HS đọc thông tin để cho biết: Vì sao chế phẩm enzyme chưa được sử dụng phổ biến trong trồng trọt? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK mục 3, làm việc cá nhân, làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme lần lượt theo các nội dung: + Tác dụng của chế phẩm enzyme đối với trồng trọt. + Ưu điểm, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme. - GV lưu ý HS: Trong quá trình sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học, người lao động cần được trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ (quân áo, găng tay, ủng, khẩu trang, kính bảo vệ mắt,...) để đảm bảo an toàn lao động. | 3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme - Chế phẩm enzyme ứng dụng trong trồng trọt có tác dụng phân huỷ chất hữu cơ, cải tạo đất trồng. - Ưu điểm: + Sử dụng chế phẩm enzyme có hiệu quả cao vì hiệu suất xúc tác của enzyme rất lớn;. + An toàn cho cơ thể sống và môi trường.
- Nhược điểm: + Phải có trang thiết bị công nghệ, đầu tư lớn. + Bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng chế phẩm. + Giá thành cao. - Phạm vi áp dụng: cải tạo đất và ủ phụ phẩm hữu cơ làm phân bón. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi Luyện tập mục 2 SGK tr.21
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- So sánh được quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ vi khuẩn Bt, nấm Beauveria bassian và NPV.
- Nhận biết được một số thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
- Nội dung: GV chia nhóm (4-5 HS/nhóm) và yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi luyện tập.
- Sản phẩm:
- So sánh quy trình thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ vi khuẩn Bt, nấm Beauveria bassiana và NPV.
- Tên thuốc, thành phần và tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong Hình 4.6.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia cả lớp thành các nhóm chẵn, lẻ (mỗi nhóm 4-5 HS).
- GV nêu yêu cầu cho các nhóm thực hiện:
+ Nhóm chẵn: So sánh quy trình thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ vi khuẩn Bt (Hình 4.3), nấm Beauveria bassiana (Hình 4.4) và NPV (Hình 4.5).
+ Nhóm lẻ: Quan sát Hình 4.6 và cho biết tên thuốc, thành phần và tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Từng thành viên trong các nhóm lần lượt trả lời. Sau đó, cả nhóm thống nhất và chốt đáp án.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời:
+ Nhóm chẵn
Tiêu chí | Thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ vi khuẩn Bt | Thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ nấm Beauveria bassiana | Thuốc bảo vệ thực vật sinh học từ NPV |
Giống nhau | Đều bao gồm các bước chuẩn bị môi trường nuôi cấy, nhân nhanh sinh khối vi sinh vật, thu hoạch, đóng gói và bảo quản | ||
Khác nhau | - Chuẩn bị giống gốc. - Ủ lên men. | - Chuẩn bị giống thuần. - Rải mỏng để hình thành bào tử trong điều kiện thoáng khí. | - Nuôi vật chủ (sâu giống) hàng loạt. - Làm cho vật chủ (sâu giống) bị nhiễm bệnh virut. |
+ Nhóm lẻ:
- Tên thuốc: Thuốc trừ sâu sinh học.
- Thành phần: Virus NPV, vi khuẩn Bt, Beauveria bassiana, Granulosis virus.
- Tác dụng: Đặc trị sâu tơ, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu xanh da láng, sâu đục quả, sâu róm.
- GV yêu các nhóm có cùng nội dung thảo luận nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi Luyện tập mục 3 SGK tr.22
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được quy trình sản xuất chế phẩm enzyme trong trồng trọt.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi Luyện tập SGK tr.22.
- Sản phẩm: Quy trình sản xuất chế phẩm enzyme trong Hình 4.7.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Mô tả quy trình sản xuất chế phẩm enzyme trong Hình 4.7.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 4.7, từng cá nhân mô tả về quy trình sản xuất chế phẩm enzyme, sau đó chốt đáp án.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận:
+ Bước 1. Tuyển chọn giống vi sinh vật: Chọn các chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp enzyme cần thiết từ môi trường đất, nước, lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, có thể tạo chủng có khả năng tổng hợp lượng enzyme lớn qua phương pháp gây đột biến, chuyển gene,...
+ Bước 2. Tổng hợp enzyme: Tạo môi trường dinh dưỡng cho vi sinh vật (C, N,H, O, Mg, Ca, S, Fe, K, Cu, Zn, Co, vitamin, đường,...) để thúc đẩy vi sinh vật tổng hợp enzyme.
+ Bước 3. Thu nhận enzyme (tách, chiết, cô đặc): Phá vỡ cấu trúc tế bào của vi sinh vật bằng cách nghiên, dùng sóng siêu âm, dung môi hữu cơ,... để thu enzyme. Cô đặc bằng sấy khô hoặc làm khô đông lạnh.
+ Bước 4. Tinh sạch enzyme bằng lọc theo phương pháp thấm, dung dịch đệm loãng hoặc qua gel, tạo kết tủa, điện li,...
+ Bước 5. Tạo chế phẩm enzyme (có định, lập công thức, độ bền, tiêu chuẩn hoá sản phẩm. Có thể tạo chế phẩm enzyme ở dạng dung dịch hoặc dạng bột.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi Vận dụng mục 2 SGK tr.21
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại trong tình huống cụ thể.
- Nội dung: GV chia nhóm HS và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Vận dụng mục 2 SGK tr.21.
- Sản phẩm:
- Cách xử lí tình huống 1.
- Đặc điểm, tác dụng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến ở địa phương em.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện đồng loạt các nhiệm vụ học tập sau :
+ Nhiệm vụ 1:
Tình huống: Trong lần đi khảo sát tình hình sâu, bệnh hại cây trồng của người dân địa phương, bạn Nam và bạn Hoa thấy trên ruộng trồng rau cải có nhiều sâu xanh ăn lá. Nam đề xuất nên sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu cho hiệu quả nhanh. Hoa đề nghị sử dụng chế phẩm NPV phun phòng trừ sâu ăn lá rau cải. Theo em, nên sử dụng cách nào để phòng trừ sâu hại cho rau cải? Vì sao?
+ Nhiêm vụ 2: Khảo sát thực tế và nêu tên, đặc điểm, tác dụng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến ở địa phương em.
- GV hướng dẫn các nhóm HS khảo sát thực tê, nêu tên, đặc điểm và tác dụng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phổ biến ở địa phương em theo gợi ý sau:
Nhóm…………………….. Lớp……………….
BÁO CÁO 1. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học được bán tại các cửa hàng ở địa phương như sau:
2. Một số loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học được người dân sử dụng (có thể mua hoặc tự chế) trong trồng trọt ở địa phương như sau:
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo các nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật sinh học, tìm hiểu thực tế ở địa phương em để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhiệm vụ 1:
+ Nếu sử dụng theo cách phòng trừ của bạn Nam thì sẽ có những ưu điểm: hiệu quả nhanh, thuận tiện. Tuy nhiên, thuốc hoá học dễ gây ô nhiễm môi trường và gây độc đối với rau, người sử dụng.
+ Nếu sử dụng theo cách phòng trừ của bạn Hoa thì có ưuđiểm: an toàn cho rau, người sử dụng nhưng hiệu quả chậm, chi phí cao.
à Hướng tới nền nông nghiệp sạch, bền vững thì nên sử dụng theo cách phòng trừ của bạn Hoa.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhiệm vụ 2 theo Phiếu khảo sát.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi Vận dụng mục 3 SGK tr.22
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được chế phẩm enzyme sử dụng trong trồng trọt và các yếu đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất và sử dụng chế phẩm enzyme.
- Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm:
- Báo cáo đặc điểm, tác dụng của một số chế phẩm enzyme sử dụng trong trồng trọt.
- Những điều cần chú ý khi sản xuất hoặc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt để đảm bảo an toàn lao động.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm, tác dụng của một số chế phẩm enzyme sử dụng trọng trồng trọt.
+ Nhiệm vụ 2: Khi sản xuất hoặc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt cần phải chú ý những gì đề đảm bảo an toàn lao động?
- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi theo Báo cáo sau:
Họ và tên:………………. Lớp:…………….. BÁO CÁO Một số chế phẩm enzyme được sử dụng trong trồng trọt:
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm enzyme, liên hệ thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận nhiệm vụ 1 theo báo cáo.
- GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả thảo luận nhiệm vụ 2: Khi sản xuất hoặc sử dụng chế phẩm sinh học trong trồng trọt cần phải trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ (quần áo, găng tay, ủng, khẩu trang, kính bảo vệ mắt,...) đê đảm bảo an toàn lao động.
- GV yêu cầu các HS trong lớp lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
- GV kết thúc tiết học.
TIẾT 3
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 4: Thực hành ủ rác hữu cơ thành phân bón
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện được quy trình ủ rác thải hữu cơ làm phân bón.
- Nội dung: GV chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thực hành, chia nhóm và hướng dẫn HS thực hiện các thao tác, theo dõi và trình bày sản phẩm.
- Sản phẩm: HS thực hành quy trình ủ rác hữu cơ thành phân bón.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ thực hành và chia nhóm HS (4 - 5 HS/nhóm), hướng dẫn hoạt động chuẩn bị và quy trình thực hiện ủ rác hữu cơ làm phân bón và đánh giá kết quả thực hành. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ và thực hiện ủ rác hữu cơ làm phân bón theo đúng quy trình và theo dõi sản phẩm trong thời gian 24 - 48 giờ và trình bày sản phẩm. - GV theo dõi sát sao quá trình thực hiện của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận GV mời các nhóm báo cáo quy trình ủ rác thải hữu cơ làm phân bón và sản phẩm thu được. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. | 4. Thực hành ủ rác hữu cơ thành phân bón - Chuẩn bị: + Nguyên liệu: rác hữu cơ (rau, củ, quả hỏng, vỏ hoa quả, cỏ xanh, vỏ trứng,...); chế phẩm Trichoderma, EM hoặc Compost Maker. + Dụng cụ và vật liệu: · Thùng ủ rác hữu cơ bằng nhựa hoặc gỗ có nắp đậy, thể tích từ 20 đến 120 lít. · Dao, kéo, thớt. - Quy trình thực hiện + Bước 1. Chuẩn bị thùng ủ rác hữu cơ. + Bước 2. Chọn vị trí đặt thùng ủ rác hữu cơ. + Bước 3. Trộn các loại rác hữu cơ. + Bước 4. Kiểm tra thành phẩm phân hữu cơ.
|
Chỉ tiêu đánh giá | Kết quả đánh giá | ||
Tốt | Đạt | Không đạt | |
Thực hiện quy trình | - Đúng trình tự các bước và thao tác trong các bước chính xác. - Cân đối tỉ lệ thành phần nguyên liệu theo công thức phối trộn. | - Đúng trình tự các bước tương đối chính xác. - Tương đối tỉ lệ thành phần nguyên liệu theo công thức phối trộn. | - Không đúng trình tự các bước và thao tác trong các bước. - Không xác định được tỉ lệ thành phần nguyên liệu theo công thức phối trộn. |
Sản phẩm | Rác hữu cơ phân hủy hoàn toàn, không có mùi thối. | Bị thối, rác hữu cơ chưa phân hủy hoàn toàn. |
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học: Một số hướng ứng dụng phổ biến của công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm sinh học dùng trong trồng trọt ở Việt Nam và trên thế giới.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức bài Ôn tập chuyên đề 1 – Công nghệ sinh học trong trồng trọt.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 250k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trot 10 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây