Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P3)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P3). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?

  1. (NH2)2CO B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4                      D. Ca(H2PO4)2

Câu 2. Nguyên tố dinh dưỡng trong phân lân là

  1. nitrogen B. carbon C. potassium          D. phosphorus

Câu 3. Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

  1. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng
  2. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác
  3. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác
  4. nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác

Câu 4. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng phần trăm khối lượng của

  1. P2O3 B. C. P2O5                          D. P

Câu 5. Chất không sử dụng làm phân bón hóa học là

  1. NaNO3 B. BaSO4 C. KNO3                       D. NH4H2PO4

Câu 6: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nào sau đây?

  1. Phosphorus B. Carbon C. Nitrogen            D. Potassium

Câu 7. Chọn câu đúng?

  1. Phân đạm là những hợp chất cung cấp N cho cây trồng.
  2. Phân đạm là những hợp chất cung cấp P và N cho cây trồng
  3. Phân lân là những hợp chất cung cấp K cho cây trồng
  4. Phân kali là những hợp chất cung cấp K và P cho cây trồng

Câu 8. Công thức của Superphosphate kép là

  1. Ca3(PO4)2 B. Ca(H2PO4)2 C. CaHPO4                  D. Ca(H2PO4)2.CaSO4

Câu 9. Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?

  1. Đá vôi B. Muối ăn C. Phèn chua          D. Vôi sống

Câu 10. Hàm lượng KCl có trong một loại phân kali có độ dinh dưỡng 50% là

  1. 95,51% B. 31,54% C. 79,26%              D. 26,17%

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

- GV chuẩn kiến thức:

+ Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng: N, P, K

+ Các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng: Ca, Mg, S

+ Các nguyên tố dinh dưỡng vi lượng: B, Zn, Fe, Cu, Mn, Mo, Cl,...

+ Vai trò của phân bón: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất

+ Cách sử dụng phân bón: bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng với liều lượng phù hợp; bón phân theo từng thời kì sinh trưởng của cây trồng, từng loại đất

+ Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp NPK, phân bón hữu cơ.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. A

2. D

3. A

4. C

5. B

6. C

7. A

8. B

9. D

10. C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng nitrogen trong các loại phân bón chứa hợp chất của nitrogen như CO(NH2)2, NH4NO3 và (NH4)2SO4 để làm gì?

Bài 2. Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón không phù hợp với thời điểm sinh trưởng, phát triển của cây trồng?

Bài 3. Sử dụng phân bón không đúng kĩ thuật gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1.

 Thực vật hấp thụ chất dinh dưỡng nitrogen trong các loại phân bón chứa hợp chất CO(NH2)2, NH4NO3 và (NH4)2SO4 chính là phân đạm để phát triển cành lá trước khi ra hoa đậu quả.

Bài 2.

 Sử dụng phân bón không hợp lí, dẫn đến năng suất kém. Ví dụ: khi cần kích thích ra hoa đậu quả lại kích thích ra rễ cây; bón phân quá nhiều có thể làm cây chết; phân bón dư thừa ảnh hưởng môi trường; các loại phân tan mạnh bón vào trời mưa dễ bị trôi rửa,...

Bài 3.

 Việc sử dụng quá nhiều phân bón dẫn đến thiếu oxygen trong nước. Do trong phân bón chứa các chất bao gồm nitrate và phosphate,... sẽ chảy vào hồ và mương máng,... do mưa và nước thải. Những chất này làm tăng sự phát triển quá mức của tảo, từ đó làm giảm nồng độ oxygen trong nước. Sự thiếu oxygen dẫn đến cái chết hàng loạt của cá, tôm, cưa và các loài động vật, thực vật thủy sinh khác.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 2: Phân bón vô cơ

 GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ nghiên cứu, trình bày nội dung ở nhà, báo cáo trước lớp vào giờ học nội dung quy trình sản xuất một số loại phân bón vô cơ, cách sử dụng và bảo quản một số loại phân bón thông dụng (Bài 2: Phân bón vô cơ)

Nhiệm vụ chung:

- Hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng phần mềm powerpoint, hoặc tiểu phẩm…

- Sưu tầm các tranh ảnh, hình vẽ, mẫu vật phục vụ cho bài thuyết trình của mình.

- Làm một bản báo cáo chi tiết về kế hoạch, phân công cụ thể các công việc và tiến độ làm việc của từng thành viên trong nhóm.

Nội dung tìm hiểu:

  1. Nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất các loại phân bón
  2. Trình bày quá trình sản xuất mỗi loại phân bón, nêu các phản ứng hoá học xảy ra (nếu có).
  3. Cách sử dụng các loại phân bón
  4. Nguyên tắc bảo quản các loại phân bón

Nhiệm vụ từng nhóm

Nhóm 1: Tìm hiểu phân đạm

Nhóm 2: Tìm hiểu phân lân

Nhóm 3: Tìm hiểu phân kali và ammophos

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay