Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Phần 1: Bản chất xã hội - văn hoá của ngôn ngữ (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

CHUYÊN ĐỀ 2: TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Hiểu được ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội và là một bộ phấn cấu thành của văn hóa
  • Nhận biết và đánh giá được các yếu tố mới của ngôn ngữ trong đời sống xã hội đương đại
  • Biết vận dụng các yếu tố mới của ngôn ngữ đương đại trong giao tiếp

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…./…

PHẦN 1: BẢN CHẤT XÃ HỘI – VĂN HÓA CỦA NGÔN NGỮ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Hiểu được những bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ đồng thời áp dụng nó vào trong hoàn cảnh thực tế của văn học.

- Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa từ đó có những cách ứng dụng cho phù hợp với hoàn cảnh.

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Yêu thích ngôn ngữ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Học liệu

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về sự đa dạng của ngôn ngữ.

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 2 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học bản chất xã hội – văn hóa của ngôn ngữ
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đặt câu hỏi:

  • Gió, mưa, nắng… là hiện tượng tự nhiên, còn lễ hội, cưới hỏi, thờ cúng là hiện tượng xã hội. Hãy nêu một số ví dụ về hiện tượng xã hội và thử giải thích cơ sở để bạn coi đó là những hiện tượng xã hội?
  • Bạn đang học ngoại ngữ nào? Qua ngoại ngữ đó bạn biết được gì về đời sống vật chất, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí của người bản ngữ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả

  • Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận

  • Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Gợi ý:

  • Khái niệm “hiện tượng xã hội” thường được diễn giải trong sự đối lập với “hiện tượng tự nhiên”. Hiện tượng xã hội là hiện tượng chỉ nảy sinh trong đời sống của một nhóm người hay cộng đồng, biến đổi, chuyển hóa, phát triển theo diễn biến đời sống của nhóm người hay cộng đồng đó. Còn hiện tượng tự nhiên là hiện tượng tồn tại, biến đổi độc lập vào đời sống của con người. Tuy hoạt động của con người cũng có thể tác động đến thế giới tự nhiên làm xuất hiện hoặc gia tăng những hiện tượng tự nhiên bất thường, nhưng dù không có con người thì hiện tượng tự nhiên nói chung vẫn tồn tại và thay đổi theo quy luật riêng của nó.
  • HS có thể nêu ra bất kì ngoại ngữ nào: Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật… Các biểu hiện của đời sống vật chất, phong tục tập quán, đặc điểm tâm lí của người bản ngữ thể hiện qua ngôn ngữ này rất phong phú. Ví dụ: Tiếng Anh có Christmas ( còn gọi là Noel, lễ giáng sinh lễ hội kỉ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, một ngày lễ lớn hàng năm ở nhiều quốc gia có đông người dân theo dân Thiên chúa giáo); Black bread ( bánh mì làm bằng bột lúa mạch đen một món ăn quen thuộc của người Châu Âu)…..

GV dẫn dắt: Ngôn ngữ là một trong thứ phương tiện để thể hiện ý tưởng cũng như truyền đạt thông điệp mà tác giả gửi gắm. Vậy bản chất của ngôn ngữ là gì bạn đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài học Bản chất xã hội và văn hóa của ngôn ngữ ngay sau đây.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu bản chất xã hội của ngôn ngữ

  1. Mục tiêu: HS hiểu được bản chất xã hội của ngôn ngữ
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu khái niệm ngôn ngữ cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội.
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bản chất xã hội của ngôn ngữ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa ngôn ngữ và xã hội?

+ Bạn hiểu như thế nào về nhận định: khả năng sử dụng ngôn ngữ là đặc điểm có tính “bẩm sinh” của con người?

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tìm hiểu bản chất xã hội của ngôn ngữ

-       Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất giữa các thành viên trong một cộng đồng. Con người dùng nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau ( đèn giao thông, biển hiệu giao thông, tiếng trống hay tiếng chuông báo hiệu giờ học, một bức tranh, một bản nhạc… đều là những phương tiện mà con người dùng để truyền đạt thông tin, trao đổi suy nghĩ, cảm xúc….để giao tiếp), nhưng không có phương tiện nào quan trọng như ngôn ngữ ( ai cũng cần sử dụng ngôn ngữ trong hầu hết các tình huống giao tiếp, ngôn ngữ là phương tiện để giải thích về phương tiện giao tiếp khác…). Chức năng này cho thấy vai trò của ngôn ngữ đối với xã hội.

+ Một số ví dụ cho thấy việc phân biệt các dân tộc khác nhau không đơn giản chỉ dựa vào ngôn ngữ mà còn căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau như tính cộng đồng lãnh thổ, ý thức dân tộc…

Ví dụ: Lào và Thái là hai dân tộc nhưng người Lào và người Thái có thể nói chuyện và hiểu được nhau dễ dàng, tức là có thể coi là họ có cùng một ngôn ngữ. Ngược lại, người Hán ( Trung Quốc) ở những vùng khác nhau nế nói bằng những “phương thức” khác nhau ( Bắc Kinh, Phúc Kiến, Quảng Đông) thì có thể không hiểu được nhau. Như vậy về mặt ngôn ngữ học, các “phương ngữ” đấy thực chất là ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy các cộng đồng người Hán nói những “phương ngữ” khác nhau này vẫn được coi là thuộc dân tộc Hán.

-Từ “bẩm sinh” được đặt trong ngoặc kép tức nó không được dùng theo cách hiểu thông thường. Mặc dù khả năng sử dụng ngôn ngữ không phải tự nhiên mà có như nhiều khả năng khác của con người, nhưng bất kì một đứa trẻ bình thường nào đến một độ tuổi nhất định đều có thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Tuy nhiên, điều có vẻ tự nhiên như vậy không hoàn toàn tất yếu, vì khả năng giao tiếp đó chỉ có thể hình thành và phát triển nhờ đứa trẻ được tiếp xúc với môi trường giao tiếp xã hội thường bắt đầu từ gia đình.

+ Màu da, màu mắt, màu tóc… của đứa trẻ thường được di truyền từ những thế hệ trước như ( bố mẹ, ông bà..) đó là những đặc điểm sinh lí tự nhiên của con người, nhưng tiếng mẹ đẻ thì tùy thuộc vào môi trường giao tiếp trong những năm tháng đầu đời của đứa trẻ và thời gian dài sau đó của mỗi người đây cũng là bằng chứng cho thấy ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

Chat hỗ trợ
Chat ngay