Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối chuyên đề 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ (P1)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 3 Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

BÀI 7: NGUỒN GỐC DẦU MỎ. THÀNH PHẦN VÀ PHÂN LOẠI DẦU MỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ

  • Trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ.
  • Trình bày được thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) và phân loại dầu mỏ (theo thành phần hóa học và theo bản chất vật lí)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nguồn gốc, thành phần và phân loại dầu mỏ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dầu mỏ - phân loại; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học vào cuộc sống

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được nguồn gốc, thành phần và phân loại dầu mỏ.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát trình bày được cơ sở khoa học cho việc dầu mỏ có nguồn gốc hữu cơ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số vấn đề thực tiễn liên quan đến dầu mỏ.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung học tập.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  • Yêu nước, khắc sâu chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và khẳng định chủ quyền quốc gia trên Biển Đông của Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, PHT.
  • Một số tư liệu liên quan đến nguồn gốc dầu mỏ và thành phần hóa học phức tạp của dầu mỏ
  • Tranh ảnh, video, thông tin tài liệu liên quan đến sự hình thành các dầu mỏ, mỏ khí thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra các tranh ảnh về dầu mỏ và các ứng dụng của dầu mỏ

- GV nêu câu hỏi khởi động: “Tại sao nói dầu mỏ là nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo? Thành phần hoá học của dầu mỏ phức tạp như thế nào? Có thể phân loại dầu mỏ dựa trên tiêu chuẩn và mục đích nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án: Dầu mỏ là nguyên liệu hóa thạch, phải mất hàng triệu năm để tạo ra và lượng tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành → Đây nguồn nhiên liệu hữu hạn và không thể tái tạo.

Thành phần hóa học của dầu mỏ gồm các hợp chất hydrocarbon (paraffin, naphthene, arene) và các hợp chất phi hydrocarbon (chứa các nguyên tố S, O, N, vết kim loại).

Có thể phân loại dầu mỏ theo thành phần hóa học và tính chất vật lí.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, ghi nhận câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Các em vừa liệt kê ra các phương án trả lời cho câu hỏi khởi động. Để có giải đáp cho câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn gốc của dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn gốc của dầu mỏ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận về nguồn gốc dầu mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở nguồn gốc của dầu mỏ, CH1 SGK trang 39.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 38, quan sát video https://youtu.be/tcfzvRmteJk (0:00 - 2:08) thảo luận cặp đôi về nguồn gốc dầu mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39.

Tại sao các mỏ dầu nằm càng sâu trong lòng đất càng chứa nhiều khí hơn và chứa nhiều methane hơn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt nguồn gốc dầu mỏ,

- HS suy nghĩ, trả lời CH1 SGK trang 39.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS nêu nguồn gốc dầu mỏ, trả lời CH1 SGK trang 39.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguồn gốc dầu mỏ.

GV mở rộng thêm giả thuyết về nguồn gốc vô cơ về sự hình thành dầu mỏ. Lưu ý khi xem xét về mặt thực tiễn thì giả thuyết này gặp phải nhiều vấn đề không thể giải thích được.

I. NGUỒN GỐC DẦU MỎ

Theo giả thiết về nguồn gốc hữu cơ quá trình hình thành dầu và khí là quá trình lâu dài và liên tục.

Các chất hữu cơ trong xác động vật, thực vật là tiền chất tạo thành dầu mỏ.

Các loài thực vật phù du rất nhỏ, số lượng nhiều đóng vai trò chủ đạo để tạo ra dầu và khí.

Các vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật tạo thành lớp trầm tích ở đáy biển.

Dầu được sinh ra rải rác trong lớp đá trầm tích, thẩm thấu qua tầng đá và tập hợp lại thành các khối đá rỗng, xốp.

Qua thời gian một phần dầu chuyển thành khí do quá trình cracking dưới tác dụng của nhiệt độ, áp suất và các chất xúc tác.

Sự hình thành mỏ dầu: Xác động thực vật phân huỷ → Kerogen (các chất sừng hữu cơ) hình thành trong lớp trầm tích → Kerogen chuyển hoá thành hydrocarbon → mỏ dầu (thường gồm 3 lớp: lớp khí ở trên, lớp dầu, đáy là lớp nước)

Trả lời CH1 SGK trang 39

Do càng đi sâu vào lòng đất thì nhiệt độ và áp suất càng cao quá trình cracking càng xảy ra mạnh hơn → các hydrocarbon phân tử lớn chuyển thành các phân tử nhỏ hơn (khí). → làm cho dầu trở lên nhẹ hơn và sinh ra nhiều khí hơn và chứa nhiều methane (Hydrocarbon bền nhất) hơn.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần hóa học của dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành phần (hydrocarbon và phi hydrocarbon) của dầu mỏ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 01.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở thành phần hóa học của dầu mỏ, PHT 01
  4. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, thảo luận hoàn thành PHT sau

 

PHIẾU HỌC TẬP 01

Nghiên cứu mục II SGK trang 39 trả lời các câu hỏi sau:

1. Các hydrocarbon trong dầu mỏ gồm các nhóm nào?

2. Các hợp chất phi hydrocarbon trong dầu mỏ gồm những hợp chất nào?

3. Tại sao dầu mỏ có hàm lượng phi hydrocarbon thấp thường có giá trị cao trong chế biến dầu mỏ?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ hoàn thành PHT

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời PHT

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về thành phần hóa học của dầu mỏ.

II. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA DẦU MỎ

1. Các hợp chất hydrocarbon

Trong dầu mỏ chủ yếu gồm 3 nhóm chính:

+ Alkane (hay còn gọi là paraffin)

+ Cycloalkane

+ Arene.

2. Các hợp chất phi hydrocarbon

Những hợp chất phi hydrocarbon thực chất là các hydrocarbon mà trong mạch Carbon chứa các dị tố N, S, O và kim loại:

- Các hợp chất chứa sulfur

- Các hợp chất chứa oxygen

- Các hợp chất chứa nitrogen

- Vết kim loại trong dầu mỏ

- Nhựa và asphaltene

Phi hydrocarbon làm giảm chất lượng của dầu mỏ nên cần phải sử dụng phương pháp loại đi hoặc làm giảm lượng của chúng trong dầu mỏ → tốn kém

 

----------------------------Còn tiếp------------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN BÓN

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HÓA HỌC HỮU CƠ

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. DẦU MỎ VÀ CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Chat hỗ trợ
Chat ngay