Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 5: Bảo vệ hoà bình

Giáo án bài 5: Bảo vệ hoà bình sách Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 5: Bảo vệ hoà bình

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: BẢO VỆ HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được thế nào là hòa bình và bảo vệ hòa bình; các biểu hiện của hòa bình.

  • Giải thích được vì sao cần phải bảo vệ hòa bình.

  • Nhận ra được những biện pháp để thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.

  • Biết lựa chọn và tham gia những hoạt động phù hợp để bảo vệ hòa bình.

  • Phê phán xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp khi nêu khái niệm hòa bình, bảo vệ hòa bình.

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về biểu hiện của hòa bình, bảo vệ hòa bình, xung đột và chiến tranh phi nghĩa.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc bảo vệ hòa bình.

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được biểu hiện của hòa bình, lí do cần bảo vệ hòa bình và nêu được các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hòa bình.

3. Phẩm chất:

  • Yêu nước, nhân ái và trách nhiệm: trong việc bảo vệ hòa bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về hòa bình, bảo vệ hòa bình, xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa,...

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu giúp HS nhận biết được về bảo vệ hòa bình, phát biểu được nhiệm vụ cần thực hiện trong bài học.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và rút ra được những bài học liên quan đến bảo vệ hòa bình.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.29:

Em hãy nêu những việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình và cho biết ý nghĩa của những việc làm đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV vận dụng hiểu biết và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Một số việc mà nhân dân Việt Nam đã làm để bảo vệ hòa bình:

  • Anh dũng đấu tranh chống lại quân xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

  • Cử các sĩ quan, quân nhân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

+ Ý nghĩa của những việc làm này: Thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam và góp phần vào đấu tranh để bảo vệ và gìn giữ hòa bình thế giới.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tình thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Hòa bình là khát vọng chung của mọi quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân loại. Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại, các quốc gia, dân tộc đã phải trải qua quá trình đấu tranh gian khổ để bảo vệ hòa bình. Để tìm hiểu rõ hơn về bảo vệ hòa bình, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 5. Bảo vệ hòa bình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu hoà bình và các biểu hiện của hoà bình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm hoà bình và biểu hiện của hoà bình. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.24-25 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm hoà bình và biểu hiện của hoà bình. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm hoà bình và biểu hiện của hoà bình. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hậu quả của chiến tranh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong SGK tr.24-25 để trả lời câu hỏi: Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội? Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào?

Phố Khâm Thiên, Hà Nội bị bom Mỹ 

tàn phá huỷ diệt năm 1972

Hà Nội ngày nay

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS:

Video: Hà Nội 12 ngày đêm.
https://www.youtube.com/watch?v=3h9gps6UCPU

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SGK tr.24-25 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Hoà bình và các biểu hiện của hoà bình 

a. Hậu quả của chiến tranh

- Cuối năm 1972, đế quốc Mỹ huy động đến mức cao nhất máy bay chiến lược B-52 đánh phá Hà Nội.

- Hậu quả của chiến tranh ở Hà Nội do Mỹ gây ra:

+ Đối với con người: 

  • Để lại những thương vong to lớn.

  • Những dư chấn hậu chiến (ám ảnh, cái chết, nỗi đau mất người thân, gia đình bị li tán…).

+ Về của cải, vật chất: 

  • Nhiều công trình, nhà máy, xí nghiệp, trường học, nhà cửa…bị phá huỷ.

  • Ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng.

  • Nền kinh tế trở nên kiệt quệ…

- Sự khác nhau trong cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình:

+ Cuộc sống trong hoà bình:

  • Người dân được sống tự do, thoải mái, được vui chơi và tới trường học tập, phát triển bình thường.

  • Nhiều công trình công cộng được xây dựng phục vụ cho cuộc sống con người.

  • Hà Nội đang từng bước đổi mới phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn.

  • Trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá cả nước.

  • Được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”.

+ Cuộc sống trong chiến tranh:

  • Tính mạng của người dân luôn bị đe doạ.

  • Nhiều gia đình bị chia cắt, li tán.

  • Thành phố bị phá huỷ, kinh tế suy sụp, trẻ em thất học…

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái niệm và các biểu hiện của hoà bình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.24-25 để trả lời câu hỏi: Theo em, hoà bình là gì? Hãy nêu các biểu hiện của hoà bình.

IMG_256

Hoà bình có ý nghĩa quan trọng đối với nhân loại

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giải ô chữ hoà bình”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 4 nhóm cùng giải ô chữ có 7 hàng ngang và đoán 1 từ khoá.

+ Ở mỗi hàng ngang chứa các ô chữ, MC đều đưa ra gợi ý, kết thúc lời gợi ý là chữ “hết”. Ngay sau khi MC nói “hết”, đội nào có tín hiệu trước (giơ cờ hiệu lên trước), được trả lời. Trả lời đúng được cộng 5 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm. Trường hợp đội nào giơ cờ hiệu trước khi nghe hiệu lệnh “hết” của MC thì bị mất quyền ưu tiên trả lời. Ở các hàng ngang có chứa các chữ cái xuất hiện trong từ chìa khoá.

