Giáo án điện tử Lịch sử 10 kết nối Bài 8: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại (P2)
Bài giảng điện tử Lịch sử 10 kết nối tri thức (chương trình mới nhất). Giáo án powerpoint Bài 8: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại (P2). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
















Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối tri thức (Mới nhất)
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC LỊCH SỬ HÔM NAY!
CHỦ ĐỀ 5:
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
BÀI 8:
HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU
CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á
THỜI KÌ CỔ - TRUNG ĐẠI
NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á
II. Một số thành tựu tiêu biểu
1. Tín ngưỡng, tôn giáo
2. Chữ viết và văn học
3. Kiến trúc và điêu khắc
II.
MỘT SỐ THÀNH TỰU TIÊU BIỂU
2. chữ viết và văn học
Khai thác thông tin mục 2b, kết hợp quan sát Hình 7 SGK tr.55 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những thành tựu về chữ viết và văn học của cư dân Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
TƯ LIỆU: Trước khi có chữ viết riêng, cư dân Đông Nam Á sử dụng các chữ viết cổ của Trung Quốc (chữ Hán), Ấn Độ (chữ Phạn, chữ Pa-li). Việc phát hiện bia Võ Cạnh (Việt Nam) với cách viết gần với kiểu viết của các bia kí ở Nam Ấn Độ đã được các nhà nghiên cứu cho là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập của chữ Phạn vào Vương quốc Chăm-pa.
a. Chữ viết
Sử dụng các chữ viết cổ của Ấn Độ (chữ Phạn, chữ Pa-li) và Trung Quốc (chữ Hán).
Sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ,...
Chữ Phạn
Chữ Pa-li
Chữ Hán
Chữ Chăm tại bia Po Nagar, năm 965
Chữ Khmer tại đền Lolei, Campuchia
Chữ Mã Lai cổ trên bia ký Kedukan Bukit, Indonesia.
Chữ Miến cổ trên Bia ký Myazedi, Myanmar
Chữ Nôm của người Việt.
Theo em, việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình có ý nghĩa như thế nào?
Trên nền tảng chữ viết riêng, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra nền văn học chữ viết mang tính dân tộc cao, đa dạng về thể loại, có những tác phẩm có giá trị trường tồn, được lưu giữ đến ngày nay.
b. Văn học
Văn học dân gian: phong phú, đa dạng.
Thể loại: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn,...
b. Văn học
Nội dung:
- Giải thích về nguồn gốc thế giới, loài người,...
- Phản ánh hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Đông Nam Á và những quan niệm về thế giới xung quanh.
b. Văn học
Văn học viết: đa dạng.
Nhiều tác phẩm xuất sắc còn lưu giữ đến ngày nay.
Một vở diễn Riêm Kê tại siêm Riệp
Một cảnh trong Ra-ma-kiên, Băng Cốc
Em hãy kể tên một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu ở Việt Nam thời kì trung đại mà em biết.
3. kiến trúc và điêu khắc
Quan sát các hình 10-12, em có nhận xét gì về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Đông Nam Á trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá bên ngoài?
Tên gọi của các hiện vật, niên đại, chất liệu, hoa văn được trang trí trên đó, hoa văn đó thể hiện cái gì,... Từ những thông tin đó, HS có thể suy luận ra điều gì?
Hình 11. Hoa văn trên đồ gốm ở Bản Chiềng (Thái Lan)
Hình 10. Hoa văn trên thạp đồng Đào Xá thuộc văn hóa Đông Sơn (Việt Nam)
Hình 12. Phù điêu trên đài thờ Mỹ Sơn, thế kỉ III – VIII (Việt Nam)
Em hãy đọc thông tin mục 2c, quan sát Hình 8-12 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại.
Nhóm 1, 2:
Tìm hiểu về kiến trúc
Nhóm 3, 4:
Tìm hiểu về điêu khắc
THẢO LUẬN NHÓM
Hình 8. Đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia)
Hình 9. Tháp Thạt Luổng (Lào)
- Các công trình kiến trúc (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo.
- Vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa của từng dân tộc.
Chùa Vát Xiềng Thong (Lào)
a. Kiến trúc
Chùa Phật Ngọc – Thái Lan
Chùa Vàng – Mi-an-ma
Chùa Wat Arun, Thái Lan
Tháp Pô Klong Garai, Việt Nam
Đền Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a) – ngôi đền Hin-đu lớn nhất Đông Nam Á
Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam)
Nhà thờ Baroque – Phi-lip-pin
Đền trắng Wat Rong Khun – Thái Lan
- Sáng tạo ra nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng,....
- Hai loại hình chủ yếu là phù điêu và tượng.
Đài thờ Mỹ Sơn E1 – Bảo tàng điêu khắc Chăm (Việt Nam)
b. Điêu khắc
Trống đồng Đông Sơn
Thạp Đào Thịnh – Siêu phẩm của văn hóa Đông Sơn
Phù điêu thần Krishna-Govardhana tại Prasat Srikrob Leak, Robang Romeas, Kambong Thom, Campuchia
Phù điêu thần Krishna-Govardhana thể hiện trên ngôi đền Angkor Vat, thế kỷ XI - XII, Campuchia
Tượng thần ở đền Bayon, Campuchia
Tượng thần Vishnu Bình Hòa, Việt Nam chụp từ các góc khác nhau
Em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao?
4. tổng kết
Giá trị trường tồn: là những giá trị được gìn giữ, lưu truyền và phát huy trong một quá trình lịch sử lâu dài, đến tận ngày nay.
THẢO
LUẬN
NHÓM
LỊCH
SỬ 10
Dựa vào những kiến thức đã học ở trên, các em hãy hoàn thành Phiếu học tập số 1 dưới đây.
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Tín ngưỡng | |
Tôn giáo | |
Chữ viết | |
Văn học | |
Kiến trúc | |
Điêu khắc |
Họ và tên:………………………………………………Nhóm:…………
1. Em hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
2. Em có nhận xét gì về giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại?
3. Nêu nhận xét về một số hiện vật, công trình tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu.
4. Kể thêm một số công trình/hiện vật nổi tiếng khác ở Đông Nam Á thời kì cổ – trung đại.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Trên nền tảng văn hóa bản địa, các quốc gia Đông Nam Á tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá bên ngoài để sáng tạo nên một nền văn minh đặc sắc mang đậm bản sắc của riêng mình.
- Các hiện vật được tạo ra, các công trình được xây dựng cách đây hơn 1 000 năm với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc,... hết sức độc đáo, luôn được các thế hệ giữ gìn, trùng tu,... để chúng vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghi và những giá trị rất đặc sắc, có vai trò rất lớn trong đời sống văn hoá của cư dân mỗi quốc gia nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung đến tận ngày ngay.
TỔNG KẾT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Lập bảng thống kê các thành tựu về tín ngưỡng, tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc.
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Tín ngưỡng |
Ba loại hình chính của tín ngưỡng ở Đông Nam Á:
- Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
- Tín ngưỡng phồn thực.
- Tín ngưỡng sùng bái con người.
Tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu |
Tôn giáo | |
Chữ viết |
- Phật giáo: thịnh hành tại các quốc gia Đông Nam Á lục địa: Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.
- Hồi giáo: phát triển ở các quốc gia hải đảo: In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a (In-đô-nê-xi-a có số lượng tín đồ đông nhất thế giới).
- Công giáo: được truyền bá vào Phi-líp-pin từ đầu TK XVI thông qua các linh mục Tây Ban Nha.
- Sử dụng các chữ viết cổ của Ấn Độ (chữ Phạn) và Trung Quốc (chữ Hán).
- Sáng tạo ra hệ thống chữ viết riêng để ghi ngôn ngữ bản địa của mình: chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ, Miến cổ,…
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 10 kết nối tri thức (Mới nhất)