Giáo án dạy thêm toán 8 chân trời bài: Bài tập cuối chương 4

Dưới đây là giáo án bài: Bài tập cuối chương 4. Bài học nằm trong chương trình toán 8 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án dạy thêm toán 8 chân trời bài: Bài tập cuối chương 4

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 4

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học này, HS sẽ:

Ôn lại và củng cố kiến thức về bài tập chương 4:

  • Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dữ liệu theo các tiêu chí cho trước từ nhiều nguồn khác nhau.
  • Nhận biết được mối liên hệ toán học đơn giản giữa các số liệu đã được biểu diễn. Từ đó, nhận biết được số liệu không chính xác trong những ví dụ đơn giản.
  • Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ thích hợp.
  • So sánh được các dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
  • Mô tả được cách chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
  • Phát hiện được vấn đề quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng bảng thống kê và các loại biểu đồ đã học.
  • Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong thực tiễn.
  • Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, trao đổi, thống nhất ý kiến trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học: phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và các phương pháp đã học, từ đó áp dụng kiến thức đã học để thu thập, phân loại dữ liệu, lựa chọn biểu đồ cho dữ liệu.
  • Mô hình hóa toán học: phân tích và giải quyết vấn đề thông qua dữ liệu trong thực tiễn.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện toán học.
  1. Về phẩm chất
  • Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
  • Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm.
  • Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn.
  • Tự tin trong việc tính toán; giải quyết bài tập chính xác.

 Phát triển tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV chia 4 nhóm tương ứng với 4 tổ, GV yêu cầu mỗi nhóm thu thập, phân loại dữ liệu, lựa chọn biểu đồ phù hợp từng loại dữ liệu nhóm đặt ra.

Sau 3 phút hoàn thành, đội nào nhanh và chính xác nhất, đội đó giành chiến thắng.

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Bài tập chương 4”.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong bài “Bài tập chương 4” thông qua các phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, thực hiện các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu bài tập.
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ GV phát phiếu bài tập, GV và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

PHIẾU BÀI TẬP

Bài 1. Cho các loại dữ liệu sau đây

- Nơi sinh của một số bạn học sinh lớp 8A: Hà Nội, Bắc Ninh, …

- Số ngày công làm việc của công nhân trong phân xưởng: 27; 26; 25;…

- Số học sinh tham gia thi văn nghệ của các lớp: 15; 18; 20; …

- Thu nhập hàng tháng của một số sinh viên ngày này: 3 triệu, 1 triệu, 2 triệu, …

Tìm dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng trong các dữ liệu trên? Dữ liệu nào liên tục?

Bài 2. Lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp để biểu diễn bảng thống kê tỉ lệ phần trăm số cây ăn quả nhà An

Loại cây ăn quả

Cây cam

Cây xoài

Cây táo

Cây mận

Cây Chanh

Phần trăm mỗi loại cây

15%

21%

25%

19%

20%

 

Bài 3. Nhận xét về tính hợp lí của các dữ liệu trong bảng thống kê sau

Thống kê về sở thích của học sinh trong một lớp

(mỗi học sinh chỉ chọn một)

Sở thích

Số học sinh

Đọc truyện

20

Bơi

10

Đá bóng

5

Xem phim

80

Bài 4. Tỉ lệ tham gia câu lạc bộ thể thao của học sinh 8A và 8C được ghi lại trong bảng sau:

Câu lạc bộ thể thao

Cầu lông

Bóng rổ

Bóng chuyền

Đá bóng

Lớp 8A

12%

35%

38%

15%

Lớp 8C

30%

40%

10%

20%

So sánh tỉ lệ học sinh tham gia câu lạc bộ bóng chuyền và cầu lông của hai lớp 8A và 8C

Bài 5. Cho biểu đồ biểu diễn các hoạt động của học sinh khối 8 trong thời gian rảnh rỗi.

Hãy dự đoán trong 200 học sinh khối 8 có khoảng bao nhiêu phần trăm bạn thích đọc sách trong thời giản rảnh rỗi.

Bài 6. Lập bảng thống kê loại thể thao yêu thích của 45 học sinh, trong đó bóng đá  có 21 học sinh, cầu lông có 8 học sinh, bơi lội có 7 học sinh và bóng chuyền có 9 học sinh. Xét tính hợp lí của các quảng cáo sau đây đối với môn bơi lội

a) Là loại thể thao được đa số học sinh lựa chọn

b) Là loại thể thao có tỉ lệ học sinh lựa chọn thấp nhất

Bài 7: Lượng mưa (đơn vị mm) ở Thành phố Bắc Ninh từ tháng 4 đến tháng 10 trong một năm được thống kê trong bảng sau

Tháng

4

5

6

7

8

9

10

Lượng mưa(mm)

48

114

162

204

225

164

80

 

a) Số liệu từ bảng thống kê trên được biểu diễn vào biểu đồ cột như sau. Hãy tìm các giá trị của P, Q, R trong biểu đồ.

b) Biểu đồ cột ở câu a) được chuyển sang biểu đồ hình quạt tròn như dưới đây. Hãy tìm các giá trị của a, b, c, d, x, y, z trong biểu đồ.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

GiÁO ÁN DẠY THÊM

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài sách giáo khoa, giải chi tiết

Khi đặt:

  • Nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 400k

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÍ PYTHAGORE. CÁC LOẠI TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 5. HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 6. PHƯƠNG TRÌNH

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 7. ĐỊNH LÍ THALES

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG 8. HÌNH ĐỒNG DẠNG

GIÁO ÁN DẠY THÊM MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

Chat hỗ trợ
Chat ngay