Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối Chuyên đề 1 Phần II: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P2)
Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập Ngữ văn 11 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 1 Phần II: Viết báo cáo nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Hoạt động 2: Nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại
- Mục tiêu: HS hiểu được hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại.
- Nội dung thực hiện: GV cho HS nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại
- Sản phẩm: Tìm hiểu của HS.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Các bước triển khai nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá tri nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại - GV đặt câu hỏi để HS có thể suy nghĩ trả lời: + Khi triển khai bài viết cần thực hiện theo các bước nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu văn bản tham khảo - GV dành thời gian cho HS đọc nghiên cứu văn bản Chí nam nhi trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão để trả lời câu hỏi: + Văn bản tham khảo trên đã thực hiện nghiên cứu dựa trên các thao tác nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 1. Tìm hiểu cách triển khai báo cáo theo từng hướng nghiên cứu và loại đề tài - Bước 1: Chuẩn bị ( xem lại hồ sơ tài liệu đã thu thập được, điều chỉnh tên đề tài cho thật hợp lí khoa học). · Căn cứ đề tài đã chọn và kết quả của bước thu thập, xử lí thông tin để xác định và hệ thống hóa lại các số liệu dẫn chứng. · Lựa chọn các ý kiến trích dẫn xác đáng có thể phục vụ tốt nhất cho việc làm rõ các luận điểm theo đề cương nghiên cứu - Bước 2: Tìm ý lập đề cương ( chú ý các câu hỏi, gợi ý trong SGK để lập đề cương có tính khả thi). + Đặt vấn đề: · Giới thiệu được hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng nổi bật ở tác phẩm nào, của ai. + Giải quyết vấn đề · Hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy có vị trí, ý nghĩa như thế nào trong việc tìm hiểu giá trị của tác phẩm. · Tài liệu nào, của ai đã đề cập tìm hiểu nghiên cứu về đề tài, vấn đề bạn đang chọn? · Hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm? · Nghệ thuật xây dựng, thể hiện hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy có những điểm nào đáng chú ý cần đi sâu phân tích đánh giá? · Có thể tìm thấy mối liên hệ giữa hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng ấy với các yếu tố lịch sử, văn hóa xã hội hay không? · Mối liên hệ của vấn đề được lựa chọn nghiên cứu với tác phẩm khác như thế nào? + Kết luận · Khẳng định giá trị đặc sắc của hình tượng hoặc khía cạnh nội dung tư tưởng nổi bật trong một hoặc một nhóm tác phẩm. · Đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo - Bước 3: Viết ( chú ý các yêu cầu về nội dung, gợi ý về ngôn ngữ diễn đạt, cách đưa dẫn chứng và trích dẫn ý kiến, cách hình thành và sử dụng sơ đồm bảng biểu). + Loại đề tài này có thể cho bạn nhiều cơ hội để thể hiện tài năng cảm thụ, so sánh nhận định đánh giá về nhiều phương diện. Tuy vậy, vẫn cần đảm bảo tính khách quan và xác thực. + Các tri thức lí luận, các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong báo cáo cần có sự điều tiết phù hợp. Chú ý tính cân đối, hài hòa trong việc thể hiện các luận điểm. - Bước 4: Chỉnh sửa, hoàn thiện ( về nội dung và hình thức) + Đề xuất phương án sửa chữa và tham khảo các ý kiến nhận xét của chuyên gia về văn phong, khái niệm, thuật ngữ để chỉnh sửa cho chính xác. + Đảm bảo tính logic của các luận điểm và bố cục ý. 2.Tìm hiểu văn bản tham khảo - Bài viết tập trung phân tích một khía cạnh nôi dung tư tưởng trong một bài thp ngắn, nhưng là khía cạnh trung tâm có liên quan đến tất cả các phương diện khác của tác phẩm - Bài viết cũng vận dụng một số thao tác như: phân tích, khảo chứng, so sánh, bình giảng… và trình bày những phát hiện riêng. |
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết báo cáo nghiên cứu và thuyết trình về kết quả báo cáo nghiên cứu
- Mục tiêu: HS có thể viết được báo cáo nghiên cứu và thuyết trình về kêt quả báo cáo nghiên cứu.
- Nội dung thực hiện: GV cho HS thực hiện viết báo cáo nghiên cứu cũng như thuyết trình về kết quả báo cáo nghiên cứu
- Sản phẩm: Hs có thể viết được báo cáo nghiên cứu
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thực hiện viết báo cáo nghiên cứu - GV nhắc nhở HS bám sát vào những hướng dẫn trong chuyên đề học tập ngữ văn SHS để thực hiện viết báo cáo nghiên cứu. - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Thuyết trình về kết quả báo cáo nghiên cứu - Dựa vào những phần chuẩn bị ở nhà GV nêu yêu cầu để HS giải quyết: + Khi thuyết trình kết quả báo cáo nghiên cứu cần thực hiện theo những bước nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm lên trả lời câu hỏi - Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | 1. Thực hiện viết báo cáo nghiên cứu - Khi viết báo cáo nghiên cứu cần đặc biệt lưu ý 2 vấn đề: + Phải diễn giải các ý thành đoạn văn rồi kết nối thành bài hoàn chỉnh + Lựa chọn ngôn từ phù hợp với văn phong khoa học. - Trong quá trình thực hiện viết báo cáo, GV sẽ tiếp tục kết nối theo dõi giải đáp thắc mắc trợ giúp HS hoàn thành nhiệm vụ - GV sẽ chốt thời gian cũng như yêu cầu dung lượng bài báo cáo.
2.Thuyết trình về kết quả báo cáo nghiên cứu Bước 1: Chuẩn bị + Không gian thuyết trình và các phương tiện, phương thức minh họa. + Nội dugn thuyết trình phù hợp với đối tượng tham dự + Chuẩn bị nội dung cho hoạt động đối thoại trao đổi rút kinh nghiệm Bước 2: Trình bày + Chú ý nhấn mạnh những nội dung cốt lõi, những vấn đề mà bạn dự kiến sẽ mang lại sự hứng khởi cũng như có thể tạo ra sự tranh luận sôi nổi + Tránh việc đơn thuần đọc lại văn bản hay các slide trình chiêu đã chuẩn bị hãy làm chủ bài nói của mình thuyết phục người nghe bằng sự tự tin hấp dẫn của kết quả nghiên cứu đã thực hiện. Bước 3: Trao đổi ( đính kèm phụ lục ở dưới) + Nêu các câu hỏi có liên quan đến nội dung thuyết trình + Thưc hiện đối thoại rõ ràng, mạch lạc xoay quanh nội dung chính của vấn đề đang trao đổi. + Có thái độ tôn trọng ý kiến phản biện, cùng thảo luận để tìm ra phương án thống nhất. Bước 4: Tiếp thu ý kiến rút kinh nghiệm + Lắng nghe, ghi chép các ý kiến trao đổi dù đó có thể là ý kiến khác với điều mình mong muốn. Cần có tinh thần tiếp nhận ý kiến của người khác một cách cầu thị + Việc tiếp thu rút kinh nghiệm có thể diễn ra tức thì tại diễn đàn hội thảo nhưng cũng có thể diễn ra sau đó.
|
PHỤ LỤC 6
STT | Tiêu chí | Mức 3 | Mức 2 | Mức 1 |
1 | Đề tài và phương pháp thao tác nghiên cứu | Đề tài hấp dẫn phù hợp, có tính mới, có giá trị ứng dụng cao, sử dụng thành thạo các phương pháp và thao tác nghiên cứu | Đề tài phù hợp tương đối hấp dẫn có giá trị ứng dụng, sử dụng các phương pháp và thao tác nghiên cứu còn chưa thành thạo | Đề tài chưa phù hợp, ít giá trị ứng dụng chưa biết sử dụng các phương pháp và thao tác nghiên cứu. |
2 | Hệ thống luận điểm và cách trình bày vấn đề nghiên cứu | Hệ thống luận điểm phong phú logic, xác định đúng vấn đề trọng tâm, biết cách triển khai trình bày vấn đề một cách rõ ràng. | Hệ thống luận điểm tương đối đầy đủ, đảm bảo tính logic nhất định, xác định đúng vấn đề trọng tâm nhưng triển khai trình bày vấn đề chưa rõ ràng. | Hệ thống luận điểm còn đơn giản, chưa logic, chưa xác định được vấn đề trọng tâm, chưa biết triển khai trình bày vấn đề. |
3 | Quan điểm và thái độ của người viết | Thể hiện rõ quan điểm và thái độ của người viết về những nội dung nổi bật của đối tượng nghiên cứu | Có thể hiện quan điểm và thái độ của người viết nhưng cách thể hiện chưa thực sự thuyết phục | Chưa thể hiện được quan điểm và thái độ của người viết hoặc quan điểm thái độ đó chưa được diễn giải rõ ràng |
4 | Sử dụng lí lẽ bằng chứng | Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng xác đáng, phù hợp phương pháp lập luận logic chặt chẽ đạt hiệu quả cao | Có sử dụng lí lẽ bằng chứng và biết cách lập luận để cung cố cho các luận điểm nhưng chư thật hiệu quả. | Chưa biết cách sử dụng lí lẽ, bằng chứng chưa biết cách lập luận |
5 | Tổ chức bài viết | Bài viết được tổ chức hoàn chỉnh gồm: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề kết luận, tài liệu tham khảo | Bài viết có đủ các phần chính nhưng chưa thể hiện rõ yêu cầu của từng phần | Bài viết chưa được tổ chức hoàn chỉnh, các phần trình bày không rõ ràng |
6 | Sử dụng các phương thức liên kết | Sử dụng chính xác và hiệu quả các phương thức liên kết câu và đoạn văn giúp bài viết được rõ ràng. | Sử dụng phù hợp các phương thức liên kết câu và đoạn văn giúp người đọc dễ hiểu | Có sử dụng một số phương thức liên kết câu và đạon văn nhưng chưa mạch lạc |
7 | Cách dùng từ, đặt câu | Không mắc lỗi dùng từ, đặt câu hoặc chỉ mắc 1-2 lỗi không đáng kể | Mắc một vài lỗi dùng từ, đặt câu (3-5 lỗi) | Mắc khá nhiều lỗi dùng từ, đặt câu ( 6 lỗi trở lên) |
8 | Trình bày bài viết | Trình bày rõ ràng đúng quy cách không mắc lỗi chính tả | Còn mắc 2-3 lỗi chính tả, trình bày bài viết đúng quy cách nhưng chưa sạch đẹp | Mắc nhiều lỗi chính tả, trình bày bài viết không đúng quy cách |
------------------------Còn tiếp--------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Ngữ văn 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây