Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối Chuyên đề 1 Phần II: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P1)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 1 Phần II: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

PHẦN II: VIẾT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Biết vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học về tác giả và phong cách nghệ thuật của tác giả về đặc điểm của các thể loại… để thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu của mình

- Biết huy động các tri thức, kĩ năng, phương pháp, trải nghiệm, để viết được báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

  1. Về năng lực

Năng lực chung

- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.

Năng lực đặc thù

- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.

- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.

  1. Về phẩm chất:

- Yêu thích Văn học trung đại Việt Nam và việc nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam

- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.

- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị dạy học

- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…

- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.

- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm

  1. Học liệu

- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…

- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về văn học trung đại.

- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 1 của chuyên đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.
  3. Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
  5. Tổ chức thực hiện hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV cho HS xem một số hình ảnh và trả lời các câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi cho chúng ta những hoạt động gì? Chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Hình ảnh 1

Hình ảnh 2

Hình ảnh 3

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS xem, suy nghĩ và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả: Dự kiến câu trả lời của HS

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

Kết quả:

- HS nêu được những hoạt động thông qua hình ảnh: Viết, làm việc nhóm, thuyết trình.

- HS chỉ ra được mối liên hệ giữa các hoạt động quan trọng đó trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày một vấn đề.

GV dẫn dắt: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu việc viết báo cáo một vấn đề văn học trung đại Việt Nam để củng cố hiểu biết về tác giả cũng như tác phẩm thời kì đó.

  1. HÌNH THÀNH TRI THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách triển khai báo cáo theo từng hướng nghiên cứu và loại đề tài

  1. Mục tiêu: HS hiểu cách triển khai báo cáo theo từng hướng nghiên cứu và loại đề tài
  2. Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu cách triển khai báo cáo theo từng hướng nghiên cứu và đề tài.
  3. Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu theo hướng “giải mã” phân tích giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học trung đại

-     GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời:

+ Khi triển khai bài viết cần thực hiện theo các bước nào?

+ Trong bước chuẩn bị cần lưu ý điều gì?

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản tham khảo

-     GV dành thời gian cho HS đọc nghiên cứu văn bản Bài thơ Thuật hoài của Trần Quang Khải – tác phẩm tiêu biểu cho hào khí Đại Việt thời Trần để trả lời câu hỏi:

+ Văn bản tham khảo trên đã thực hiện nghiên cứu dựa trên các thao tác nào?

+ Khi triển khai luận điểm, tổ chức bài viết tham khảo cần chú ý điều gì?

-     HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện  nhóm lên trả lời câu hỏi

- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

1. Nghiên cứu theo hướng “giải mã” phân tích giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn học trung đại

a. Các bước tiến hành

- Bước 1: Chuẩn bị ( xem lại hồ sơ tài liệu đã thu thập được, điều chỉnh tên đề tài cho thật hợp lí khoa học).

·      Kiểm tra lại hệ thống hóa kêt quả công việc đã thực hiện ở bước thu thập xử lí ngữ liệu

·      Xác định sắp xếp các ý kiến trích dẫn theo từng nhóm vấn đề.

- Bước 2: Tìm ý lập đề cương ( chú ý các câu hỏi, gợi ý trong SGK để lập đề cương có tính khả thi).

+ Đặt vấn đề:

·      Giới thiệu về tác giả: họ tên, năm sinh, năm mất, quê quán, dòng tộc, thời đại, cuộc đời sự nghiệp…

·      Giới thiệu khái quát về tác phẩm, giới thiệu qua hoặc nhấn mạnh điểm đáng lưu ý về văn bản gốc và các bản phiên âm…

+ Giải quyết vấn đề

·      Những giới thiệu, tìm hiểu, nghiên cứu về tác phẩm đã có

·      Điểm đáng chú ý về thể loại, ngôn ngữ, cấu trúc….

·      Phân tích đánh giá những khía cạnh, phương diện, vấn đề nội dung  nổi bật được thể hiện trong tác phẩm.

·      Mối liên hệ giữa nội dung tư tưởng của tác phẩm với lịch sử, thời đại

·      Mối liên hệ về nội dung  tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm đang tìm hiểu với tác phẩm khác

·      Hệ thống hình ảnh, hình tượng từ ngữ và thủ pháp nghệ thuật

+ Kết luận

·      Khẳng định giá trị đặc sắc của tác phẩm

·      Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Bước 3: Viết ( chú ý các yêu cầu về nội dung, gợi ý về ngôn ngữ diễn đạt, cách đưa dẫn chứng và trích dẫn ý kiến, cách hình thành và sử dụng sơ đồm bảng biểu).

+ Cần huy động và linh hoạt lựa chọn, điều tiết vốn từ ngữ. trong báo cáo nghiên cứu ngôn từ không cần cầu kì, trau chuốt, bay bổng; nên chú ý dùng một cách chuẩn xác các khái niệm, thuật ngữ. các đại từ nhân xưng nếu được sử dụng phải trung tính.

+ có thể sử dụng cách diễn đạt đa dạng, cấu trúc câu văn linh hoạt để tăng tính hấp dẫn. Tuy nhiên cần đảm bảo sự rõ ràng, mạch lạc.

+ Chú ý cách đưa dẫn chứng, trích dẫn phù hợp xác thực, không dài dòng

+ Phối hợp lời văn với các sơ đồ, hình minh họa, bảng thống kê một cách hợp lí sẽ khiến báo cáo nghiên cứu có sức thuyết phục.

+ Việc trích dẫn ngữ liệu và ý kiến nghiên cứu cần đảm bảo đúng quy cách và thống nhất.

- Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện ( về nội dung và hình thức)

+ Kiểm soát nội dung luận điểm, bổ sung và điều chỉnh hệ thống ý.

+ Kiểm tra sự phù hợp của dẫn chứng, ý kiến trích dẫn số liệu và các hình minh họa

+ Rà soát các câu văn, đoạn văn để phát hiện các lỗi chính tả, ngữ pháp… cần chỉnh sửa.

+ Kiểm tra cước chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo, đảm bảo hình thức trình bày đúng quy cách

b.Lưu ý

- Khi chuẩn bị nghiên cứu HS cần tập hợp được các tài liệu cần thiết trong hồ sơ tài liệu. Cần rà soát các yếu tố:

+ Các tài liệu cung cấp ngữ liệu gồm ngữ liệu chính và ngữ liệu bổ trợ. Ngữ liệu liên quan trực tiếp đến các đối tượng nghiên cứu đó là hệ thống các văn bản tác phẩm. Nếu chọn hướng nghiên cứu giải mã phân tích giá trị của tác phẩm hoặc đoạn trích cần tập hợp văn bản ngữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Một tác phẩm văn học trung đại có thể có nhiều dị bản, theo đó sẽ có nhiều bản dịch với chất lượng khác nhau, trong số các bản dịch lại có các bản dịch nghĩa và dịch thơ đa dạng. Khi tập hợp ngữ liệu cần chọn những nguồn ngữ liệu đáng tin cậy. Cần sưu tầm nhiều bản phiên dịch khác nhau đặc biệt chú ý các thông tin khảo dị và hệ thống chú giải.

Nếu chọn hướng nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại trong hồ sơ chỉ cần chọn một ngữ liệu đáng tin nhất.

+ Các tài liệu tham khảo dùng để tra cứu hoặc trích dẫn ý kiến cần tuân thủ nguyên tắc chung.

+  Cùng với việc đọc tài liệu nên tiến hành ghi chú sắp xếp để soạn danh mục tài liệu tham khảo.

1.   Tìm hiểu văn bản tham khảo

-     Văn bản tham khảo trên đã thực hiện các thao tác nghiên cứu về thơ chữ Hán trong văn học trung đại Việt Nam theo hướng tổng thể đó là các thao tác:

+ Khảo sát thông tin để giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh sáng tác

+ Tập hợp và phân tích dị bản: năm dị bản nguyên văn chữ Hán, năm bản phiên dịch, chú giải có uy tín

+ Phân tích, nhận định để xác định văn bản tin cậy, có khả năng gần nguyên tác nhất.

+ So sánh đối chiếu các bản dịch để nhận ra ưu – khuyết của từng bản

+ Phản biện đối với một số ý kiến và quan điểm khác nhau, trình bày quan điểm riêng trong xác lập văn bản

+ Trình bày định hướng minh giải văn bản: chú ý tất cả các khía cạnh, từ chữ nghĩa đến nghệ thuật và nội dung tư tưởng.

+ Đánh giá tổng hợp về giá trị, ý nghĩa,… của tác phẩm đặt trong lịch sử văn học thời Trần.

-   Khi triển khai luận điểm, tổ chức bài viết tham khảo cần chú ý một số điều sau:

+ Bố cục bốn phần chính tương đối rõ ràng.  Mở đầu: dẫn dắt, giới thiệu chung về vấn đề cần giải quyết. Nội dung: chia thành 3 mục, kết luận: đánh giá, nhận xét chung; tài liệu tham khảo….

+ Dẫn giải chi tiết về các dị văn, dị bản kèm với việc tìm tòi để cung cấp hình ảnh minh trưng văn bản, giúp xác thực và kiểm chứng các thông tin được trình bày.

+ Các luận điểm đều trình bày theo trình tự thời  gian, tôn trọng nguyên văn của tư liệu

+ Trình bày luận điểm riêng về từng khía cạnh, kết hợp phân tích và biện luận.

+ Căn cứ vào cấu trúc lập luậ, vào mạch thơ để phân tích, lí giải các khía cạnh nổi bật có liên quan đến nội dung và nghệ thuật.

-     Liên quan đến bất cứ một phương diện nào của tác phẩm văn học thời trung đại cũng có thể tồn tại nhiều quan điểm, cách lí giải khác nhai. Quan điểm của tác giả bài viết chưa hẳn đã hoàn toàn hợp lí, Vì thế vẫn tiếp tục cần những tìm tòi, khảo sát, khám phá mới.

-------------------------------------Còn tiếp-------------------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

Chat hỗ trợ
Chat ngay