Giáo án chuyên đề Hoá học 10 kết nối Bài 9: Thực hành vẽ cấu trúc phân tử

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 10 bộ sách kết nối tri thức Bài 9: Thực hành vẽ cấu trúc phân tử. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH HÓA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (10 TIẾT)

BÀI 9: THỰC HÀNH VẼ CẤU TRÚC PHÂN TỬ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của một số chất vô cơ và hữu cơ.
  • Lưu được các file, chèn được hình ảnh vào file Word, PowerPoint.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức hóa học, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của một số chất vô cơ và hữu cơ; lưu được các file, chèn được hình ảnh vào file Word, PowerPoint.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, các máy tính điện tử có cài đặt phần mềm hóa học tính toán Chem3D, ChemOffice.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS dự đoán, trả lời được câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt: Hiện nay, có nhiều phần mềm máy tính để vẽ công thức cấu tạo và công thức Lewis của các chất. Cần thực hiện các bước như thế nào để vẽ được công thức cảu các chất và chèn được chúng vào file Word hoặc PowerPoint?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Vẽ công thức cấu tạo và công thức Lewis

  1. a) Mục tiêu:

- Vẽ được công thức cấu tạo, công thức Lewis của một số chất vô cơ và hữu cơ.

  1. b) Nội dung:

 GV hướng dẫn cách tải phần mềm Chemsketch, vẽ công thức cấu tạo và công thức Lewis, HS thực hành, thực hiện nhiệm vụ được giao.

  1. c) Sản phẩm: HS thao tác được với phần mềm Chemsketch,
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Vẽ công thức cấu tạo

- HS đã được hướng dẫn tải phần mềm Chemsketch trước tiết học.

- GV thực hành và hướng dẫn các bước cho HS thực hiện hoạt động 1: vẽ cấu trúc phân tử chất ethane (C2H6), ethene (C2H4) và ethyne (C2H2).

+ GV đặt câu hỏi: Nhắc lại công thức cấu tạo của 3 chất đó

(Công thức cấu tạo:

C2H6:

 

C2H4:

C2H2:

- GV dẫn dắt: cùng đi vẽ hình trên phần mềm.

- Sau khi GV hướng dẫn, HS thực hành.

- GV nêu cho HS một vài chú ý (SGK).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Vẽ công thức cấu tạo của H2SO4:

- GV đặt câu hỏi: Công thức cấu tạo của H2SO4 là gì?

- GV hướng dẫn, HS thực hành vẽ theo các bước.

- HS trả lời câu hỏi  2 (SGK -tr54).

Nhiệm vụ 3: Vẽ công thức Lewis

- GV đặt câu hỏi: Nêu công thức Lewis của NH3?

- GV hướng dẫn HS thực hiện cách vẽ theo các bước. HS thực hành.

+ GV nhấn mạnh thao tác đi đến Template Window, chọn Lewis Structure, chọn hai dấu chấm để biểu diễn cặp electron riêng cho nguyên tử N.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Vẽ công thức cấu tạo và công thức Lewis

Hoạt động 1: Vẽ công thức cấu tạo của các chất ethane (C2H6), ethene (C2H4) và ethyne (C2H2).

- Bước 1: Mở phần mềm Chemsketch

- Bước 2: Chọn lệnh xuất hiện các biểu tượng.

- Bước 3: Chọn nhóm lệnh Structure.

+ Với hợp chất liên kết đơn: Vẽ được công thức C2H6 (như hình)

 

+ Với chất có liên kết đôi, liên kết ba, nháy chuột vào liên kết đơn C-C để tăng số liên kết.

- Bước 4: Để hiển thị liên kết C-H, dùng Tools, chọn Add Explicit Hydrogens.

 

Kết quả:

- Bước 5: Để hiển thị kí hiệu nguyên tử carbon, nháy chuột vào biểu tượng chữ A (Edit Atom Label). Nháy vào vị trí của nguyên tử carbon trong công thức cấu tạo trên, góc "C" rồi nháy vào Insert.

 

Kết quả:

- Bước 6: Lưu file.

- Chú ý (SGK -tr53).

Hoạt động 2: Vẽ công thức cấu tạo của H2SO4:

- Bước 1, 2: Tương tự như hoạt động 1. Ở bước 2, chọn nguyên tố S.

Bước 3: CHọn biểu tượng  (Atom Chemical Properties)  nháy chuột vào nguyên tử S trong công thức H2S  Atomic Properties  Valence, chọn hóa trị 6 OK.

- Bước 4: Chọn nguyên tố O rồi nháy chuột trí vào nguyên tử S trong công thức H­2S, giữ kéo chuột sang trái, phải, trên, dưới.

Bước 5: Chọn biểu tượng  (Draw Normal), nháy vào hai liên kết S-OH trong công thức trên.

Câu hỏi 1:

Hóa trị của nguyên tố C trong phần mềm Chemsketch được mặc định bằng 4, do vậy ở hoạt động 1 khi vẽ công thức cấu tạo của C2H6, C2H4 và C2H2 không cần chọn hóa trị cho nguyên tử carbon.

Hoạt động 3: Vẽ công thức Lewis của NH3

- Bước 1, 2: thực hiện tương tự hoạt động 1, hoạt động 2.

- Bước 3: Để hiển thị các liên kết N-H, chọn nguyên tử H  nháy chuột vào công thức NH3, giữ chuột và lần lượt kéo chuột sang trái, phải, dưới theo các phía cho đủ vạch liên kết.

Bước 4: Chọn nhóm lệnh Templates  Temlate Window  Structure  Lewis Structures

- Bước 5: Nháy chuột vào ô hai dấu chấm nằm ngang và nháy vào phía trên nguyên tử N trong công thức cấu tạo của NH3.

Hoạt động 2: Hiển thị cấu trúc phân tử ba chiều của một số chất. Sao chép hình ảnh cấu trúc phân tử

  1. a) Mục tiêu:

- Lưu được các file, chèn được hình ảnh vào file Word, PowerPoint.

  1. b) Nội dung: HS theo dõi hướng dẫn của GV, thực hành, trả lời các câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS thực hiện hiển thị được cấu trúc phân tử của một số chất.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay