Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3

Giáo án module 3 Công nghệ 6 Cánh diều . Giáo án module 3 ( kế hoạch bài dạy theo module 3) là mẫu giáo án mới được biên soạn theo chương trình sách cánh diều mới. Mẫu giáo án này có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 6 – CÁNH DIỀU

BÀI 8: CÁC LOẠI VẢI THƯỜNG DÙNG TRONG MAY MẶC

Thời lượng: 2 tiết

  1. MỤC TIÊU BÀI DẠY

Phẩm chất, năng lực

Yêu cầu cần đạt

STT của           Yêu cầu cần đạt

NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

 

Năng lực nhận thức công nghệ

Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm của một số loại vải thường dùng trong may mặc: vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.

(1)

Nhận biết được các loại vải để lựa chọn, sử dụng, bảo quản phù hợp.

(2)

Năng lực sử dụng công nghệ

Sử dụng đúng cách, hiệu quả một số sản phẩm công nghệ trong may mặc.

(3)

Năng lực đánh giá công nghệ

Đưa ra được nhận xét cho một sản phẩm công nghệ phù hợp về chức năng, độ bền, thẩm mĩ, hiệu quả, an toàn. Lựa chọn được sản phẩm công nghệ phù hợp trên cơ sở các tiêu chí đánh giá.

(4)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp, hợp tác

Trao đổi, thảo luận thông qua việc đọc thông tin; quan sát hình vẽ, tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong từng phần.

(5)

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống

(6)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Khách quan

Khách quan trong phân tích, đánh giá câu trả lời của các cặp đôi, các nhóm; trong thu thập, xử lí thông tin.

(7)

Chăm chỉ

Kiên trì, tỉ mỉ trong quá trình quan sát về các loại vải.

(8)

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
  2. Giáo viên
  • Kế hoạch bài giảng.
  • Hình ảnh, video clip về các loại vải thường dùng trong may mặc.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm dính bảng.
  • Một số nhãn mác ghi thành phần sợi dệt đính trên áo quần may.
  • Bát/ cốc chứa nước để thử nghiệm về độ thấm nước của vải
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa Công nghệ 6.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (Thời gian: 02 tiết/90 phút)

Mục tiêu (STT YCCĐ)

 

Nội dung  dạy học trọng tâm

 

PP/KTDH chủ đạo

 

Phương án   đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động    

(5 phút)

(5) (8)

Nêu tên những vật dụng được làm bằng vải mà HS biết.

Nêu vấn đề /

Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, bảng kiểm

Hoạt động 2: Nguồn gốc, đặc điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc

30 phút)

(1) (5) (7) (8)

Nguồn gốc, đặc điểm của các loại vải: vải sợi tự nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.

Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề/ Khăn trải bàn

 

Kiểm tra viết, quan sát/ Phiếu học tập số 1, bảng kiểm

Hoạt động 3: Nhận biết các loại vải

 (35 phút)

(2) (3) (4) (5) (7) (8)

- Một số cách thông dụng để nhận biết các loại vải: đốt sợi vải, vò vải, thấm nước,…

- Thí nghiệm nhận biết các loại vải.

Dạy học nhóm, thí nghiệm/ Khăn trải bàn

Kiểm tra viết, quan sát/ bảng kiểm

Hoạt động 4: Luyện tập

(10 phút)

(6)

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm về các loại vải thường dùng trong may mặc

Trò chơi, khám phá/ Động não

Vấn đáp/ Câu hỏi, thang đo

Hoạt động 5: Vận dụng

 (10 phút)

(6) (8)

Làm bài tập về các loại vải thường dùng trong may mặc

Giải quyết vấn đề/ Trình bày một phút

Kiểm tra viết/ Bài tập, thang đo

  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

  1. Mục tiêu: (5) (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về nhận biết các vật dụng làm bằng vải.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên những vật dụng được làm bằng vải mà em biết?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

- GV dẫn dắt: Trang phục có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? Trang phục nào thường được may bằng vải? Vải thiên nhiên và vải sợi hóa học khác nhau như thế nào? Để tìm hiểu kĩ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay: Bài 8 - Các loại vải thường dùng trong may mặc.

  1. Phương án đánh giá:

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Tích cực, xung phong tham gia trả lời câu hỏi

 

 

Kể được tên các vật dụng làm bằng vải

 

 

Hoạt động 2: Nguồn gốc, đặc điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc (30 phút)

  1. Mục tiêu: (1) (5) (7) (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của các nhóm về nguồn gốc, đặc điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc vào Phiếu học tập số 1.
  3. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu kiến thức: Vải thường dùng trong may mặc rất đa dạng và phong phú về chủng loại, màu sắc. Dựa vào nguồn gốc của các sợi được dệt thành vải, chúng được chia thành các nhóm chính: Vải sợ tự nhiên, vải sợi hóa học, vải sợi pha.

- GV chia HS thành 6 nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi pha. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Nguồn gốc, đặc điểm của các loại vải thường dùng trong may mặc

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên.

• Nguồn gốc: vải được sản xuất từ các loại sợi có nguồn gốc từ thực vật và động vật như sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi lông cừu.

• Đặc điểm: mặc thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt, an toàn và thân thiện với môi trường nhưng dễ bị nhàu, khó giặt sạch. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học.

• Nguồn gốc: vải được sản xuất từ các loại sợi do con người tạo ra bằng CNKT hoá học với một số nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên.

• Đặc điểm: ít bị nấm mốc và vi sinh vật phá huỷ.

• Vải sợi hoá học gồm hai loại: vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp:

- Vải sợi nhân tạo: Nguyên liệu ban đầu như tre, gỗ, nứa,... được hoà tan trong các chất hoá học để tạo thành sợi dệt vải. Vải có độ hút ẩm cao, thoáng mát tương tự vải sợi bông nhưng ít nhàu hơn và bị cứng lại khi nhúng vào nước. Khi đốt sợi vải, tro tàn ít.

- Vải sợi tổng hợp: Nguyên liệu ban đầu để tổng hợp chúng là những hợp chất hoá học thu được từ than đá và dầu mỏ. Vải có độ bền cao, bề mặt vải bóng đẹp, nhiều màu sắc, không bị nhàu, giặt nhanh khô. Tuy nhiên, loại vải này có để hút ẩm kém, ít thoáng khí, dễ gây kích ứng da. Khi đốt sợi vải, tro vón cục, bó không tan.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi pha.

• Nguồn gốc: vải được sản xuất bằng cách dệt kết hợp sợi tự nhiên với sợi hoá học.

Đặc điểm: bền, đẹp, không bị nhàu, dễ giặt, hút ẩm tương đối tốt, mặc thoáng mát, thích hợp với nhiều loại khí hậu, giá thành đa dạng. Thông thường, vải có nguồn gốc từ sợi tự nhiên có giá thành cao hơn so với các loại vải sợi khác.

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên

(3 điểm)

Không nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên

(0 điểm)

Nêu được nguồn gốc hoặc đặc điểm của vải sợi tự nhiên.

(1 điểm)

Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên (còn thiếu hoặc sai sót nhỏ)

(2 điểm)

- Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc

(3 điểm)

2

Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học

(3 điểm)

Không nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học

(0 điểm)

Nêu được nguồn gốc hoặc đặc điểm của vải sợi hóa học.

(1 điểm)

Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học (còn thiếu hoặc sai sót nhỏ)

(2 điểm)

- Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc

(3 điểm)

3

Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi pha

(3 điểm)

Không nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi pha

(0 điểm)

Nêu được nguồn gốc hoặc đặc điểm của vải sợi pha.

(1 điểm)

Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợ pha (còn thiếu hoặc sai sót nhỏ)

(2 điểm)

- Nêu được nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi pha.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc

(3 điểm)

4

Tích cực tham gia hoàn thành nhiệm vụ được giao

(1 điểm)

Không tham gia thảo luận theo nhóm

(0 điểm)

 

Tham gia làm việc theo nhóm  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Tham gia làm việc nhóm (tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(0.75 điểm)

Tham gia làm việc nhóm, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(1 điểm)

 

 

 

 

Lớp:…………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 1, 2.

Câu hỏi: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi tự nhiên.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

 

Lớp:…………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 3, 4.

Câu hỏi: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi hóa học.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

 

Lớp:…………………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm 5, 6.

Câu hỏi: Tìm hiểu nguồn gốc, đặc điểm của vải sợi pha.

Trả lời:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...

Hoạt động 3: Nhận biết các loại vải (35 phút)

  1. Mục tiêu: (2) (3) (4) (5) (7) (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến:

- Phần trả lời của HS về lí giải nhận biết các loại vải và một cách thông dụng để nhận biết các loại vải.

- Phần thực hành thí nghiệm của HS: quan sát hiện tượng khi vò vải, thấm nước; hoàn thành bảng theo mẫu.

  1. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên – Học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao phải nhận biết các loại vải?

+ Có những cách nào để nhận biết các loại vải?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm nhận biết các loại vải:

+ Chuẩn bị: Mẫu của ba loại vải thường dùng trong may mặc. Cốc và nước.

+ Yêu cầu: Quan sát hiện tượng xảy ra khi: vò vải, thấm nước.

+ Nhận xét theo bảng mẫu:

Loại vải

Độ nhàu của vải sau khi vò

Độ thấm hút nước của vải

Vải sợi tự nhiên

 

 

Vải sợi hóa học

 

 

Vải sợi pha

 

 

+ Trên quần áo may sẵn thường có nhãn mác nhỏ thể hiện thành phần sợi vải. Em hãy đọc thành phần sợi vải trên nhãn mác quần áo mà em sưu tầm được.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Nhận biết các loại vải

+ Phải nhận biết các loại vải vì: Vải được dệt từ các loại sợi có nguồn gốc khác nhau nên đặc điểm cũng khác nhau. Vì vậy, cần phải nhận biết các loại vải để lựa chọn, sử dụng và bảo quản sao cho phù hợp.

+ Có một số cách thông dụng để nhận biết các loại vải như: đốt sợi vải, vò vải và thấm nước,...

 

  1. Phương án đánh giá:

STT

Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

1

Vì sao cần nhận biết các loại vải

(3 điểm)

Không nêu được lí do vì sao cần nhận biết các loại vải

(0 điểm)

Nêu được lí do vì sao cần nhận biết các loại vải (sơ sài, chưa chính xác)

(1 điểm)

Nêu được lí do vì sao cần nhận biết các loại vải (còn sai sót nhỏ)

 (2 điểm)

- Nêu được lí do vì sao cần nhận biết các loại vải.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

 (3 điểm)

2

Cách nhận biết các loại vải

(3 điểm)

Không biết cách nhận biết các loại vải

(0 điểm)

Nắm được 1 cách nhận biết các loại vải

(1 điểm)

Nắm được các cách nhận biết các loại vải (còn sai sót nhỏ)

(2 điểm)

- Nắm được các cách nhận biết các loại vải.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc.

(3 điểm)

3

Thí nghiệm nhận biết các loại vải

(3 điểm)

Không tiến hành được thí nghiệm nhận biết các loại vải

(0 điểm)

Tiến hành được thí nghiệm với 1 bước: chuẩn bị, yêu cầu hoặc nhận xét theo bảng  mẫu

(1 điểm)

Tiến hành được thí nghiệm với các bước: chuẩn bị, yêu cầu, nhận xét theo bảng mẫu (còn vài sai sót nhỏ).

(2 điểm)

Tiến hành được thí nghiệm với các bước: chuẩn bị, yêu cầu, nhận xét theo bảng mẫu

(3 điểm)

4

Tích cực tham gia, hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao

(1 điểm)

Không tham gia thảo luận theo nhóm

(0 điểm)

 

Tham gia làm việc theo nhóm  nhưng lơ là, không tập trung, không có tinh thần trách nhiệm.

(0.5 điểm)

Tham gia làm việc nhóm (tác phong còn chậm, bị nhắc nhở).

(0.75 điểm)

Tham gia làm việc nhóm, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn.

(1 điểm)

Hoạt động 4: Luyện tập (10 phút)

  1. Mục tiêu: (6).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời chọn đáp án đúng của HS.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS tham gia Trò chơi Ai nhớ bài nhanh hơn.

Câu 1: Dựa vào đâu để phân chia các loại vải thành các nhóm chính:

  1. Đặc điểm của loại vải.
  2. Nguồn gốc của sợi được dệt thành vải.
  3. Đặc điểm thoáng mát, thấm hút mồ hôi của loại vải.
  4. Đặc điểm khi đốt sợi vải

Câu 2: Được sản xuất từ các loại sợi có nguồn gốc từ thực vật và động vật, thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhưng dễ bị nhàu và khó giặt sạch là:

  1. Vải sợi tự nhiên.
  2. Vải sợi nhân tạo.
  3. Vải sợi tổng hợp
  4. Vải sợi pha.

Câu 3: Vải sợi hóa học có ưu điểm gì?

  1. Mặc thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  2. Giữ nhiệt tốt, an toàn và thân thiện với môi trường.
  3. Ít bị nấm mốc và vi sinh vật phá hủy.
  4. Bền, đẹp, không bị nhàu và dễ giặt.

Câu 4: Cách thông dụng để nhận biết các loại vải:

  1. Đốt sợi vải.
  2. Vò vải.
  3. Thấm nước.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5: Phải nhận biết các loại vải để:

  1. Lựa chọn vải phù hợp.
  2. Sử dụng vải phù hợp.
  3. Bảo quản sao cho phù hợp.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Đáp án B.

Câu 2: Đáp án A.

Câu 3: Đáp án C.

Câu 4: Đáp án D.

Câu 5: Đáp án D.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn
  4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

1

Chọn được đáp án đúng cho câu 1

 

 

 

2

Chọn được đáp án đúng cho câu 2

 

 

 

3

Chọn được đáp án đúng cho câu 3

 

 

 

4

Chọn được đáp án đúng cho câu 4

 

 

 

5

Chọn được đáp án đúng cho câu 5

 

 

 

Hoạt động 5: Vận dụng (10 phút)

  1. Mục tiêu: (6), (8).
  2. Sản phẩm học tập dự kiến: Phần trả lời của HS về vải sợi tự nhiên, vải sợi pha.
  3. Tổ chức hoạt động:

- GV yêu cầu HS làm vào vở câu hỏi:

Câu 1: Vì sao quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm?

Câu 2: Dựa vào đặc điểm của các loại vải sợi, em hãy xác định quần áo em đang mặc thuộc loại vải nào? 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1: Quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm vì đặc điểm của loại vải này là mặc thoáng, thấm hút mồ hôi.

Câu 2: HS xác định quần áo đang mặc thuộc loại vải gì dựa vào đặc điểm của các loại vải.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Phương án đánh giá:
  2. Hoàn toàn không thể 2. Có thể hoàn thành một số ít
  3. Hoàn thành nhưng chưa chắc chắn 4. Hoàn thành và chắc chắn

STT

Tiêu chí

1

2

3

4

1

Nêu được lí do vì sao quần áo mùa hè thường được may bằng vải sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm.

 

 

 

 

2

Xác định được quần áo đang mặc là loại vải gì dựa vào đặc điểm của các loại vải.

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3
Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều theo Module 3

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án Công nghệ Cánh diều theo Module 3, Giáo án Công nghệ 6 Cánh diều Module 3, giáo án Công nghệ 6 giáo án theo module 3 Cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Giáo án word lớp 6 cánh diều

Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều

Giáo án Powerpoint 6 cánh diều

Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay