Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỔI KÌ 1

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Lan nhận thấy ngày càng có nhiều bạn trẻ gặp phải các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu nhưng lại không biết tìm đến sự hỗ trợ từ chuyên gia. Cô quyết định mở một trung tâm tư vấn tâm lý trực tuyến, kết nối chuyên gia với những người cần giúp đỡ.

Trong trường hợp này, hành động của Lan thể hiện điều gì?

A. Lan đã xác định được một cơ hội kinh doanh tiềm năng dựa trên nhu cầu thực tế.

B. Lan chỉ đang thực hiện một sở thích cá nhân mà không liên quan đến kinh doanh.

C. Lan chưa có ý tưởng kinh doanh vì chưa mở trung tâm tư vấn chính thức.

D. Lan đã bắt đầu kinh doanh nhưng không quan tâm đến cơ hội kinh doanh.

Câu 2: Để duy trì vị thế của mình trên thị trường viễn thông, Viettel thường xuyên đào tạo đội ngũ nhân sự về công nghệ mới và kỹ năng quản lý. Điều này thể hiện năng lực nào của người kinh doanh?

A. Chuyên môn nghiệp vụ

B. Năng động, sáng tạo

C. Dự báo và kiểm soát rủi ro

D. Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin

Câu 3: Công ty sữa Vinamilk bị tố cáo quảng cáo sai sự thật về hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm sữa bột dành cho trẻ em, khiến người tiêu dùng hiểu lầm và mua sản phẩm với giá cao hơn thực tế. Hành vi này vi phạm nguyên tắc nào trong đạo đức kinh doanh?

A. Trung thực và trách nhiệm với khách hàng

B. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp

C. Đối xử công bằng với người lao động

D. Thực hiện trách nhiệm xã hội

Câu 4: Một công ty nước ngoài muốn bán sản phẩm công nghệ tại Trung Quốc. Theo xu hướng tiêu dùng tại đây, yếu tố nào có thể giúp công ty thu hút khách hàng?

A. Chỉ cần sản phẩm có giá rẻ nhất thị trường

B. Chỉ cần tập trung vào quảng cáo, không quan tâm đến chất lượng

C. Chú trọng vào chất lượng sản phẩm và chiến lược tiếp thị

D. Không cần quan tâm đến thương hiệu và trải nghiệm mua sắm 

Câu 5: Chủ thể nào đã thực hiện tốt quy định về công dân bình đẳng trước pháp luật?

Trường hợp 1: Ông A là giám đốc một doanh nghiệp lớn, còn ông B là một công nhân bình thường. Cả hai cùng có hành vi sử dụng giấy tờ giả để thực hiện các giao dịch kinh tế. Sau khi điều tra, cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt cả hai theo đúng quy định của pháp luật, không có sự phân biệt về địa vị xã hội.

Trường hợp 2: Chị H và chị K cùng vi phạm quy định về trật tự đô thị khi buôn bán lấn chiếm lòng lề đường. Khi bị lực lượng chức năng lập biên bản, chị K đã tìm cách hối lộ để được bỏ qua vi phạm nhưng không thành. Cả hai đều bị xử phạt hành chính như nhau theo đúng quy định pháp luật.

Trường hợp 3: Anh T và anh V cùng tham gia giao thông và đều vượt đèn đỏ. Khi bị cảnh sát giao thông xử lý, anh T bị lập biên bản và nộp phạt, trong khi anh V là con của một cán bộ cấp cao nên được bỏ qua lỗi vi phạm.

A. Cơ quan chức năng xử lý ông A và ông B (trường hợp 1) và lực lượng chức năng xử phạt chị H, chị K (trường hợp 2)

B. Lực lượng chức năng xử phạt chị H, chị K (trường hợp 2) và cảnh sát giao thông trong trường hợp 3.

C. Cơ quan chức năng xử lý ông A và ông B (trường hợp 1) và cảnh sát giao thông trong trường hợp 3.

D. Cơ quan chức năng xử lý ông A và ông B (trường hợp 1), lực lượng chức năng xử phạt chị H, chị K (trường hợp 2) và cảnh sát giao thông trong trường hợp 3. 

Câu 6: Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ

A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.

B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.

C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.

D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.

Câu 7: Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh - đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?

A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.

B. Năng lực chuyên môn.

C. Năng lực định hướng chiến lược.

D. Năng lực nắm bắt cơ hội.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?

A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.

B. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.

C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

D. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.

Câu 9: “Tính hợp lí trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.

D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Câu 10:Ý kiến nào dưới đây đúng với quy định công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật?

A. Quyền công dân độc lập, không có mối liên hệ nào với nghĩa vụ công dân.

B. Pháp luật thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của những người giàu có trong xã hội.

C. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội.

D. Quyền và nghĩa vụ của công dân được phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo.

Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh?

A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.

B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.

D. Đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.

Câu 12: Việc làm của chị M trong trường hợp dới đây đã thể hiện năng lực nào của chủ thể kinh doanh?

Trường hợp. Biết tin công ty đối thủ đang gây ra tai tiếng vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo, chị M tận dụng cơ hội để mở rộng thị phần.

Theo em, việc làm trên thể hiện năng lực gì của chị Q?

A. Năng lực nắm bắt cơ hội.

B. Năng lực giao tiếp, hợp tác.

C. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.

D. Năng lực thiết lập quan hệ.

Câu 13: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là

A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.

Câu 14: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có sự kế thừ truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Câu 15: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là

A. san bằng lợi ích cá nhân.

B. bình đẳng trước pháp luật.

C. chia đều mọi lợi nhuận.

D. được đáp ứng mọi nhu cầu.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay