Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 6 - chân trời sáng tạo. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều.Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy văn 6 chân trời sáng tạo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Bản xem trước: Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


 

GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 6 - CTST

ÔN TẬP VĂN BẢN “THÁNH GIÓNG”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại truyền thuyết, về truyền thyết Thánh Gióng mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập..

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về chủ đề của văn bản thông qua nhan đề và các ý chính của văn bản

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về chủ đề của văn bản thông qua nhan đề và các ý chính của văn bản

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua nhan đề và các ý chính của văn bản

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu truyền thống quê hương. Trân trọng, tự hào truyền thống. Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của quê hương.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- Gv đặt câu hỏi: Trong bài 1. Lắng nghe lịch sử nước mình, văn bản nào đã nhắc đến một vị anh hùng có công lao rất lớn với dân tộc?

- Hs suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)

- GV đặt vấn đề: Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh và xây dựng đất nước. Trong những năm tháng đó, có biết bao anh hùng đã dũng cảm đấu tranh chống lại những kẻ thù bạo ngược để bảo vệ đất nước. Thánh Gióng - vị anh hùng đã đi vào lịch sử dân tộc, có công lao đánh đuổi giặc Ân và trở thành một trong tứ bất tử của trang sử dân tộc. Bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Thánh Gióng”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. a. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Khái niệm, đặc điểm truyện truyền thuyết
  • Tóm tắt văn bản Thánh Gióng
  • Tìm hiểu những chi tiết đặc sắc của văn bản Thánh Gióng
  1. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Ôn tập thể loại truyện truyền thuyết.

* Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS nhớ lại, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Truyện truyền thuyết là gì?

+ Nêu đặc điểm của truyện truyền thuyết (cách xây dựng nhân vật, cốt truyện, phân loại)?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, bắt cặp với bạn cạnh bên, thảo luận, đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo kết quả:

+ GV gọi 1 số HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình.

+ GV gọi HS khác nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung ý (nếu có).

* Nhận xét đánh giá:

+ GV đưa ra nhận xét, đánh giá, nhắc lại một lần nữa những ý chính HS cần nắm vững đối với thể loại truyện truyền thuyết.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Ôn tập văn bản “Thánh Gióng”.

*Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV gọi 1 HS đứng dậy tóm tắt ngắn gọn văn bản Thánh Gióng.

- GV nhận xét, đánh giá và nhắc lại cho HS nhớ những sự việc chính của truyện.

- Sau đó, GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày câu trả lời vào giấy A0 của nhóm mình:

+ Nhóm 1+ 2: Sự ra đời của Thánh Gióng

+ Nhóm 3 + 4: Sự lớn lên của Thánh Gióng

+ Nhóm 5 + 6: Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ Các nhóm điền thông tin vào phiếu học tập.

* Báo cáo kết quả: đại diện nhóm trình bày kết quả

* Nhận xét đánh giá:

+ GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

+ GV nhắc lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

*Nội dung

- Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của lòng yêu nước, sức mạnh phi thường của dân tộc.

- Thể hiện ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc.

*Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo để lí tưởng hoá người anh hùng lịch sử, thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân về người anh hùng.

I. ÔN LẠI TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT

1. Khái niệm

- Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.

2. Đặc điểm:

a, Cách xây dựng nhân vật.

- Nhân vật thường có đặc điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh…

- Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lao lớn đối với cộng đồng.

- Được cộng đồng truyền tụng và tôn thờ.

b. Cốt truyện.

Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

-Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

- Cuối truyện thường gợi nhắc dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.

c. Phân loại:

+ Truyền thuyết thời Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng.

+ Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương.

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “THÁNH GIÓNG”

1. Nhân vật và sự việc:

- Nhận vật chính: Thánh Gióng

- Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:

+ Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc.

+ Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép.

+ Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

- Những sự việc chính:

(1) Sự ra đời kì lạ

(2)Tiếng nói đầu tiên xin đi đánh giặc

(3) Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt

(4) Gióng vươn vải trở thành tráng sĩ

(5) Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc

(6) Gióng bay về trời

2. Phân tích

2.1. Sự ra đời của Thánh Gióng

- Sự bình thường:

Con hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và phúc đức.

- Sự khác thường:

+ bà mẹ ướm vết chân lạ, về thụ thai.

+ mười hai tháng sau sinh một cậu bé ....

+ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

-> Sự ra đời của Thánh Gióng kì lạ, khác thường. Nhưng Gióng xuất thân bình dị, gần gũi - người anh hùng của nhân dân.

2.2. Sự lớn lên của Thánh Gióng

a.Tiếng nói đầu tiên, Gióng xin đi đánh giặc.

+ Ca ngợi lòng yêu nước tiềm ẩn...

+ Nguyện vọng, ý thức tự nguyện đánh giặc cứu nước, yêu nước tạo khả năng kì lạ.

+ Sức mạnh tự cường và niềm tin chiến thắng.

b. Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt.

-> Vũ khí lợi hại

àChi tiết thể hiện mơ ước có vũ khí thần kỳ . Đó còn là thành tựu văn hoá, kĩ thuật thời Hùng Vương. Nhân dân đã có sự tiến bộ, đã rèn sắt, đúc đồng phục vụ nhu cầu cuộc sống và chống giặc.

c. Bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

->Tinh thần đoàn kết cộng đồng. Đánh giặc cứu nước là ý chí, sức mạnh toàn dân.

Gióng lớn lên bằng cơm gạo của nhân dân. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cả cộng đồng, toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc. Đó là tinh thần đoàn kết dân tộc.

2.3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

-Vùng dậy vươn vai biến thành tráng sĩ.

à sự lớn dậy phi thường về thể lực của Gióng để đáp ứng yêu cầu cứu nước.

- Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ... đánh hết lớp này đến lớp khác.

à Đó là vẻ đẹp dũng mãnh của người anh hùng theo cái nhìn lí tưởng hoá của nhân dân.

- Roi sắt gãy, Gióng nhổ những bụi tre bên đường đánh giặc.

àGióng không chỉ đánh giặc bằng vũ khí hiện đại (sắt) mà bằng cả vũ khí thô sơ, bằng cỏ cây, hoa lá của đất nước.

- Gióng bay về trời.

à Người anh hùng vô tư, trong sáng, không màng địa vị, công danh.

à Sự ra đi phi thường là ước muốn bất tử hoá Thánh Gióng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát đề luyện tập theo từng bàn, các bạn trong cùng bàn thảo luận, khoanh vào đáp án đúng:

 

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

Khoanh tròn đáp án đúng trước mỗi câu hỏi sau đây:

Câu 1. Đoạn trích trên kể về việc gì?

A. Nhà vua sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi để đánh giặc Ân, cứu nước.

B. Cuộc sống của Gióng từ khi gặp sứ giả của nhà vua

C. Cách thức dân làng nuôi Gióng để Gióng lớn nhanh mà đánh giặc

D. Gióng đòi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.

Câu 2. Chi tiết cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm người and giặc, cứu nước thể hiện điều gì sau đây?

A. Gióng là một cậu bé thông minh và có nhiều năng lực phi thường.

B. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu nước, cứu dân.

C. Truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân biệt tuổi tác lớn bé.

D. Nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3. Gióng đã yêu cầu nhà vua sắm sửa cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

A. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ và một chiếc roi sắt.

B. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt.

C. Một con ngựa sắt, một áo giáp sắt cùng một đội quân tinh nhuệ.

D. Một áo giáp sắt, một đội quân tinh nhuệ, một cái roi sắt.

Câu 4. Chi tiết nào thể hiện rằng Gióng lớn nhanh như thổi?

A. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.

B. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

C. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm.

D. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Câu 5. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành một tráng sĩ thể hiện điều gì?

A. Sức vươn dậy mãnh liệt của dân tộc trước hoạ xâm lăng.

B. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được thần linh phù hộ.

C. Khả năng siêu phàm của Thánh Gióng.

D. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa và tất thắng.

Câu 6. Từ “sứ giả” trong câu “Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước.”có nghĩa là gì?

A. Người truyền đạt thông tin

B. Người tài giỏi, có đóng góp công lao cho đất nước

C. Người làm công việc ngoại giao, đại diện cho một quốc gia

D. Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài

Câu 7. Chi tiết nào không phải là chi tiết hoang đường, kì ảo?

A. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.

B. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.

C. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái rôi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

D. Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ.

Câu 8. Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong đoạn trích có nhiều tác dụng, ngoại trừ điều gì?

A. Thể hiện khả năng tưởng tượng phong phú của nhân dân

B. Phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân

C. Làm tăng sức hấp dẫn cho truyện kể

D. Làm tăng kịch tính cho câu chuyện được kể

Câu 9. Trong đoạn trích, người kể chuyện – nhân dân ta – thể hiện tình cảm gì đối với Thánh Gióng?

A. Yêu quý, ngợi ca

B. Chế giễu, mỉa mai

C. Châm biếm, đả kích

D. Ngưỡng mộ, tự hào

Câu 10. Những hành động của nhân vật Thánh Gióng trong đoạn trích khơi gợi ở em tình cảm cao đẹp nào?

A. Tình yêu gia đình

B. Tình cảm láng giềng

C. Tình yêu Tổ quốc

D. Tình yêu con người

- HS thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:

1 - D

2 - D

3 - B

4 -B

5 - A

6 - D

7 - A

8 - D

9 - A

10 - C

 

*Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành các nhóm, thảo luận, tìm ra câu trả lời cho phiếu bài tập số 2:

 

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

… Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái rôi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Thuộc thể loại văn học nào?

2. Đoạn trích trên kể về việc gì?

3. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là gì? Theo em, câu nói ấy thể hiện điều gì?

4. Chi tiết nào thể hiện rằng Gióng lớn nhanh như thổi? Sự lớn lên của Gióng thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta?

- GV gọi bất kì một số cá nhân trình bày kết quả, sau đó chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Thông tin giáo án dạy thêm:

  • Giáo án khi tải về là giáo án word có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án chi tiết, trình bày rõ ràng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 250k/học kì
  • 300k/cả năm

=>Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án ngay và luôn 

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây  - để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: giáo án dạy thêm văn 6 sách mới, giáo án dạy thêm chân trời văn 6, giáo án văn 6 dạy thêm cv 5512 sách mới, giáo án dạy thêm 5512 văn 6 sách chân trời

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Chat hỗ trợ
Chat ngay