Giáo án Công dân 9 kết nối Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Giáo án Bài 3: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng sách Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công dân 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC

HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được thế nào là hoạt động cộng đồng; nêu được một số hoạt động cộng đồng.
  • Giải thích được sự cần thiết phải tham gia các hoạt động cộng đồng.
  • Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
  • Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.
  • Phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Tham gia tích cực, tự giác các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 9.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
  • Một số hình ảnh, thông tin, khẩu hiệu, tình huống,... có liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 9.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh và cho biết ý nghĩa của những hoạt động trong tranh.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của những hoạt động trong tranh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu trong SGK tr.14: Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết tên, ý nghĩa của những hoạt động cộng đồng được thể hiện trong các hình ảnh đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và nêu ý nghĩa của các hoạt động trong bức tranh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp:

+ Bức tranh 1:

  • Tình nguyện mùa động là hoạt động tình nguyện được diễn ra từ tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau.
  • Chương trình do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn trực thuộc để thực hiện.
  • Các hoạt động tình nguyện mùa đông chính là các hoạt động tương thân tương ái, giúp đỡ người dân, thanh thiếu nhi, những mảnh đời kém may mắn, và những hộ gia đình đang còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống,... vươn lên để có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+ Bức tranh 2: HS tích cực tham gia hoạt động thu gom rác thải trên bờ biển nhằm làm sạch môi trường biển.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Mỗi chúng ta không chỉ cần có trách nhiệm với bản thân mà còn cần có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ giúp lan tỏa những giá trị tích cực, góp phần xây dựng, phát triển cộng đồng, bên cạnh đó còn giúp bản thân mỗi người mở rộng hiểu biết, nâng cao giá trị bản thân, giúp chúng ta sống có trách nhiệm hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về việc tham gia các hoạt động cộng đồng, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 3. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm hoạt động cộng đồng và ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SGK tr.14-15 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về khái niệm hoạt động cộng đồng và ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm hoạt động cộng đồng và ý nghĩa của việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK tr.14-15 để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hoạt động cộng đồng trong thông tin trên.

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về các hoạt động cộng đồng hiện nay:

“Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”

Khám, chữa bệnh cho đồng bào vùng cao

Xây dựng Nhà bán trú cho học sinh vùng cao

Chương trình “Ngày Chủ nhật đỏ”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.14-15 và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Hoạt động cộng đồng và sự cần thiết phải tham gia hoạt động cộng đồng

a. Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng

- Hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới:

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng, đời sống văn hoá, bài trừ các hủ tục lạc hậu ở nông thôn;

+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng các sân chơi cho thiếu nhi, sửa chữa và làm đẹp các công trình, di tích lịch sử, văn hoá của địa phương; tham gia phát triển kinh tế ở nông thôn.

- Hoạt động tình nguyện đảm bảo an sinh xã hội: Tham gia phát triển cộng đồng, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, dễ bị tổn thương.

Ví dụ:

+ Nhà nhân ái;

+ Trường đẹp cho em;

+ Nhà bán trú cho em;

+ Tiếp sức người bệnh;

+ Ngày Chủ nhật đỏ;...

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mục đích, đối tượng tham gia và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin trong SGK tr.14-15 để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu mục đích, đối tượng tham gia và ý nghĩa của những hoạt động đó.

Gợi ý:

Hoạt động

cộng đồng

Mục đích

Đối tượng tham gia

Ý nghĩa

...

...

...

...

...

...

...

...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK tr.14-15 để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Tìm hiểu mục đích, đối tượng tham gia và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng

(Bảng đính kèm phía dưới Nhiệm vụ)

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp một số hình ảnh/video cho HS tìm hiểu thêm về các hoạt động cộng đồng. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ)

Video: https://www.youtube.com/watch?v=Yvlxf68nMsI

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có cảm nhận gì về các hoạt động cộng đồng của nhóm tình nguyện trong video?

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật trải khăn bàn để trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là hoạt động cộng đồng? Em hãy nêu ý nghĩa của hoạt động cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, xem video để tìm hiểu thêm về hoạt động cộng đồng.

- HS rút ra kết luận về khái niệm và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS nêu cảm nhận sau khi xem video:

“Nhóm tình nguyện Niềm tin” với các hoạt động thiện nguyện hướng tới những hoàn cảnh khó khăn trên vùng cao Việt Nam. Họ đã tới với những bản làng vùng cao, xây dựng 8 ngôi trường ở Lai Châu, Điện Biên và thực hiện hàng nghìn bữa ăn cho trẻ em nghèo tại đây. Đây quả là một chương trình vô cùng ấm áp, mang lại niềm tin, ý nghĩa cao đẹp cho những học sinh nghèo nơi đây.

- GV mời HS nêu về khái niệm và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

c. Tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của hoạt động cộng đồng

* Khái niệm: là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

* Hoạt động tiêu biểu: thiện nguyện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, cảnh quan;...

* Ý nghĩa:

- Đối với cá nhân:

+ Giúp mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện kĩ năng;

+ Có tinh thần trách nhiệm đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào công việc chung của tập thể, xã hội;

+ Nâng cao giá trị của bản thân và được mọi người yêu mến,.... - Đối với cộng đồng:

+ Phát huy sức mạnh của các lực lượng xã hội;

+ Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng;

+ Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, lan toả những giá trị tích cực, góp phần xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh.

 

BẢNG MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ Ý NGHĨA

CỦA HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG (Nhiệm vụ 2)

Hoạt động

cộng đồng

Mục đích

Đối tượng

tham gia

Ý nghĩa

Hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới

Nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cải thiện đời sống, thay đổi diện mạo nông thôn và đạt các mục tiêu Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đề ra.

Đoàn viên, thanh niên và người dân ở các địa phương trên cả nước.

- Có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

- Góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đem lại cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

- Góp phần bảo vệ môi trường, làm giàu sinh thái, tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Góp phần phát triển quan hệ cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Hoạt động tình nguyện đảm bảo an sinh xã hội

Nhằm thực hiện hoạt động trợ giúp xã hội cho các đối tượng đặc biệt khó khăn, các đối tượng yếu thế trong xã hội.

Đoàn viên, thanh niên trong cả nước và cá nhân, tổ chức có tấm lòng nhân ái.

- Giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

- Thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, xã hội của dân tộc ta từ xưa.

-    Giáo dục thế hệ trẻ luôn sống và cống hiến cho cộng đồng xã hội. Tạo nên thói quen tốt, rèn luyện cho bản thân mỗi cá nhân có lối sống tích cực hơn.

HÌNH ẢNH VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG (Nhiệm vụ 3)

Tìm hiểu phiên chợ ngày Tết

Xuống phố vì Môi trường

Thanh niên thực hiện

mô hình rau sạch

Chia sẻ yêu thương với các em nhỏ

có hoàn cảnh khó khăn

Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động cộng đồng

  1. Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và HS khi tham gia các hoạt động cộng đồng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh kết hợp đọc trường hợp trong SGK tr.16 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và HS khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức và HS khi tham gia các hoạt động cộng đồng.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng được tổ chức ở trường, lớp và địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, quan sát hình ảnh trong SGK tr.16 và thực hiện nhiệm vụ:

Câu hỏi: Hoạt động nào trong các hình ảnh đã được trường, lớp, địa phương em tổ chức?

- GV trình chiếu cho HS xem clip về để hiểu thêm hoạt động cộng đồng mang tên “Lì xì yêu thương”:

https://www.youtube.com/watch?v=cyO3HeJFnfs (0:22 – 2:39)

- GV liên hệ thực tế, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm một số hoạt động cộng đồng thường được tổ chức ở trường, địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh trong SGK tr.16 và trả lời câu hỏi.

- HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để kể thêm một số hoạt động cộng đồng thường được tổ chức ở trường, địa phương.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời một số HS kể một số hoạt động cộng đồng thường được tổ chức ở trường, địa phương.

Gợi ý:

Địa điểm

Hoạt động

Trường học

- Các CLB (thể thao, âm nhạc, môi trường,...)

- Các chương trình tình nguyện dọn vệ sinh lớp, bảo vệ môi trường,...

- Các hội trại, hội thi văn nghệ,...

Địa phương

- Các sự kiện văn hóa (ca nhạc, hội thi dân ca,...)

- Các hoạt động hỗ trợ người nghèo, người cao tuổi,...

- Các buổi hội thảo về sức khỏe, giáo dục,...

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tham gia các hoạt động cộng đồng

a. Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng được tổ chức ở trường, lớp và địa phương

- Hình ảnh 1: HS quyên góp tiền, đồ dùng học tập ủng hộ cho các bạn HS miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.

- Hình ảnh 2: Thanh niên tham gia hoạt động hiến máu tình nguyện.

- Hình ảnh 3: HS tham gia hoạt động trồng cây, gây rừng.

- Hình ảnh 4: Thanh niên tình nguyện tham gia dạy chữ cho trẻ em vùng cao.

 

Nhiệm vụ 2: Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhân vật trong những trường hợp 1, 2 ở SGK tr.16

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện cùng 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm đọc trường hợp 1, 2 trong SGK tr.16 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc trường hợp 1 SGK tr.16.

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 SGK tr.16.

Câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về tinh thần, thái độ của các nhân vật khi tham gia hoạt động cộng đồng trong các trường hợp trên?

+ Hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật chưa tích cực, tự giác khi tham gia hoạt động cộng đồng.

- GV cho HS xem bài hát Nấu ăn cho em của ca sĩ Đen Vâu:

https://www.youtube.com/watch?v=ukHK1GVyr0I

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong SGK tr.16 và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày câu trả lời.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Nhận xét tinh thần, thái độ của các nhân vật trong những trường hợp 1, 2 ở SGK tr.16

* Trường hợp 1:

- Đồng tình với tinh thần, thái độ và việc làm của B vì:

+ B là người sống có trách nhiệm với cộng đồng.

+ Có ý thức tham gia hoạt động góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc (di sản văn hoá phi vật thể – dân ca quan họ).

B là tấm gương để mọi người noi theo.

* Trường hợp 2:

- Không đồng tình với tinh thần, thái độ và việc làm của hai bạn C và H vì: hai bạn chưa tích cực khi tham gia hoạt động cộng đồng. Dù được trường, lớp phân công nhiệm vụ làm vệ sinh khu vực đài tưởng niệm, nhưng cả hai mải nói chuyện không chú tâm vào công việc để hoàn thành nhiệm vụ.

Lời khuyên: Hai bạn nên tích cực tham gia dọn dẹp, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ bởi đây là hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thể hiện tấm lòng, cũng như trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với người có công với cách mạng.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng phù hợp với HS

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

c. Tìm hiểu các hoạt động cộng đồng phù hợp với HS

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Chat hỗ trợ
Chat ngay