+ Sau khi khám phá xong ô chữ hàng ngang thứ 4 trở đi, đội nào trả lời được từ hàng dọc trước gợi ý của MC được 15 điểm, sai mất lượt chơi. Trả lời sau gợi ý của MC được 10 điểm.

- Ô chữ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chìa khoá: 

 

 

 

 

 

Ô chữ 1: Có 7 chữ cái, thể hiện mối quan hệ và tinh thần đoàn kết của các quốc gia trên thế giới? 

Ô chữ 2:Hàng ngang có 3 chữ cái, là tên viết tắt của tổ chức Y tế thế giới.

Ô chữ 3:Ô chữ thứ ba có 10 chữ cái, đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Liên Hợp Quốc.

Ô chữ 4:Hàng ngang có 5 chữ cái, là vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc, đối với hòa bình, an ninh thế giới.

(Nếu đến đây đội nào xin chọn cách trả lời từ khóa - đáp án thì MC có thể gợi ý từ khóa: đó là biểu tượng chim bồ câu, tượng trưng cho điều gì?)

Ô chữ 5: Hàng ngang có 6 chữ cái, là tên viết tắt của Quỹ nhi đồng thế giới.

Ô chữ 6: Có 3 chữ cái, tên viết tắt của tổ chức Lương nông thế giới.

Ô chữ 7: Hàng ngang có 6 chữ cái là tên viết tắt tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học thế giới.

MC nhắc lại từ khóa hàng dọc:Đây là biểu tượng khát vọng hoà bình của nhân loại thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.24-25 để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS nêu về khái niệm và biểu hiện của hoà bình.

 

 

H

U

N

G

H

 

 

 

W

H

O

 

 

 

 

 

 

 

 

Đ

I

H

I

Đ

N

G

 

 

B

O

V

 

 

 

 

U

N

I

C

E

F

 

 

 

 

 

F

A

O

 

 

 

 

 

 

 

 

 

U

N

E

S

C

O

 

 

 

 

Chìa khoá: 

B

O

C

A

U

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV rút ra kết luận về khái niệm hoà bình và biểu hiện của hoà bình.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Khái niệm và các biểu hiện của hoà bình

Hoà bình: là tình trạng không có chiến tranh hay xung độ vũ trang; con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc.

- Biểu hiện của hoà bình: 

+ Cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống cùng nhau.

+ Các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm bảo vệ hoà bình, ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình. 

b. Nội dung: 

GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc thông tin trong SGK tr.26-27 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ hoà bình, ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm bảo vệ hoà bình, ý nghĩa của việc bảo vệ hoà bình. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình và cho biết các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình. 

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1 - SGK tr.26.

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 - SGK tr.26.

- GV trình chiếu cho HS xem clip để hiểu thêm về sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình: 

Video: Cuộc truy kích thần tốc tại Cheo Reo - Phú Bổn

https://www.youtube.com/watch?v=_CBCgkb4PfE

- GV liên hệ thực tế, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nghĩ của mình về câu nói của Trung uý Quách Minh Sơn: “Tự do, hoà bình không phải dễ, có được bây giờ, cố gắng mà giữ”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.26 và trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để thực hiện nhiệm vụ.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời một số HS nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân:

Để có được nền hòa bình, độc lập, thống nhất ngày hôm nay, dân tộc ta đã phải trải qua biết bao gian khổ hy sinh, trên mỗi con đường mỗi thửa ruộng đi qua in dấu chân biết bao người anh hùng. Trong các cuộc trường chinh của dân tộc, lớp lớp thế hệ cha anh lên đường ra mặt trận, bỏ lại sau lưng mẹ già, em thơ, vợ trẻ, họ chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, lịch sử được viết lên bởi những tấm lòng trung kiên về một thế hệ không biết cúi đầu, họ nguyện hiến dâng xả thân vì Tổ quốc. Thấu hiểu những hi sinh, mất mát to lớn không gì bù đắp được, chúng ta càng thấm thía giá trị của độc lập, tự do, của hòa bình, thống nhất, kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, giữ gìn độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Bảo vệ hoà bình và các biện pháp bảo vệ hoà bình

a. Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình và biện pháp bảo vệ hoà bình

- Lợi ích của hoà bình: có giá trị rất lớn đối với mỗi cá nhân, quốc gia và thế giới:

+ Đối với cá nhân: Sống trong hoà bình, con người sẽ có cuộc sống hạnh phúc, bình yên,…

+ Đối với thế giới: Quốc gia, thế giới sống trong hoà bình sẽ thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và nhân văn. 

- Cần phải bảo vệ hoà bình vì:

+ Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên cho mỗi người, mỗi gia đình và xã hội;

+ Bảo vệ hoà bình để ngăn chặn chiến tranh, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội;

+ Bảo vệ hoà bình chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và các thế hệ tương lai. 

- Biện pháp bảo vệ hoà bình:

+ Đối với các quốc gia:

  • Chủ động giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hoà bình qua thương lượng, đàm phán theo pháp luật quốc tế; 

  • Dựa trên công lí và chính nghĩa, không thoả hiệp vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội.

+ Đối với Việt Nam:

  • Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa;

  • Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;

  • Tiếp tục xây dựng quân đội - công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

  • Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc là nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu các cuộc xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Từ thực tiễn cuộc sống, em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của mình về những sự kiện đó. 

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS xem clip về cuộc khủng bố tại Mỹ vào ngày 11/09/2001:

Video: Nhìn lại vụ khủng bố 11 tháng 9.

https://www.youtube.com/watch?v=lis7u93Qx9U

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của mình, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập. 

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS bày tỏ quan điểm cá nhân về những cuộc xung đột sắc tộc và chiến tranh phi nghĩa trên thế giới. 

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Các cuộc xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm cá nhân

- Chiến tranh phi nghĩa:

+ Được tiến hành với mục đích trái pháp luật quốc tế và giá trị đạo đức nhân loại nhằm xâm chiếm, nô dịch các nước, dân tộc khác. 

+ Các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa như: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945); cuộc xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đối với Việt Nam…

- Xung đột sắc tộc:

+ Là xung đột giữa hai hoặc nhiều nhóm dân tộc tranh chấp với nhau trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế hoặc tôn giáo.

+ Xảy ra nhiều cuộc xung đột liên quan đến dân tộc, tôn giáo như: xung đột giữa những cộng đồng ở khu vực Trung Đông,…

Cần phản đối, phê phán, lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa và xung đột sắc tộc.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khái niệm hoà bình và các biện pháp thúc đẩy hoà bình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:  

+ Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Hãy kể thêm những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết.
+ Em hãy lấy ví dụ minh hoạ cho việc các quốc gia đã sử dụng biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn?

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu những hình ảnh về các biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ)

- GV đặt ra câu hỏi mở rộng: Là học sinh em nên có những hành động và việc làm như thế nào để góp phần bảo vệ nền hoà bình cho Việt Nam và thế giới?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình  và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng.

Là học sinh, em nên có những hành động và việc làm để góp phần bảo vệ nền hoà bình cho Việt Nam và thế giới:

+ Bảo vệ chủ quyền đất nước, dân tộc.

+ Kiên quyết chống đối các lực lượng có hành vi xấu gây nên chiến tranh.

+ Tham gia tích cực các cuộc vận động hưởng ứng hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.

+ Tố giác, báo cáo ngay lập tức mọi hành vi xấu.

+ Tôn trọng nên văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác.

+ Giao lưu với thanh niên, thiếu niên quốc tế,…

- Ngoài ra, để hạn chế các hành vi xung đột, bạo lực trong cuộc sống hằng ngày ở nhà, ở trường và cộng đồng, em cần:

+ Chung sống thân ái, khoan dung với các bạn và mọi người xung quanh;

+ Khi có xích mích thì chủ động gặp nhau trao đổi để hiểu nhau.

+ Không phân biệt đối xử (nam/nữ, học giỏi/học kém; dân tộc; giàu/nghèo).

+ Khuyên can, hoà giải khi các bạn có bất đồng, xích mích.,…

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Khái niệm hoà bình và các biện pháp thúc đẩy hoà bình

- Bảo vệ hoà bình: Là giữ gìn cuộc sống bình yên; dùng thương lượng, đàm phán giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

- Một số biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình:

+ Tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế về bảo vệ nền hoà bình trên thế giới.

+ Tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

+ Giao lưu văn hoá vì hoà bình.

+ Duy trì hoà bình, an ninh, an toàn tự di hàng hải, hàng không.

+ Luôn thể hiện quan điểm tôn trọng hoà bình và phản đối chiến tranh.

+ Luôn thể hiện quan điểm tôn trọng hoà bình và phản đối chiến tranh.

+ Liên hợp quốc đứng ra giải quyết những vấn đề mâu thuân của các nước thành viên.

+ Mọi mâu thuẫn đều được giải quyết bằng đàm phán trong hoà bình của cấp cao các nước đó. 

- Một số ví dụ minh hoạ cho việc các quốc gia đã sử dụng biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn:

+ Việt Nam chủ trương giải quyết tranh chấp trên biển bằng biện pháp hoà bình, áp dụng Công ước về Luật Biển 1982 để giải quyết các tranh chấp về phân định biển với các nước láng giềng. 

+ Việt Nam đã kí với Thái Lan Hiệp định về phân định biển ngày 09/08/1997.

+ Việt Nam đã kí với Trung Quốc Hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000.

+ Việt Nam đã kí với Indonesia Hiệp định về phân định thềm lục địa ngày 26/06/2003.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay