Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối chuyên đề 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách kết nối tri thức chuyên đề 1 Bài 3: Phân bón hữu cơ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án hóa học 11 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: PHÂN BÓN HỮU CƠ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Phân loại được phân bón hữu cơ: phân hữu cơ truyền thống; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng.
- Nêu được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
- Trình bày được vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ.
- Nêu được tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phân bón hữu cơ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được các khái niệm liên quan đến phân bón hữu cơ.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực Hóa học:
- Nhận thức hoá học: Phân loại được các loại phân bón hữu cơ.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, tìm hiểu các thông tin, mô tả được thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ và tác động của việc sử dụng phân bón đến môi trường.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: nêu vai trò của phân bón hữu cơ, cách sử dụng và bảo quản của một số loại phân bón hữu cơ thông dụng và một số quy trình sản xuất phân bón hữu cơ. Đề xuất được một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của phân bón đến môi trường.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Tranh ảnh, các video/ clip về phân bón hữu cơ
- Tranh ảnh, các video/ clip giáo dục HS tái sử dụng rác thải, bảo vệ môi trường
- Phiếu học tập
- Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát video, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa video: https://s.net.vn/dYh8 (0:13 - hết)
- GV đặt vấn đề: “Sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng thường mất nhiều thời gian hơn và có tác dụng chậm hơn các loại phân bón vô cơ. Tại sao ngày nay phân bón hữu cơ được khuyến khích sử dụng nhiều hơn trong nông nghiệp?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
Phân bón vô cơ thúc đẩy quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây được nhanh chóng. Tuy nhiên, giá thành sản xuất rất đắt so với các loại phân bón khác và ảnh hưởng đến môi trường đất và chất lượng cây trồng.
Chất hữu cơ là thành phần quan trọng trong đất, có tác dụng bồi dưỡng đất, cung cấp đầy đủ các thức ăn cần thiết cho đất như: đạm, lân, kali, calcium, magnesium.... và một số nguyên tố vi lượng khác.
Phân bón hữu cơ có chứa đầy đủ các loại chất khoáng cần thiết cho cây trồng nhưng hàm lượng nhỏ, không có tác dụng tức thời nhanh như phân bón vô cơ. Tuy nhiên khi bón với số lượng lớn thì tác dụng của nó không kém phân bón hoá học.
Việc biến những rác thải hữu cơ thành các loại phân bón hữu cơ thì vừa tiết kiệm tài chính, vừa có tác dụng bảo vệ môi trường xung quanh.
- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Để biết thành phần, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ, tác động của chúng đến môi trường như thế nào,... Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 3: Phân bón hữu cơ
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phân loại phân bón hữu cơ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được các loại phân bón hữu cơ
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT01.
- Sản phẩm học tập: HS ghi vở các loại phân bón hữu cơ, kết quả hoàn thành PHT 01
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 19, phân loại được các loại phân bón vô cơ. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành phiếu học tập 01
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, thảo luận nhóm hoàn thành PHT 01 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, trình bày PHT 01 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về phân loại phân bón hữu cơ | I. PHÂN LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ - Dựa vào nguồn gốc và cách chế biến chia thành 3 loại chính: + Phân hữu cơ truyền thống; + Phân hữu cơ sinh học; + Phân hữu cơ khoáng. Trả lời PHT 01 1. Phân bón hữu cơ truyền thông ủ nguyên liệu là chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phẩm phụ chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản,... Phân bón hữu cơ sinh học chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên qua quá trình lên men và xử lý. Phân bón hữu cơ khoáng là phân bón hữu cơ chứa thêm ít nhất một nguyên tố đa, trung hoặc vi lượng. 2. Ưu điểm: giá thành rẻ Nhược điểm: mùi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 3. Ba loại phân bón trên được gọi là phân bón hữu cơ phân bón được sản xuất từ nguyên liệu là các chất hữu cơ. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần, vai trò, đặc điểm của phân bón hữu cơ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được thành phần, vai trò, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và hoàn thành CH 1 SGK trang 21.
- Sản phẩm học tập: HS ghi vào tóm tắt thành phần, vai trò, ưu nhược điểm của một số loại phân bón hữu cơ, trả lời CH1 SGK trang 21.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - HS nghiên cứu nội dung mục II SGK tr 19, thảo luận trả lời CH1 SGK trang 21. 1. So sánh thành phần và ưu nhược điểm của ba loại phân bón là phân chuồng, hữu cơ sinh học và phân hữu cơ khoáng. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, trả lời CH1 SGK trang 21. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trả lời CH1 SGK trang 21. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thành phần, vai trò, đặc điểm của phân bón hữu cơ | II. THÀNH PHẦN, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM (Sản phẩm dự kiến của CH1 - ở dưới HĐ2) - Phân bón hữu cơ truyền thông: + Từ chất thải của vật nuôi, phần xanh,... xử lí qua quá trình ủ mục. + Vai trò cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phủ nhiêu,cải tạo đất, tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân bón hoá học không có được. + Nhược điểm: thường có hiệu lực chậm, thời gian xử lí dài và hàm lượng dinh dưỡng thấp. - Phân bón hữu cơ sinh học + Được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác. + Khi bón vào đất, phân bón hữu cơ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi, giúp phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành đề tiêu cho cây hấp thụ; cung cấp đạm tự nhiên cho đất và cây. + Nhược điểm: có hiệu quả chậm, giá thành cao - Phân bón hữu cơ khoáng + Chứa ít nhất 15% là các chất hữu cơ và từ 8% – 18% là tổng các chất vô cơ (N, P, K). + Có tác dụng như keo, ít bị rửa trôi, giữ lại các hạt đất rất nhỏ, chất mùn trong đất tăng lên, giữ cho các chất dinh dưỡng bón cho cây cũng ít bị rửa trôi hoặc bay hơi mắt. + Nhược điểm: Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón cho đất lâu ngày. |
Sản phẩm dự kiến CH1:
| Phân chuồng | Phân hữu cơ sinh học | Phân hữu cơ khoáng |
Thành phần
| - Gồm phân, nước tiểu động vật như gia súc, gia cầm, phân bắc. - Chứa các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, bổ sung các chất mùn. | Các chất hữu cơ được pha trộn và lên men với sự có mặt của các loại vi sinh vật có lợi. Chứa đến 22% hàm lượng là các chất hữu cơ. | Chứa ít nhất 15% là các chất hữu cơ và từ 8% – 18% là tổng các chất vô cơ (N, P, K). |
Ưu điểm | Làm đất tơi xốp, tăng hàm lượng chất mùn, tăng độ phì nhiêu, ổn định kết cấu đất, hạn chế hạn hán, xói mòn. Tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của vi sinh vật. | Sử dụng được với các giai đoạn phát triển của cây trồng, có thể bón lót, bón thúc. Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trồng đạt hiệu quả cao. Bổ sung một lượng lớn chất mùn giúp cải tạo đặc tính của đất. Bổ sung, thúc đẩy các hệ vi sinh vật trong đất phát triển, khống chế mầm bệnh, tăng sức đề kháng tự nhiên, sự chống chịu của cây trồng với sâu bệnh và tác động của thời tiết. Tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất | Chứa hàm lượng khoáng chất cao, phát huy được các thế mạnh của phân vô cơ và phân hữu cơ. |
Nhược điểm | Hàm lượng dinh dưỡng thấp Chi phí vận chuyển cao Tiềm ẩn nguy cơ mang nhiều mầm bệnh Nếu sử dụng trực tiếp phân tươi hoặc không được ủ đúng quy trình, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. | Giá thành sản xuất cao và hiệu quả chậm. | Không tốt cho đất và hệ vi sinh vật nếu bón cho đất lâu ngày. |
----------------------Còn tiếp------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 350k
- Giáo án powerpoint: 350k
- Trọn bộ word + PPT: 600k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hóa học 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây