Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối CĐ 2 Phần 2: Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức CĐ 2 Phần 2: Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy:…/…/…
PHẦN 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Tìm hiểu sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội.
- Biết huy động các tri thức, kĩ năng, phương pháp, trải nghiệm, để vận dụng ngôn ngữ vào trong đời sống.
- Về năng lực
Năng lực chung
- Rèn luyện nếp tư duy khoa học, biết vận dụng một số thao tác tư duy cơ bản nhằm chiếm lĩnh tri thức.
Năng lực đặc thù
- Biết liên kết nhiều nội dung tri thức, kĩ năng trong quá trình học tập để phát triển năng lực.
- Giải quyết được một vấn đề học tập mang tính phức hợp, đòi hỏi có sự kết nối với thực tiễn và tìm ra được các chiến lược, cách thức giải quyết vấn đề.
- Về phẩm chất:
- Yêu thích và trân trọng giá trị của Tiếng Việt
- Có ý thức giữ gìn, trân trọng những giá trị văn hóa ông cha để lại.
- Tinh thần hợp tác, trách nhiệm khi làm việc tập thể.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học
- Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip liên quan đến nội dung bài học, máy tính có kết nối internet, máy chiếu,…
- Phiếu học tập của HS để chuẩn bị thảo luận.
- Bút màu, giấy A0 để trình bày sản phẩm
- Học liệu
- Sách chuyên đề, SGK, SGV, sách tham khảo,…
- Tài liệu tham khảo mà học sinh thu thập được về sự phát triển của ngôn ngữ
- Sản phẩm của học sinh sau khi hoàn thành phần 2 của chuyên đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mớ, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội.
- Nội dung : HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mói.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
- Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Hãy trả lời các câu hỏi ở đầu bài:
+ Bạn thấy có những từ ngữ nào mới xuất hiện trong thời gian gần đây? Bạn có dùng những từ ngữ ấy không và dùng trong trường hợp nào?
+ Trong khi có nhiều từ ngữ mới xuất hiện thì cũng có một số từ ngữ từng được dùng phổ biến nhưng nay dường như bị biến mất. Thử tìm một vài từ ngữ như vậy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Dự kiến câu trả lời của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tâp và kết luận
- Nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.
Gợi ý:
+ Câu hỏi 1 HS nên tìm các từ trong khoảng 10 năm trở lại đây không nên đưa một giới hạn cứng nhắc nào. Những biến đổi của ngôn ngữ cần được xem xét trong một thời gian dài tình bằng thập kỉ chứ không giới hạn trong một vài năm.
+ Câu hỏi 2: HS có thể huy động vốn hiểu biết của mình để trả lời còn nếu không có thể tra cứu trên báo hoặc internet.
GV dẫn dắt: Để theo dõi sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội cần phải có một quá trình quan sát từ 1 thập kỉ trở lên. Trong thời gian đó có rất nhiều vốn từ đã mất cũng có thêm nhiều vốn từ mới xuất hiện. Vậy sự phát triển của ngôn ngữ ra sao trong suốt thời gian qua hãy cùng tìm hiểu ở phần 2 – Sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống xã hội.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt
- Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển của tiếng Việt
- Nội dung thực hiện: GV cho HS tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt
- Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự phát triển của tiếng Việt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Các từ ngữ mới trong tiếng việt được hình thành theo những phương thức chủ yếu nào? + Sự phát triển của Tiếng Việt hiện nay được thúc đẩy bởi những nhân tố nào? + Theo bạn khi nào thì một ngôn ngữ không phát triển nữa? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Những yếu tố mới của tiếng Việt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ bộ phần nào dễ biến đổi nhất? Vì sao? + Bạn hiểu thế nào về “tính mới” của một yếu tố ngôn ngữ? + Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể được phân loại theo những tiêu chí nào? + Các yếu tố ngôn ngữ mới có ảnh hưởng như thế nào đối với tiếng Việt? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Đọc văn bản Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ và thực hiện nhiệm vụ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dành thời gian cho HS đọc nghiên cứu văn bản Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ để trả lời câu hỏi: + Hãy tìm hiểu thêm những từ gốc Hán thuộc các nhóm a,b, c mà tác giả bài viết đã nêu? + Bạn có đồng ý với nguyên tắc chỉ mượn “những chữ ta không có sẵn và khó dịch đúng” không? Vì sao? + Nêu một số ví dụ vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ châu Âu mà bạn cho là rất cần thiết hoặc không cần thiết? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu sự phát triển của Tiếng Việt - Các từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai phương thức chủ yếu: Cấu tạo nên những từ ngữ mới dựa trên các yếu tố vốn có trong hệ thống và vay mượn từ ngữ của những ngôn ngữ khác. - Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt hiện nay gồm có: sự phát triển nhanh chóng của đất nước ở tất cả các mặt của đời sống và ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ và truyền thông. - Mọi sự vật đều không ngừng vận động trong không gian và thời gian. Ngôn ngữ cũng vậy chỉ khi ngôn ngữ không còn được dùng để giao tiếp hằng ngày tức biến thành một tử ngữ thì nó mới không thể phát triển nữa.
2. Những yếu tố mới của tiếng Việt a. Khái niệm yếu tố mới của ngôn ngữ - Trong các bộ phận cấu thành cơ bản của ngôn ngữ như ( ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) từ vựng là bộ phận dễ biến đổi nhất vì từ vựng bao gồm các đơn vị như từ ngữ được dùng để biểu hiện các sự vật, hoạt động, đặc điểm…. trong đời sống. Khi đời sống biến đổi ( sự vật, hoạt động, đặc điểm… mới xuất hiện hoặc đã cũ và bị mất đi) thì từ vựng cũng biến đổi theo. Còn ngữ âm ( âm thanh của ngôn ngữ) và ngữ pháp thì không có mối quan hệ với đời sống theo cách trực tiếp như vậy. - “Tính mới” của một yếu tố ngôn ngữ có tính chất tương đối. Trong giới hạn tương đối đó, từ ngữ nào xuất hiện càng gần đây thì càng được coi là điển hình cho tính mới, ngược lại từ ngữ nào xuất hiện cách đây càng lâu thì tính mới sẽ giảm dần hoặc không được coi là mới nữa. Cần lưu ý là không phải bất kì từ ngữ nào mới xuất hiện trong một văn bản cũng đều được coi là yếu tố mới của tiếng Việt. CHẳng hạn một số sáng tác văn học người viết dùng từ ngữ hoàn toàn chưa có trong tiếng Việt, ví dụ: xổng thoát, oằn đạp, bấu riết….. tuy vậy những từ này chỉ xuất hiện trong cách dùng của một từ duy nhất nó là hiện tượng “bột phát” có tính cá nhân chưa được dùng dù chỉ trong một nhóm xã hội nhỏ. b. Phân loại các yếu tố mới của Tiếng Việt - Các yếu tố mới của tiếng Việt đương đại có thể được phân loại theo những tiêu chí cơ bản như: nguồn gốc thì có thể phân biệt yếu tố mới được tạo ra từ những yếu tố có sẵn của tiếng Việt với yếu tố mới vay mượn từ ngôn ngữ khác; dựa vào pham vi sử dụng thì có thể phân biệt yếu tố mới trong ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ thương mại, ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ hành chính, ngôn ngữ đời sống…. + Những từ ngữ mới đã “nhập” và hệ thống tiếng Việt · Đây là những từ ngữ mới nhưng đã được phổ biến rộng rĩ và có thể coi là một bộ phận của từ vựng tiếng Việt. xét về phương diện nào đó thì những từ ngữ này không còn thực sự mới vì đã quen thuộc với đông đảo người dân. Một trong những cơ sở để nhận biết một từ ngữ đã “nhập” vào hệ thống là “được đưa vào từ điển”. · Có những từ ngữ tuy đã được dùng khá phổ biến nhưng có thể vẫn chưa xuất hiện trong nhiều từ điển như: thương mại điện tử, kinh tế số, dữ liệu lớn, tin tặc, sốt giá, đa phương hóa, gói cước…. · Thuộc nhóm các từ ngữ mới được dùng phổ biến cần phải kể thêm các từ viết tắt chỉ một số khái niệm như: CPI, BOT, COVID-19…. · Những từ ngữ chỉ mới được dùng trong lời nói của một số nhóm xã hội chưa được nhập vào hệ thống tiếng Việt. Đây là những từ ngữ chưa được đông đảo người Việt chấp nhận chưa hề thấy trong bất kì cuốn từ điển nào. Chúng đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần có cách tiếp cận thỏa đáng để vừa tạo cơ hội cho ngôn ngữ phát triển nhờ tiếp nhận được những yếu tố tích cực vừa đảm bảo ngôn ngữ tránh những tác động tiêu cực giữ gìn được sự trong sáng chặt chẽ vốn có của nó. · Những từ vốn được sử dụng khá hẹp trong một số nhóm xã hội nhưng đang có xu hướng được phổ biến, không chỉ được giới trẻ sử dụng mà còn được nhiều người lớn tuổi chấp nhận; một số từ vay mượn tiếng nước ngoài nguyên cả âm, chữ viết lẫn nghĩa….. · Một số cách dùng ngôn ngữ xuất hiện trong giao tiếp của một bộ phận xã hội mà chủ yếu là giới trẻ. c.Tác động của yếu tố ngôn ngữ đối với tiếng Việt - Các yếu tố ngôn ngữ mới vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đến tiếng Việt. + Tác động tích cực: Làm cho vốn từ trở nên phong phú giúp ngôn ngữ phát triển khả năng biểu đạt đáp ứng nhu cầu giao tiếp của nhiều tầng lớp nhân dân trong xã hội. Ngay cả những yếu tố mới chỉ mới đang tồn tại trong lời nói của một số cá nhân hay nhóm người chưa được đông đảo người Việt chấp nhận thì xét trên một số phương diện, cũng có tác động tích cực vì chúng đáp ứng được nhu cầu của một số cá nhân hay nhóm người sử dụng. + Tác động tiêu cực: Làm tổn hại đến tình chặt chẽ, hệ thống của ngôn ngữ và có thể gây trở ngại cho giao tiếp; tạo nên thói quen xấu cho người dùng nhất là giới trẻ chỉ dùng theo trào lưu mà không hiểu đầy đủ nghĩa của những từ ngữ mình dùng, dễ dãi trong việc sử dụng ngôn từ, dẫn đến tình trạng sử dụng ngôn ngữ xô bồ, pha tạp, làm mất đi vẻ đẹp và sự tinh tế của tiếng Việt. 3. Đọc văn bản Về nguyên tắc vay mượn từ ngữ và thực hiện nhiệm vụ - Những từ gốc Hán thuộc các nhóm a, b, c mà tác giả bài viết đã nêu: + Nhóm a: cao cấp, trung ương, quê hương, âm nhạc, ẩm thực… + Nhóm b: phu nhân- vợ, nhi đồng – trẻ em, mĩ nữ - người đẹp, phi trường – sân bay. + Nhóm c: tim - tâm; dao – đao, thâm-sâu, cốt – xương, tồn – còn, hiến – cho, tống – đưa, tế - cúng. - HS có thể tự do phát biểu suy nghĩ của mình ủng hộ hoặc không đồng tình. - Bài viết của Hoàng Văn Hành tập trung bàn về vấn đề vay mượn từ gốc Hán nhưng qua đó giúp HS có thể nắm được những nguyên tắc vay mượn từ ngữ nói chung. Từ đó HS có thể tự đánh giá từ ngữ mượn từ các ngôn ngư châu Âu được coi là cần thiết như: internet, marketing, COVID-19…. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Củng cố thêm kiến thức về sự phát triển của ngôn ngữ trong đời sống
- Nội dung: HS trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây