Giáo án HĐTN 7 kết nối tuần 29+30 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ

Giáo án tuần 29+30 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ sách HĐTN 7 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 7 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 7 kết nối tuần 29+30 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 8. KHÁM PHÁ THỂ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau chủ đề này, HS:

  • Xác định được một số nghề hiện có ở địa phương.
  • Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương.
  • Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương.
  • Nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm một số nghề ở địa phương.
  • Rèn luyện, hình thành và phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp, giao tiếp và hợp tác, lập và thực hiện kế hoạch; phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.

*********************

Tuần 29+30 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ

Tuần 29: Giới thiệu một số nghề hiện có ở địa phương

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Nhận biết được các hoạt động nghề nghiệp và một số nghề hiện có ở địa phương.
  • Biết được những đóng góp của hoạt động nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động định hướng nghề nghiệp; phẩm chất chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Tìm hiểu các hoạt động nghề nghiệp của địa phương.
  • Cử người giới thiệu hoặc mời đại diện của địa phương chia sẻ về các hoạt động nghề nghiệp ở địa phương, mời được đại diện của phòng lao động ở địa phương là tốt nhất. Nếu mời đại diện của địa phương, trước khi tiến hành hoạt động này 1 tuần đến 10 ngày, đại diện nhà trường (BGH hoặc TPT) đến làm việc với đại diện của địa phương, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và những vấn đề cần trao đổi với HS trong trường. Cụ thể là:

+ Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết được các hoạt động nghề nghiệp và một số nghề hiện có ở địa phương; những đóng góp của hoạt động nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; định hướng phát triển nghề nghiệp ở địa phương trong thời gian tới.

+ Thời gian: khoảng 20– 25 phút.

+ Nội dung: Tập trung vào 3 vấn đề chính:

  • Các hoạt động nghề nghiệp ở địa phương.
  • Những đóng góp của hoạt động nghề nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Định hướng phát triển nghề nghiệp ở địa phương trong thời gian tới.
  • Phân công tham gia đặt câu hỏi về hoạt động nghề nghiệp và một số nghề hiện có ở địa phương cho HS các lớp.
  • Một số sản phẩm của các ngành nghề ở địa phương.
  • Xây dựng kịch bản chương trình, tư vấn cho lớp trực tuần tổ chức hoạt động.
  • Cử MC.
  1. Đối với HS
  • Tìm hiểu các hoạt động nghề nghiệp của địa phương.
  • Chuẩn bị câu hỏi về hoạt động trải nghiệm ở địa phương.
  • HS lớp trực tuần chuẩn bị 2 đến 4 tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề nghề nghiệp, tập dẫn chương trình, tổ chức hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Nghe và giới thiệu về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương

  • MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ.
  • HS trong lớp trực tiếp biểu diễn văn nghệ theo lời giới thiệu.
  • MC nêu đề dẫn. Sau đó, giới thiệu và mời đại diện nhà trường hoặc đại biểu của địa phương nói chuyện về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương. HS toàn trường lắng nghe.
  • MC động viên, khuyến khích HS các lớp đặt câu hỏi về hoạt động nghề nghiệp và một số nghề hiện có ở địa phương. Ví dụ:
    • Ở địa phương mình, nghề nào là nghề phổ biến? Hoạt động nghề nghiệp nào đóng vai trò quan trọng nhất?
    • Địa phương mình có khoảng bao nhiêu nghề phổ biến?
    • Hoạt động nghề nghiệp đã có những đóng góp như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương?
    • Để có được những hiểu biết cần thiết về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương mình, các em cần làm gì?

ĐÁNH GIÁ

  • GV hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:
  • Qua hoạt động hôm nay em biết thêm những gì về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương?
  • Những điều em học hỏi được và cảm nhận của em về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương?
  • Em sẽ làm gì để góp phần phát triển các hoạt động nghề nghiệp ở địa phương?
  • HS chia sẻ các ý kiến.
  • GV/ TPT tổng kết: Ở địa phương chúng ta có nhiều nghề khác nhau. Các hoạt động nghề nghiệp đã và đang góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Yêu quê hương và tự hào về quê hương, các em hãy tìm hiểu để biết nhiều hơn nữa về các nghề, từ đó chọn cho mình nghề phù hợp với bản thân để đóng góp công sức, trí tuệ, góp phần xây dựng quê hương ta ngày càng giàu đẹp.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • HS dựa vào khả năng, định hướng nghề nghiệp của bản thân để tìm hiểu về nghề mình định chọn.
  • Tìm hiểu để biết được một số nghề hiện có ở địa phương.
  • Chia sẻ cảm nhận của em với người thân, bạn bè về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương.

 

Tuần 30: Tìm hiểu đặc trưng của một số nghề ở địa phương qua việc giao lưu với người lao động giỏi

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Biết được đặc trưng của một số nghề cụ thể ở địa phương qua việc giao lưu với người lao động giỏi.
  • Nhận biết được sự tương quan giữa phẩm chất, năng lực với vị trí công việc và sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp; phẩm chất chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Mời người lao động giỏi của địa phương. Đại diện nhà trường (BGH hoặc TPT) liên hệ với địa phương, nhờ họ giới thiệu và cử người tham gia giao lưu trước khi tiến hành hoạt động này 1 tuần. Nên chọn người tham gia giao lưu có những đặc điểm: yêu thích và tự hào về công việc của họ; có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về nghề; đạt được thành công trong nghề; có khả năng giao lưu và thích chia sẻ kinh nghiệm với giới trẻ. Nếu không có điều kiện mới người lao động giỏi ở địa phương thì có thể cử một GV thành công trong hoạt động nghề nghiệp hoặc mời cựu HS thành đạt chia sẻ về con đường dẫn đến thành công.

Để buổi giao lưu đạt mục tiêu, người được mời tham gia giao lưu cần phải:

  • Hiểu rõ mục đích, yêu cầu giao lưu: Chia sẻ được những đặc trưng của hoạt động nghề nghiệp; kinh nghiệm nghề nghiệp, con đường dẫn đến sự thành công trong nghề nghiệp, đặc biệt là sự tương quan giữa năng lực, phẩm chất, sở thích với hoạt động nghề nghiệp nhằm giúp HS có được những kiến thức thực tế về đặc trưng của một nghề cụ thể và hiểu sâu hơn về hoạt động nghề nghiệp.
  • Chuẩn bị kĩ nội dung giao lưu: Con đường đến với nghề; các công việc đặc trưng của nghề và những yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nghề đối với người lao động; kinh nghiệm nghề nghiệp; con đường dẫn đến thành công trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Phân công các lớp chuẩn bị câu hỏi để tham gia giao lưu và cử HS làm MC trong buổi giao lưu.
  • Xây dựng kịch bản chương trình, tư vấn cho lớp trực tuần tổ chức hoạt động.
  • Cử MC.
  1. Đối với HS
  • Lớp được phân công tham gia giao lưu chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn khách mời, các câu hỏi xoay quanh nội dung giao lưu.
  • HS lớp trực tuần chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề giao lưu nghề nghiệp, tập dẫn chương trình, tổ chức hoạt động.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Tham gia chuơng trình “Giao lưu với người lao động giỏi ở địa phương”.

  • Lớp trực lên biểu diễn 2 tiết mục văn nghệ trước khi giao lưu nghề nghiệp.
  • MC nêu để dẫn, mục đích, yêu cầu của buổi giao lưu.
  • MC giới thiệu và mới người lao động giỏi của địa phương tham gia giao lưu.
  • Người lao động giỏi chia sẻ về đặc trưng của nghề, kinh nghiệm nghề nghiệp và con đường dẫn đến thành công trong nghề nghiệp.
  • Giao lưu giữa người lao động giỏi của địa phương với HS. MC mời một số HS giơ tay nêu các câu hỏi đã chuẩn bị để người lao động giỏi trao đổi, chia sẻ.
  • Đại diện nhà trường cảm ơn khách mời tham gia giao lưu.

ĐÁNH GIÁ

  • GV hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:
  • Qua hoạt động hôm nay em biết thêm những gì về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương?
  • Nêu những điều em học hỏi được và cảm nhận của em sau khi tham gia giao lưu với người lao động giỏi của địa phương.
  • Em có mong muốn trở thành người lao động giỏi ngay trên mảnh đất quê hương mình không? Em sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó?
  • HS chia sẻ các ý kiến.
  • GV/ TPT tổng kết: Mỗi nghề đều có những đặc trưng cụ thể được thể hiện qua các công việc chủ yếu, trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề, yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người lao động. Hoạt động nghề nghiệp là nơi để mỗi người thể hiện sở thích, khả năng/ năng lực của bản thân. Để đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp, trước phải có những hiểu biết cần thiết về đặc trưng của nghề, từ đó chọn được cho mình một nghề yêu thích, có khả năng/ năng lực phù hợp với yêu cầu của nghề. Trong quá trình tham gia hoạt động nghề nghiệp, cần học hỏi, vươn lên và có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường dẫn đến thành công. Các nghề ở địa phương rất phong phú, đa dạng. Mỗi chúng ta hãy tìm hiểu nghề, tìm hiểu bản thân, nỗ lực trong học tập và rèn luyện bản thân để đến được với nghề quan tâm, yêu thích ngay trên quê hương mình.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • HS dựa vào khả năng, định hướng nghề nghiệp của bản thân để tìm hiểu về nghề mình định chọn.
  • Tìm hiểu để biết được một số nghề hiện có ở địa phương.
  • Chia sẻ cảm nhận của em với người thân, bạn bè về hoạt động nghề nghiệp ở địa phương.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỆ NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN CHỌN ĐÚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỆ NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN CHỌN ĐÚNG NGHỀ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay