Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

Giáo án bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế sách Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Nhân biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: trong việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế; tích cực vận động gia đình, người thân thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

  • Giấy A4, phiếu học tập.

  • Tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, clip,…) có liên quan đến nội dung bài học.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu một số quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.49: Em hãy nêu một số quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Công dân có quyền tự do kinh doanh. Công dân được chọn hình thức tổ chức kinh tế, sự nghiệp, quy mô thương mại.

+ Người kinh doanh có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và quản lí nhà nước như kê khai đúng số vốn; kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng ghi trong giấy phép; không kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma tuý, mại dâm…

+ Công dân cần thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Ở Việt Nam, mọi người được tự do kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định và phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 10. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quyền tự do kinh doanh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền tự do kinh doanh.

- HS phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh trong một số tình huống cụ thể.

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.49 - 50 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh và trách nhiệm của công dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), đọc thông tin SGK tr.49 - 50 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền tự do kinh doanh?

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

Video: Thúc đẩy tự do kinh doanh tại Việt Nam.
https://vnews.gov.vn/video/thuc-day-tu-do-kinh-doanh-tai-viet-nam-62260.htm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

+ Quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân: Mọi người có quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm; có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân; tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

+ Trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tự do kinh doanh: tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội; phê phán, tố cáo các hành vi tiêu cực vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh;...

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Quyền tự do kinh doanh

- Kinh doanh:

+ Là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường. 

+ Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

- Mọi người có quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

- Mọi người có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân; tự do lựa chọn loại hình chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

- Mọi người có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, người dân có nghĩa vụ:

+ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; 

+ tôn trọng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh;

+ chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội,...

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các trường hợp vi phạm quy định về quyền tự do kinh doanh và hậu quả của các trường hợp đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc các trường hợp trong SGK tr. 50 và trả lời câu hỏi: Theo em, trong các trường hợp 1 và 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì? Vì sao?

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm chẵn: Đọc trường hợp 1 và thực hiện nhiệm vụ:

Anh T (29 tuổi) có ý định buôn bán các loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược giả để kiếm lời. Thông qua mạng xã hội, anh T đặt ông A sản xuất 2500 hộp nhựa không nhãn mác, mỗi hợp chứa 60 viên nang thảo dược và đặt anh H sản xuất một lượng lớn vỏ hộp giấy, nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc,…sao chép từ sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Sau đó, anh T cùng vợ dán các loại tem, nhãn lên hộp nhựa chứa các viên nang rồi đóng hộp, dán tem chống hàng giả lên nắp hộp và dùng nhiều kênh bán hàng để bán ra thị trường. 

+ Nhóm lẻ: Đọc trường hợp 2 và thực hiện nhiệm vụ:

Nhận thấy lợi nhuận từ việc mua bán pháo nổ nên anh B (25 tuổi) và anh C (31 tuổi) đã bàn nhau mua nguyên liệu, phương tiện về sản xuất pháo hoa nổ tại nhà rồi bán kiếm lời. Hai người đặt mua nguyên liệu, phương tiện trên mạng, sau đó liên tục thử nghiệm đến khi thành công thì sản xuấ hàng loạt rồi tìm cách bán ra ngoài thị trường. Chỉ trong vòng 3 tháng, anh B và anh C đã sản xuất được hơn 1 tấn pháo nổ thành phẩm mang bán và thu về một khoản tiền lớn. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày câu trả lời. 

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV rút ra kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Quyền tự do kinh doanh 

- Trường hợp 1:

+ Hành vi: Anh T và vợ đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh khi kinh doanh hàng giả (thực phẩm chức năng và thuốc tân dược giả mạo sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới).

+ Hậu quả:

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng: Người tiêu dùng sử dụng thuốc giả không đảm bảo chất lượng, không có tác dụng chữa bệnh, khiến sức khoẻ bị suy giảm, tình trạng bệnh tật trở nên nghiêm trọng hơn và có thể tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí, cuộc sống của người tiêu dùng: Người tiêu dùng mất tiền để mua thuốc về sử dụng nhưng lại mua phải thuốc giả, không có tác dụng hoặc gây nên những tác dụng tiêu cực với sức khoẻ, dẫn đến tâm lí buồn chán, lo lắng, sợ hãi; cuộc sống bị đảo lộn, khó khăn hơn.

  • Khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bị làm giả thiệt hại về tài chính, uy tín: Khi người tiêu dùng mua và sử dụng hàng giả (nhưng tưởng là hàng thật) thì sẽ không có tác dụng hoặc nhận về những tác dụng tiêu cực nên sẽ có những phản hồi, đánh giá không tốt với chất lượng sản phẩm, khiến doanh thu của doanh nghiệp sản xuất hàng thật bị sụt giảm, gây tổn thất về tài chính, uy tín.

  • Gây rối loạn thị trường: Khi hàng giả và hàng thật được bày bán lẫn lộn trên thị trường thì người tiêu dùng không thể biết nên mua loại hàng nào. Mặt khác hàng giả thường có xu hướng bán giá rẻ hơn hàng thật nên sẽ gây nên tình trạng loạn giá cả trên thị trường.

+ Trách nhiệm: 

  • Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Trường hợp 2:

+ Hành vi vi phạm: Anh B và anh C đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh khi kinh doanh mặt hàng mà pháp luật cấm (cụ thể là pháo nổ). 

+ Hậu quả: 

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tính mạng của con người: khi các loại pháo nổ được sử dụng, bảo quản, vận chuyển không đúng cách thì có thể gây cháy, nổ thương tích cho con người, thậm chí thiệt mạng.

  • Gây rối loạn an ninh trật tự, an toàn xã hội: pháo nổ là mặt hàng cấm kinh doanh tại Việt Nam, việc anh B và anh C sản xuất, buôn bán pháo nổ là vi phạm quy định của pháp luật, gây nên tình trạng rối loạn do nhiều người tiêu dùng bất chấp quy định mua pháo về sử dụng, gây nguy hiểm cho con người.

+ Trách nhiệm: Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người sản xuất buôn bán pháo nổ trái pháp luật có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế

a. Mục tiêu: 

- HS nêu được quy định cơ bản của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế.

- HS phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế trong một số tình huống cụ thể.

- HS nhận biết được trách nhiệm công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.50 - 51 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về nghĩa vụ nộp thuế

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nghĩa vụ nộp thuế. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế và trách nhiệm của công dân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS/nhóm), đọc thông tin SGK tr.50 - 51 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế?

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

Video: Tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ.
https://www.youtube.com/watch?v=agFPtCyAGLE

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời.

+ Quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế: 

  • Mọi người có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. 

  • Khi nộp thuế, người dân được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế; được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế...

+ Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế: 

  • Phải thực hiện đăng kí thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định; 

  • Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế;

  • Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế; 

  • Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về nghĩa vụ nộp thuế;...

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Nghĩa vụ nộp thuế

- Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

- Người dân có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Khi nộp thuế, người dân được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế; được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế...

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các trường hợp vi phạm quy định về quyền tự do kinh doanh và hậu quả của các trường hợp đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ, đọc các trường hợp trong SGK tr. 50 và trả lời câu hỏi: Trong các trường hợp 1 và 2, các chủ thể đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế như thế nào? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm chẵn: Đọc trường hợp 1 và thực hiện nhiệm vụ:

Ông Q là Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn ở tỉnh H. Thời gian vừa qua, ông Q đã thu mua một khối lượng lớn đất, cát không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán cho các công trình, dự án trên địa bàn. Sau đó, ông Q chỉ đạo kế toán của công ty là chị T mua 8 hoá đơn giá trị gia tăng của các công ty khác với tổng giá trị tiền hàng ghi trên các hoá đơn hơn 2,3 tỉ đồng, để sử dụng hợp thức hoá số lượng đất, cát không rõ nguồn gốc, nhằm chiếm đoạt gần 600 triệu đồng tiền thuế của Nhà nước.

+ Nhóm lẻ: Đọc trường hợp 2 và thực hiện nhiệm vụ:

Mấy năm nay, chị G kinh doanh trên mạng xã hội và các nền tảng bán hàng trực tuyến với doanh thu hơn 147 tỉ đồng. Tuy nhiên, chị G không thực hiện đăng kí, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

……………

2. Nghĩa vụ nộp thuế

- Trường hợp 1:

+ Hành vi vi phạm: Ông Q đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế khi chỉ đạo chị T (kế toán) mua 8 hoá đơn giá trị gia tăng của các công ty khác để sử dụng hợp thức hoá số lượng đất, cát không rõ nguồn gốc nhằm trốn thuế gần 600 triệu đồng.

+ Hậu quả:

  • Gây thất thoát ngân sách nhà nước: khi ông Q và chị T thực hiện hành vi trốn thuế thì công ty của ông Q sẽ trốn nộp gần 600 triệu đồng tiền thuế dẫn đến ngân sách thiệt hại gần 600 triệu đồng.

  • Khiến chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật: theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người thực hiện hành vi trốn thuế có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Điều 200).

- Trường hợp 2:

+ Hành vi vi phạm: chị G đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế khi không thực hiện đăng kí, kê khai và nộp thuế theo quy định dù bán hàng trực tuyến có doanh thu rất lớn.

………….

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1 – 5

Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 1: Sống có lí tưởng
Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 2: Khoan dung
Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 4: Khách quan và công bằng
Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 5: Bảo vệ hoà bình

BÀI 6 – 10

Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 7: Thích ứng với thay đổi
Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 8: Tiêu dùng thông minh
Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1 – 5

Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 1: Sống có lí tưởng
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 2: Khoan dung
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 4: Khách quan và công bằng
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 5: Bảo vệ hoà bình

BÀI 6 – 10

Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 7: Thích ứng với thay đổi
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 8: Tiêu dùng thông minh
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí (P2)
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế
Giáo án điện tử Công dân 9 kết nối Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế (P2)

Chat hỗ trợ
Chat ngay