Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân

Giáo án chuyên đề bài 2: Phản ứng hạt nhân sách chuyên đề học tập hoá học 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân
Giáo án chuyên đề hoá học 10 kết nối bài 2: Phản ứng hạt nhân

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: PHẢN ỨNG HẠT NHÂN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên, lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.
  • Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.
  • Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng hạt nhân.
  • Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất.
  • Nêu được ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân: xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, nhận thức hóa học, tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Gợi tâm thế vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi:

Loại phản ứng nào liên quan đến phóng xạ được sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh trong y học, sản xuất điện năng và xác định niên đại trong khảo cổ,...?

 (hình ảnh: ứng dụng của đồng vị phóng xạ trong điều trị bệnh).

Video: https://ungthubachmai.com.vn/video/item/3157-%E1%BB%A9ng-d%E1%BB%A5ng-b%E1%BB%A9c-x%E1%BA%A1-ion-h%C3%B3a-trong-y-h%E1%BB%8Dc.html

 

 (hình ảnh nhà máy điện hạt nhân)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Phản ứng hạt nhân

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phản ứng hạt nhân.

- Nêu được định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích.

- Vận dụng được các định luật bảo toàn số khối và điện tích cho phản ứng hạt nhân.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trả lời các câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, phát biểu về khái niệm phản ứng hạt nhân và vận dụng được định luật bảo toàn.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi: Phản ứng hạt nhân là gì?

- GV cho HS quan sát về ví dụ phản ứng hạt nhân:

So sánh giữa phản ứng hóa học và phản ứng hạt nhân?

- GV cho HS tìm hiểu về định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích, trả lời câu hỏi:

+ Nêu nội dụng định luật?

+ GV hướng dẫn về phương trình hạt nhân tách một hạt  (), hạt  (. Khi viết phương trình phải đảm bảo số khối và điện tích được bảo toàn.

- GV cho HS hoàn thành các phương trình hạt nhân sau:

 ?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Phản ứng hạt nhân

1. Khái niệm

- Phản ứng hạt nhân là sự biến đổi hạt nhân nguyên tử cả một nguyên tố hóa học này thành hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học khác.

Ví dụ:

- So sánh:

+ Phản ứng hóa hoc: chỉ có lớp vỏ electron trong nguyên tử bị thay đổi, hạt nhân nguyên tử không thay đổi.

+ Phản ứng hạt nhân: thành phần của hạt nhân nguyên tử bị thay đổi.

+ Sự khác biệt quan trọng là sự biến đổi năng lượng trong các phản ứng hạt nhân lớn hơn nhiều so với các phản ứng hóa học.

2. Định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích

Trong phản ứng hạt nhân, cả số khối và điện tích đều được bảo toàn.

Ví dụ:

Sau khi tách một hạt  ():

Sau khi tách một hạt  (

Ví dụ:

 

 

 

 

Hoạt động 2: Phóng xạ tự nhiên

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ tự nhiên, lấy được ví dụ về sự phóng xạ tự nhiên.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, làm các Câu hỏi 1, 2.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, HS viết được phương trình biểu diễn sự phóng xạ của các đồng vị, nêu được các thành phần của tia phóng xạ, độ bền của đồng vị phóng xạ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK, trao đổi, trả lời câu hỏi:

+ Nêu khái niệm phóng xạ tự nhiên.

+ Nêu các kiểu phóng xạ, khả năng đâm xuyên và ion hóa của các tia phóng xạ.

+ Nêu mối liên hệ giữa chu kì bán rã và độ bền của các đồng vị phóng xạ.

- GV giới thiệu thêm:

+ Các đồng vị phóng xạ có  thường phóng xạ kiểu .

+ Các đồng vị phóng xạ có  và  chẵn chủ yếu phóng xạ kiểu  hoặc hạt nhân có khả năng thu nhận electron.

- HS thực hiện Câu hỏi 1, 2 ý a, b.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Phóng xạ tự nhiên

1. Tính phóng xạ tự nhiên

Tính phóng xạ tự nhiên là khả năng tự phân rã của hạt nhân nguyên tử, tạo thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố khác, đồng thời phát ra bức xạ không nhìn thấy.

2. Thành phần của tia phóng xạ

- Phóng xạ kiểu  là sự phân rã hạt nhân phóng ra hạt

Ví dụ:

- Phóng xạ kiểu  là sự phân rã hạt nhân phóng ra hạt

Ví dụ:

- Phóng xạ kiểu : Sự phân ra hạt nhân theo kiểu phóng xạ  thường kèm theo các hạt .

- Các tia  có khả năng đâm xuyên và khả năng gây ion hóa khác nhau. Tia  có khả năng đâm xuyên lớn nhất, tia

 có khả năng đâm xuyên kém nhất, nhưng khả năng ion hóa của tia  mạnh nhất, còn khả năng gây ion hóa của tia

kém nhất.

3. Độ bền của đồng vị phóng xạ và chu kì bán rã

- Tốc độ bán rã của một đồng vị phóng xạ thường được biểu diễn bằng chu kì bán rã.

- Chu kì bán rã của một đồng vị phóng xạ là thời gian để phân rã một nửa số nguyên tử ban đầu.

- Chu kì bán rã của một đồng vị phóng xạ là thước đo độ bền tương đối của đồng vị đó.

Ví dụ: Chu kì bán rã của  là 28 năm.

Câu hỏi 1:

a)  

b)

Câu hỏi 2:

a)

b)

 

Hoạt động 3: Phóng xạ nhân tạo

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được sơ lược về sự phóng xạ nhân tạo, phản ứng phân hạch, nhiệt hạch, cho ví dụ.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức, nêu được về phóng xạ nhân tạo, hoàn thành các phản ứng hạt nhân.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu về sự phóng xạ cho HS.

- HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu về nhà khoa học đã điều chế nhân tạo ra các đồng vị của các nguyên tốt như thế nào? Nêu một vài trường hợp.

- GV giới thiệu về việc hiện này các nhà khoa học sử dụng nhiều đạn hạt nhân để điều chế đồng vị phóng xạ của nguyên tố.

- GV thực hiện nhóm 4, thảo luận tìm hiểu về sự phân chia và tổng hợp hạt nhân, tìm hiểu các ý sau:

+ Khái niệm, tên gọi khác.

+ Ví dụ: cách hình thành phản ứng, đồng vị có khả năng phản ứng, năng lượng tỏa ra của phản ứng.

- GV chốt lại kiến thức về hai loại phản ứng: phân hạch hạt nhân, tổng hợp hạt nhân. Giới thiệu thêm:

+ Có hai trường hợp xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền.

- HS thảo luận nhóm 2 thực hiện Câu hỏi 4, 5a, 5b.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, hoạt động cặp đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

 

III. Phóng xạ nhân tạo

1. Tính phóng xạ nhân tạo

Khi bắn phá hạt nhân nguyên tử bằng các hạt cơ bản (hoặc các hạt nhân khác) được gia tốc, có thể gây ra phản ứng hạt nhân làm biến đổi nguyên tố này thành nguyên tố khác kèm theo các tia phóng xạ. Đó là sự phóng xạ nhân tạo.

- Hiện tượng phóng xạ nhân tạo được Irène Curie và chồng là Joliot Curie (con gái và con rể bà Marie Curie) tìm ra khi bắn phá boron, aluminium hoặc magnesium bằng tia  phát ra từ radium hoặc polonium.

Ví dụ: .

Đồng vị  điều chế nhân tạo theo cách trên không bền, nó tự phân huỷ phóng xạ:

Phản ứng thoát ra hạt positron  () có khối lượng bằng electron, điện tích bằng +1, còn gọi là phản hạt electron (kí hiệu là ).

Hiện nay, đã điều chế được rất nhiều đồng vị phóng xạ của hầu hết các nguyên tố (đạn hạt nhân gồm hạt , proton, netron, deuteron,...).

2. Sự phân chia hạt nhân và sự tổng hợp hạt nhân

- Phản ứng phân hạch hạt nhân:

+ Sự phân chia hạt nhân (phân hạch hạt nhân) là phản ứng phân chia hạt nhân nặng thành hai hay nhiều mảnh có khối lượng nhẹ hơn.

Ví dụ:

 năng lượng

+ Một mol uranium phản ứng giải phóng một năng lượng khổng lồ là 2.1010 kJ, có sức công phá tương đương với 20 000 tấn thuốc nổ TNT.

+ Trong điều kiện xác định, phản ứng phân chia  có thể tự duy trì và gọi là phản ứng dây chuyền.

Nếu lượng  đủ lớn và xảy ra phản ứng dây chuyền thì sẽ có một vụ nổ hạt nhân, làm nhiệt độ tăng lên hàng triệu oC.

+ Trong các đồng vị uranium chỉ  là có khả năng phản ứng phân chia hạt nhân (nổ hạt nhân), nhưng  chỉ chiếm khoảng 0,7% lượng uranium tự nhiên, còn lại là .

+ Có hai trường hợp xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền:

·        Không điều khiển được (bom nổ).

·        Điều khiển được hay có thể dừng (trong lò phản ứng hạt nhân của tàu phá băng hoặc nhà máy điện nguyên tử).

- Phản ứng nhiệt hạch (tổng hợp hạt nhân)

+ Khi các hạt nhân tương đối nhẹ kết hợp với nhau thành hạt nhân nặng hơn (cơ sở của bom  cũng giải phóng một năng lượng cao hơn nhiều so với phân hạch hạt nhân.

Ví dụ:

+ Để phản ứng xảy ra cần từ 1 - 10 triệu độ (nhiệt độ trên Mặt Trời) và phản ứng này cũng là nguồn năng lượng của Mặt Trời và là khởi đầu việc tổng hợp các nguyên tố trong vũ trụ.

+ Trên Trái Đất các nhà khoa học cố gắng thực hiện phản ứng

Đây là phản ứng làm cơ sở cho bom khinh khí (bom hydrogen). Một vụ nổ bom hydrogen có nhiệt độ đến hàng chục triệu oC.

Câu hỏi 4:

.

Câu hỏi 5:

a)

b) .

Hoạt động 4: Ứng dụng của đồng vị phóng xạ và phản ứng hạt nhân

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được ứng dụng của phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học, đời sống và sản xuất.

- Nêu được ứng dụng điển hình của phản ứng hạt nhân: xác định niên đại cổ vật, các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, năng lượng.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, trả lời câu hỏi, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: HS nêu được ưng dụng của đồng vị phóng xạ và phản ứng hạt nhân.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm 4, nêu các ứng dụng của đồng vị phóng xạ và phản ứng hạt nhân.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh, video:

https://youtube.com/watch?v=mYcbW5PImZI

(video ứng dụng của phóng xạ hạt nhân)

https://youtube.com/watch?v=jTRU8ATnyCY

(ứng dụng của phóng xạ hạt nhân).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

IV. Ứng dụng của đồng vị phóng  xạ và phản ứng hạt nhân

1. Trong y học

- Xạ trị là phương pháp sử dụng các bức xạ ion hóa như: tia X, tia  có năng lượng cao, đó là các sóng điện từ hoặc các hạt như: electron, neutron, proton, … để điều trị bệnh ung thư.

- Cấu trúc DNA bên trong gene của các động, thực vật có thể thay đổi khi bị chiếu xạ.

2. Trong nông nghiệp

- Sự chiếu xạ có thể làm thay đổi gene của thực vật tạo nên những đột biến có tể tạo ra các giống mới.

- Sự chiếu xạ lương thực, thực phẩm bằng tia  phát ra từ đồng vị  có tác dụng diệt khuẩn, bảo quản lương thực, thực phẩm lâu dài hơn.

3. Xác định niên đại cổ vật bằng hàm lượng đồng vị phóng xạ.

a) Xác định niên đại của các di vật khảo cổ bằng đồng vị

- Cơ sở xác định: quá trình tạo thành

xảy ra đồng thời với quá trình phân rã.

Mỗi loại sinh vật sống đều có một hàm lượng  không đổi.

Khi động, thực vật chết đi, sự hấp thụ  ngừng lại, nhưng sự phân rã  vẫn tiếp tục, làm hàm lượng  giảm theo thời gian. So sánh hàm lượng  chứ trong một mẫu khảo cổ với hàm lượng  trong mẫu vật tương tự  ở thời hiện tại là có thể xác định được tuổi của mẫu vật nghiên cứu.

b) Xác định niên đại của đá trong địa chất bằng đồng vị

Đồng vị  là đồng vị phóng xạ tự nhiên, sự phân rã đồng vị này cuối cùng tạo ra đồng vị bền là .

4. Sử dụng năng lượng nguyên tử phục vụ cho lợi ích nhân loại

Dùng các đồng vị  và  làm nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất ra điện (nhà máy điện nguyên tử) và chạy các tàu phá băng,..

Câu hỏi 8:

(1) Nhận 1 electron:

(2) Bức xạ 1 positron:

(3) Bức xạ 1 hạt alpha:

Bảng ứng dụng sản xuất đồng vị phóng xạ nhân tạo trong công nghiệp và khoa học:

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Câu hỏi 3 (SGk -tr15), 5c, d (SGK -tr16).
  4. c) Sản phẩm học tập: HS giải được bài về phản ứng hạt nhân.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm làm Câu hỏi 3 (SGk -tr15), 5c, d (SGK -tr16).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương

Kết quả:

Câu hỏi 2:

  1. c)
  2. d)

Câu hỏi 3:

Câu hỏi 5:

  1. c)
    d) .

Câu hỏi 6:

Đáp án . Theo định luật bảo toàn điện tích và số khối:

Nguyên tử  có  và  là .

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

- HS chú ý lắng nghe tìm hiểu các kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, tìm hiểu kiến thức.
  2. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học giải quyết được bài toán về phương trình phản ứng hạt nhân, tìm hiểu về phóng xạ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Câu hỏi 7 (SGK-tr18).

- GV cho HS làm bài thêm:

Bài 1:  sau một loạt biến đổi phóng xạ  và , tạo thành đồng vị . Phương trình phản ứng hạt nhân xảy ra như sau:

(x, y là số lần phóng xạ ).

Xác định số lần phóng xạ  và  của trong phản ứng trên.

- GV cho HS tìm hiểu về một vài các nhược điểm, tác hại của phóng xạ. Ví dụ:

  1. Đồng vị phóng xạ trong nước thải y tế.

Nhờ khả năng điều trị bệnh và ứng dụng trong dược phẩm của đồng vị phóng xạ mà giúp con người có nhiều phương án mới cho những căn bệnh nan y.

Khi điều trị bệnh ví dụ như ung thư, cần sử dụng đến các hóa chất hoặc dược phẩm chứa đồng vị phóng xạ. Các chất thải dư thừa khi vào đường ống thoát nước thải y tế cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Tuy rằng dư lượng đồng vị phóng xạ so với hàng loạt các chất thải nguy hại khác có trong nước thải chỉ chiếm phần nhỏ. Nhưng không thể xem nhẹ việc xử lý loại chất thải này.

Cần xử lý và thử lại nước thải y tế trước khi xả thải vào môi trường. Với sự nguy hại và đặc thù của loại nước thải này đòi hỏi hệ thống xử lý nước thải y tế và hệ thống xử lý rác thải y tế cũng phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quy định.

  1. Thảm hỏa "hạt nhân"
    Bên cạnh những ứng dụng có ích của chất phóng xạ, người ta lại luôn tìm cách khuếch đại mức năng lượng này lên. Vì vậy, chúng cũng đã gây ra những thảm họa mà lịch sử không bao giờ quên.

Video thảm họa hạt nhân: https://www.youtube.com/watch?v=dorVP32h_rU

 

- Thảm họa kinh hoàng đầu tiên của chất phóng xạ là hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Nhật Bản ở hai thành phố là Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945. Năng lượng hạt nhân và phóng xạ do nó tạo ra làm chết ngay 140.000 người ở Hiroshima và 74.000 người ở Nagasaki. Trong khi đó, gánh nặng ung thư do phóng xạ còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.

Video: Thảm họa phóng xạ về thảm kịch ở Hiroshima https://www.youtube.com/watch?v=LSFhep2xFGo

+ Thảm họa thứ hai là vụ nổ Nhà máy điện nguyên tử tại Chernobyl (Ukraine) năm 1986. Theo đánh giá của giới khoa học, thảm họa Chernobyl tương đương với vụ nổ của 500 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. 31 người bị chết trực tiếp trong vụ nổ và hàng trăm nghìn người khác phải sơ tán. Khoảng 600-800 nghìn binh lính, nhân viên cứu hộ và người dân Liên Xô đã trực tiếp tham gia khắc phục sự cố Chernobyl, trong đó, đa số họ đã bị nhiễm xạ và cho tới nay vẫn còn hàng trăm nghìn người phải điều trị thường xuyên.

Video: https://www.youtube.com/watch?v=h0UvwbpRx6M

+ Và năm 2011, thế giới lại chứng kiến sự cố nhà máy điện hạt nhân số 1 (Fukushima) của Nhật Bản.

Chưa tính tới những hậu quả ung thư hay bệnh tật, người ta biết rằng, cùng với sóng thần và động đất, tác hại hạt nhân và phóng xạ làm ít nhất 1,4 triệu người không có nước, hơn 500.000 người sống không có nhà. Đây thực sự là những thảm kịch mang tên phóng xạ.

Cho đến nay, việc ngăn chặn sự phát tán rộng của phóng xạ đang còn thách thức. Đứng trước những gì mà chất phóng xạ đã và đang làm được, việc nói công hay tội thật khó công bằng. Ở đây, vai trò của chất phóng xạ là cứu tinh hay là thảm họa của loài người, điều đó phụ thuộc vào cách hành xử của chính con người chúng ta.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.

Đáp án:

Câu hỏi 7:

  • Khi các tia gamma phát ra từ đồng vị phóng xạ  Co có khả năng xuyên sâu, dùng điều trị các khối u ở sâu trong cơ thể (  là nguồn phát xạ  thông dụng nhất).
  • Sự chiếu xạ lương thực, thực phẩm bằng tia phát ra từ đồng vị  Co có tác dụng diệt khuẩn, bảo quản lương thực, thực phẩm lâu dài hơn.
  • Các bệnh ung thư bên ngoài như ung thư da có thể điều trị bằng các tia phóng xạ phát ra từ đồng vị hay  bằng cách áp các túi nhựa đựng đồng vị phóng xạ vào vùng bị tổn thương.
  • Phân bón có chứa đồng vị phóng xạ để theo dõi sự hấp thụ phosphate và sự chuyển hoá phosphorus của cây cối.
  • Dùng đồng vị phóng xạa để chẩn đoán và chữa bệnh bướu cổ.
  • Dùng và  làm nhiên liệu trong các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất điện (nhà máy điện nguyên tử) và chạy các con tàu phá băng,...

Đáp án bài thêm:

Bài 1: bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích trong chuỗi phóng xạ, ta có hệ phương trình:

Phương trình phản ứng hạt nhân: .

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT
  • Chuẩn bị bài mới "Bài 3: Năng lượng hoạt hóa của phản ứng hóa học"

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay