Giáo án chuyên đề Hoá học 10 kết nối Bài 6: Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa. Nhiệt độ tự bốc cháy
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 6: Điểm chớp cháy. Nhiệt độ ngọn lửa. Nhiệt độ tự bốc cháy. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 6: ĐIỂM CHỚP CHÁY. NHIỆT ĐỘ NGỌN LỬA. NHIỆT ĐỘ TỰ BỐC CHÁY
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.
- Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
- Trình bày được khái niệm nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Nhận thức hóa học: nêu được khái niệm điểm chớp cháy, khái niệm về nhiệt độ tự bốc cháy, nhiệt độ cháy.
- Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ khoa học: Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
- Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất thí nghiệm.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.
- b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đặt vấn đề:
Tại các trạm bán xăng dầu, yêu cầu về an toàn cháy nổ được đặt lên hàng đầu. Khi vào đổ xăng, chúng ta phải tuân thủ các biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc vì xăng là chất lỏng dễ bay hơi và bắt lửa ngay ở nhiệt độ thường. Vậy, những loại nhiệt độ giới hạn nào được sử dụng để cảnh báo nguy cơ cháy, nổ của một chất lỏng cháy dễ bay hơi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Điểm chớp cháy
- a) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm về điểm chớp cháy.
- Trình bày được việc sử dụng điểm chớp cháy để phân biệt chất lỏng dễ cháy và có thể gây cháy.
- b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được nội dung bài học, HS phân chia được hai loại chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS tìm hiểu SGK, trả lời câu hỏi: Thế nào là điểm chớp cháy? - GV giới thiệu bảng 6.1, điểm chớp cháy của một số nhiên liệu. - GV cho HS tìm hiểu đặc điểm của điểm chớp cháy. + Nêu đặc điểm của điểm chớp cháy. Cho ví dụ. + GV nhấn mạnh ranh giới về nhiệt độ chớp cháy là 100oF (37,8oC) để phân chia chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy. + Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để phân chia hai loại chất lỏng này dựa trên điểm chớp cháy + HS thảo luận trả lời Câu hỏi 1 ý b (SGK – tr35). - GV giới thiệu bảng phân loại cảnh báo chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy. - GV tổ chức cho so sánh về mức độ dễ cháy của một số nhiên liệu lỏng thông dụng: xăng, dầu hoả, cồn,... từ đó giúp HS đề xuất phương pháp phòng, chống cháy nổ. - GV có thể giới thiệu thêm: + Giới hạn gây cháy nổ dưới (Lower Explosive Limit - LEL) là nồng độ tối thiểu về thể tích của hơi chất cháy trong không khí tại đó hỗn hợp có thể cháy được. + Giới hạn gây cháy nổ trên (Upper Explosive Limit - UEL) là nồng độ tối đa về thể tích của hơi chất cháy trong không khí tại đó hỗn hợp có thể cháy được. Ở nồng độ chất cháy cao hơn giới hạn gây nỗ trên thì sẽ không đủ oxygen trong hỗn hợp để cung cấp cho phản ứng cháy. Các nồng độ LEL và UEL đều được tính bằng đơn vị phần trăm thể tích. Giá trị LEL được đo bằng máy nhằm xác định mức độ an toàn cũng như cảnh báo nguy cơ gây cháy, dải đo của máy có đơn vị từ 0 đến LEL. (Hình ảnh một loại máy đo phát hiện khi dễ cháy). Thông thường với hơi khi dễ cháy, mức LEL là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cháy nổ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Điểm chớp cháy 1. Khái niệm - Điểm chớp cháy của chất cháy là nhiệt độ thấp nhất ở áp suất khí quyển mà chất cháy bị đốt nóng tới mức tạo ra lượng hơi đủ lớn để bốc cháy trong không khí khi gặp nguồn lửa. Bảng 6.1 (SGK – tr34) 2. Đặc điểm - Điểm chớp cháy là yếu tố đánh giá nguy cơ về hỏa hoạn của vật liệu. Điểm chớp cháy được sử dụng để phân biệt chất lỏng dễ cháy với chất lỏng có thể gây cháy. + Chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn 37,8oC gọi là chất lỏng dễ cháy. + Chất lỏng có điểm chớp cháy lớn hơn 37,8oC gọi là chất lỏng có thể gây cháy. - Điểm chớp cháy giúp nhận biết sự có mặt của các vật liệu dễ bay hơi và dễ bốc cháy có lẫn trong các loại vật liệu ít bay hơi hoặc không dễ bắt cháy. Câu hỏi 1: b) Các chất lỏng dễ bay hơi và có khả năng cháy được mới có điểm chớp cháy. Ví dụ, nước là chất lỏng không có điểm chớp cháy nhưng có điểm sôi là dưới áp suất .
|
Bảng phân loại cảnh báo chất lỏng dễ cháy và chất lỏng có thể gây cháy.
Phân loại cảnh báo chất lỏng dễ cháy |
|||
Nhóm |
Điểm chớp cháy |
Điểm sôi |
Ví dụ |
|
diethyl ether, pentane, petroleum, ether. |
||
I-B |
Acetone, benzene, cyclohexane, ethanol. |
||
I-C |
|
p-xylene |
|
Phân loại cảnh báo chất lỏng có thể gây cháy |
|||
II |
|
Diesel fuel, motor oil, kerosene. |
|
III-A |
|
Sơn (paints), dầu lanh, dầu khoáng. |
|
III-B |
|
Sơn. |
Hoạt động 2: Nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.
- a) Mục tiêu:
- HS trình bày được khái niệm nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.
- b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ.
- c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, nêu được khái niệm và đặc điểm của nhiệt độ ngọn lửa và nhiệt độ tự bốc cháy.
- d) Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 250k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức đủ cả năm