Giáo án chuyên đề Sinh học 10 chân trời CĐ 3 Bài 12: Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Sinh học 10 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 3 Bài 12: Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 12: CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG (4 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được giải pháp phù hợp về xử lý ô nhiễm môi trường bằng công nghệ vi sinh vật.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận thức sinh học: Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất. Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong xử lý nước thải và làm sạch nước. Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong xử lí chất thải rắn. Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong sản xuất khí sinh học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được các biện pháp ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất, nước thải và chất thải rắn tại địa phương.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Hình ảnh video về công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí môi trường
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
  • Giấy A4, bảng trắng, bút lông

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tình huống mở đầu
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề :  Nhà ông C có một trang trại nuôi lợn, hằng ngày trong trại này thải ra một lượng chất thải lớn, gây mùi hôi thối cho những người dân xung quanh. Hãy tư vấn cho ông C các biện pháp xử lí chất thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra ý kiến cá nhân về cách giải quyết trong tình huống mở đầu :

+ Sử dụng đệm lót sinh học để hạn chế mùi hôi thối bốc lên từ chuồng trại.

+ Ủ phân lợn với chế phẩm vi sinh vật để làm phân hữu cơ.

+ Làm hầm biogas để thu khí sinh h

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dựa trên câu trả lời của HS dẫn dắt vào bài học. Bài 12 – Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường   

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất   

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất.  

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong sách chuyên đề

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất; trả lời các câu hỏi thảo luận 1, 2, 3, trong SCĐ
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 12.1, kết hợp nghiên cứu nội dung phần I.1, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi trong HĐ1, HĐ2, HĐ3

+ Dựa vào Hình 12.1, hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

+ Ô nhiễm môi trường đất đã gây ra những hậu quả gì đối với sinh vật và đời sống con người?

+ Hãy nêu nguyên lí chung của ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong việc xử lý ô nhiễm môi trường đất.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng vào các kiến thức đã học trả lời câu hỏi phần luyện tập : Hãy liệt kê các chất gây ô nhiễm môi trường đất tại địa phương em. Hãy liệt kê một số chế phẩm vi sinh vật xử lí ô nhiễm môi trường đất được sử dụng tại địa phương em. 

­Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I. 1 (tr.77) thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép các nội dung trọng tâm vào trong vở, GV chuyển sang nội dung mới.

I. Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường đất

1. Ô nhiễm môi trường đất   

HĐ1.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Biểu hiện

Do tự nhiên

- Đất nhiễm mặn do hiện tượng triều cường, mực nước biển dâng cao. Đất tích luỹ quá nhiều muối, làm thay đổi tính chất đất, cây trồng sinh trưởng kém hoặc bị chết hàng loạt, sinh vật trong đất cũng bị ảnh hưởng.

- Đất bị phèn hoá do các quá trình tự nhiên tích tụ các gốc sulfate, tạo thành acid, làm cho đất chua. Đất nhiễm phèn làm cho cây và các sinh vật trong đất sinh trưởng, phát triển yếu.

Do chất thải sinh hoạt

- Rác thải sinh hoạt, đặc biệt là rác thải nhựa thải vào trong đất làm thay đổi tính chất vật lí, hoá học và hệ sinh vật đất.

- Nước thải sinh hoạt chứa các chất độc hại như chất tẩy rửa, chất hữu cơ,... làm thay đổi tính chất hoá học, sinh học của đất và gây ô nhiễm.

Do hoạt động nông nghiệp

- Việc sử dụng phân bón hoá học quá nhiều làm cho đất bị bạc màu, nghèo dinh dưỡng và làm thay đổi một số tính chất đất.

- Thuốc trừ sâu hoá học tồn đọng trong đất, lâu dần ngấm vào mạch nước ngầm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh vật trong đất.

Do hoạt động công nghiệp

- Các chất thải rắn công nghiệp chứa các chất độc hại, nếu không được xử lí kịp thời sẽ đi vào trong đất.

- Nước thải công nghiệp chứa các chất độc hại sẽ tích tụ trong đất, nước, ảnh hưởng rất lớn đến các sinh vật trong đất.

 

HĐ2.

Ô nhiễm môi trường đất gây ra một số hậu quả cho sinh vật và đời sống con người:

- Thực vật sinh trưởng kém hoặc chết hàng loạt.

- Hệ sinh vật trong đất bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí chết.

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gia tăng các loại bệnh, tật, thiếu hụt lương thực, thực phẩm, gây nghèo đói.

2. Xử lí ô nhiễm môi trường đất bằng công nghệ vi sinh vật

HĐ3.

- Nguyên lí chung của ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong việc xử lý ô nhiễm môi trường đất là vi sinh vật sản xuất enzyme phân giải các chất độc hại hoặc tạo các ion làm tăng, giảm độ pH đất. Hoạt động của hệ vi sinh vật trong đất giúp cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, ngoài ra nó còn góp phần làm cho thực vật sinh trưởng tốt hơn.

- Sử dụng các chế phẩm chứa vi sinh vật có thể giúp cải thiện, làm giảm ô nhiễm môi trường, nhờ đó hệ động, thực vật phát triển tốt, sức khoẻ con người được đảm bảo hơn.

- Ngoài ra, vi sinh vật còn có khả năng khử phèn, mặn và phân giải một số chất có ở phân bón vô cơ dư thừa trong đất.

* Luyện tập

– Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy liên tục xả chất thải ra môi trường. Một số doanh nghiệp vì không muốn hao tốn nhiều chi phí xử lý đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ xung quanh, dẫn đến ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sinh vật trong khu vực.

– Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước. Thậm chí, những hộ gia đình ở ven sông còn vô tư xả các loại chất thải khác xuống sông như: Thức ăn thừa; Phân; Nước tiểu;….

– Hoạt động nông nghiệp: Trong quá trình trồng trọt, người ta thường sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón,…để bảo vệ và gia tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, trong các loại hóa chất này lại chứa những thành phần độc hại. Chúng đi theo nước tưới, ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm nguồn nước.

 

  1. Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí nước thải và làm sạch nước

Hoạt động 2: Phân tích các ứng dụng vi sinh vật trong xử lí nước thải và làm sạch nước  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong xử lý nước thải và làm sạch nước.

- Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp về công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hướng dẫn HS tìm hiểu về công nghệ xử lí nước thải và làm sạch nước

- GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy để tổ chức cho HS thảo luận về vấn đề “Phân tích công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong việc xử lí nước thải và làm sạch nước”

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả tìm hiểu về các ứng dụng vi sinh vật trong xử lí nước thải và làm sạch nước
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục II.1 trong SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 4, 5

+ Hãy phân tích công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong việc xử lí nước thải và làm sạch nước

+ Dựa vào hình 12.2 và 12.3, hãy mô tả nguyên lí xử lí nước ô nhiễm theo công nghệ MBBR và AAO

+ Nếu dầu loang trên biển không xử lí thì sẽ gây ra hậu quả gì?

+ Hãy tìm hiểu các cách xử lý ô nhiễm do tràn dầu ở nước ta.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình 12.2, 12.3 thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét dựa trên kết quả làm phiếu học tập của HS

II. Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí nước thải và làm sạch nước

1. Xử lí nước thải và làm sạch nước

- Công nghệ xử lý nước thải dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật, chủ yếu là các vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải. Nhờ hoạt động của các vi sinh vật này mà các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn chuyển thành các chất vô cơ (như khoáng, CO2, H2O,...).

- Công nghệ xử lý nước thải được phân loại dựa vào hai tiêu chí sau:

+ Dựa vào sự có mặt của oxygen

+ Dựa vào quá trình sinh trưởng của vi sinh vật

HĐ4.

HĐ5.

Công nghệ

Nguyên lí

MBBR

Hoạt động theo nguyên lí của quá trình sinh trưởng gắn kết, quá trình xử lí nhân tạo, trong đó sử dụng các vật liệu đá, cát, sỏi, gỗ, cao su, nhựa,...) làm giá thể cho vi sinh vật bám dính để sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, công nghệ MBBR còn được sử dụng phối hợp với bùn hoạt tính để việc xử lý nước thải đạt hiệu quả cao hơn.

AAO

Hoạt động theo nguyên lí kết hợp giữa kị khí, hiếu khí với ba hệ vi sinh vật: kị khí (thuỷ phân, acid hoá), thiếu khí và hiếu khí (oxi hoá, hô hấp nội bào,...).

2. Xử lí ô nhiễm do tràn dầu

- Công nghệ xử lí tràn dầu dựa trên nguyên lí phân huỷ dầu của các vi khuẩn. Enretech-1 là một trong những chế phẩm được sử dụng ứng cứu khẩn cấp cho các sự cố tràn dầu trên đất, xử lí tại chỗ đối với vùng đất cát bị nhiễm dầu. Enretech-1 vừa là chất thấm dầu, vừa là chất phân huỷ sinh học dầu.

HĐ6.

Dầu loang trên biển nếu không được xử lí sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Các vùng dầu loang làm giảm khả năng trao đổi oxygen giữa không khí và nước, lượng oxygen trong nước giảm, ảnh hưởng đến các sinh vật ở trong nước. Mặt khác, dầu loang chứa độc tố làm cho sinh vật bị chết hàng loạt, có thể phá huỷ cả hệ sinh thái trên biển.

Luyện tập

Các cách xử lý ô nhiễm do tràn dầu ở nước ta.

- Biện pháp vật lí: sử dụng bơm (phao quây dầu); bơm hút dầu.

- Biện pháp hoá học: sử dụng chất hấp thụ dầu; các chất phân tán dầu (hỗn hợp | hoá chất surface-active).

- Biện pháp sinh học: sử dụng chế phẩm Enretech-1.

 

III. Công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí chất thải rắn

Hoạt động 3: Phân tích công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí chất thải rắn   

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Trình bày được một số công nghệ vi sinh vật trong xử lí chất thải rắn..  

- Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương..

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp trực quan, hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SCĐ

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận về công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong xử lí chất thải rắn; câu trả lời cho câu hỏi 7, 8, 9, 10, Luyện tập trong SCĐ
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Sinh học 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: CÔNG NGHỆ ENZYME VÀ ỨNG DỤNG

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay