Giáo án HĐTN 7 kết nối tuần 31+32+33 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ

Giáo án tuần 31+32+33 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ sách HĐTN 7 kết nối. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 7 kết nối. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 7 kết nối tuần 31+32+33 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 8. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

Tuần 31+32+33 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ

Tuần 31: Ngày hội trải nghiệm hướng nghiệp

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Thể hiện được hiểu biết, sở thích, khả năng của bản thân về hoạt động nghề nghiệp qua các hoạt động triển lãm, giới thiệu nghề ở địa phương và biểu diễn thời trang nghề nghiệp.
  • Tự tin, hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
  • Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp; phẩm chất chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Sân khấu để HS trình diễn thời trang, phân công các lớp chuẩn bị:
    • Tranh ảnh, áp phích, thông tin, dụng cụ, sản phẩm, sách giới thiệu để trưng bày và giới thiệu một số ngành nghề. Trưng bày tại hội trường trước một ngày tiến hành hoạt động. Cử đại diện thuyết minh ở góc trưng bày của mỗi lớp. Với một số nghề như nghề thủ công truyền thống, nghề hoạ sĩ, nghề đầu bếp nên có góc cho HS trải nghiệm như làm mộc, làm gốm; giá vẽ, cọ vẽ, giấy; nguyên liệu, dụng cụ nhà bếp để chế biến món ăn,...
    • Thiết kế và tạo bộ trang phục nghề nghiệp (như trang phục biểu diễn, trang phục công nhân môi trường, trang phục bác sĩ, trang phục đầu bếp,...) để tham gia trình diễn thời trang nghề nghiệp. Trang phục được làm từ nguyên, vật liệu tái chế. Mỗi lớp làm 1 đến 3 bộ thời trang nghề nghiệp và cử 2 đến 3 bạn tham gia trình diễn thời trang. Có thể làm thêm dụng cụ lao động chủ yếu của nghề để sử dụng khi trình diễn thời trang.
  • Công việc chuẩn bị được phổ biến đến lớp trước tiết Sinh hoạt dưới cờ ít nhất 5 ngày.
  • Tư vấn cho lớp trực tuần xây dựng kịch bản và dẫn chương trình.
  • Thành lập BGK và xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại triển lãm nghề nghiệp và tiết mục trình diễn thời trang của các lớp.
  • Giải thưởng cho các lớp đoạt giải (đẹp nhất, ấn tượng nhất, thuyết minh hay nhất).
  1. Đối với HS
  • Chuẩn bị triển lãm và giới thiệu ngành nghề.
  • Thiết kế, làm trang phục nghề nghiệp.
  • Viết bài thuyết minh cho góc triển lãm của lớp, trang phục nghề nghiệp và tập dượt trình diễn thời trang.
  • Lớp trực tuần xây dựng kịch bản và cử MC.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Tham gia chương trình “Ngày hội trải nghiệm hướng nghiệp”

Phần 1: Trình diễn thời trang nghề nghiệp

  • Lớp trực tuần nêu đề dẫn.
  • MC giới thiệu và gọi tên lần lượt các lớp lên sân khấu trình diễn thời trang nghề nghiệp. Mỗi lớp cử một HS trong lớp giới thiệu về bộ thời trang nghề nghiệp (Trang phục của nghề nào? Được làm từ những nguyên, vật liệu nào? Cách thức để làm một bộ thời trang nghề nghiệp?...) khi HS của lớp đó trình diễn thời trang.
  • BGK chấm điểm các tiết mục trình diễn thời trang. HS toàn trường cổ vũ, động viên các bạn biểu diễn trên sân khấu.
  • Kết thúc phần trình diễn thời trang, đại tiện BGK hỏi:
    • Em thích nhất trang phục nghề nghiệp của lớp nào? Vì sao?
    • Em có ấn tượng nhất với bộ trang phục nghề nghiệp của lớp nào? Vì sao?
    • Phần thuyết minh thời trang nghề nghiệp của lớp nào hay nhất? Ấn tượng nhất?
  • BGK hội ý, công bố kết quả và trao giải thưởng cho các lớp đoạt giải.

Phần 2: Tham quan triển lãm trưng bày ảnh, sản phẩm về ngành nghề của lớp

  • HS đến các góc trưng bày tranh ảnh, sản phẩm nghề nghiệp của các lớp để tham quan, tìm hiểu các thông tin qua tranh ảnh, sách giới thiệu, dụng cụ lao động, quy trình sản xuất, sản phẩm,…
  • Đại diện các lớp tiếp đón, giới thiệu gian trưng bày, mời các bạn tham gia trải nghiệm làm sản phẩm.
  • BGK chấm điểm góc trưng bày, tổng hợp kết quả gửi về TPT.

ĐÁNH GIÁ

  • GV hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:
  • Qua hoạt động hôm nay em biết thêm những gì về hoạt động nghề nghiệp?
  • Nêu những điều em học hỏi được và cảm nhận của em sau khi tham gia hoặc xem trình diễn thời trang nghề nghiệp.
  • Em mong muốn sau này sẽ làm nghề gì? Vì sao?
  • HS chia sẻ các ý kiến.
  • GV/TPT tổng kết: Thế giới nghề nghiệp vô cùng đa dạng, phong phú. Tham gia ngày hội trải nghiệm hướng nghiệp giúp các em hiểu thêm nhiều điều thú vị về hoạt động nghề nghiệp như trang phục nghề nghiệp, các công việc chủ yếu của nghệ, sản phẩm của nghệ,... Hiểu về nghề, nhất là những nghề các em quan tâm giúp các em có thêm cơ sở vững chắc để đưa ra định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • HS tìm hiểu về các công việc, nhiệm vụ chủ yếu, phương tiện, dụng cụ lao động cơ bản của nghề và những điều liên quan đến nghề mình quan tâm ở địa phương, xã hội.
  • Chia sẻ cảm nhận của em với bạn bè, người thân về những điều học hỏi được sau khi tham gia ngày hội trải nghiệm hướng nghiệp do nhà trường tổ chức.

 

Tuần 32: Giao lưu văn nghệ về chủ đề “Nghề nghiệp”

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Thể hiện được các tiết mục văn nghệ (hát, múa, kịch,…) về nghề nghiệp.
  • Phát huy tiềm năng văn nghệ, biết thêm nhiều bài hát, điệu múa về nghề nghiệp.
  • Tự tin, hứng thú tham gia các tiết mục văn nghệ về nghề nghiệp.
  • Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • Sân khấu biểu diễn văn nghệ.
  • Phân công lớp trực tuần chuẩn bị để dẫn và giới thiệu các tiết mục văn nghệ.
  • Phổ biến mục đích, yêu cầu, hình thức tham gia giao lưu văn nghệ về nghề nghiệp đến các lớp trong trường. Tùy theo số lớp trong trường, mỗi lớp chuẩn bị 1 đến 2 tiết mục văn nghệ. Có thể hát đơn ca, song ca, tốp ca, múa, diễn tiểu phẩm, diễn kịch tương tác,…
  • Phần thưởng cho tiết mục văn nghệ được yêu thích nhất, ấn tượng nhất.
  1. Đối với HS
  • Lựa chọn tiết mục văn nghệ về nghề nghiệp và luyện tập để chuẩn bị biểu diễn trong giờ Sinh hoạt dưới cở.
  • Chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho tiết mục văn nghệ.
  • Đăng kí tiết mục văn nghệ của lớp với lớp trực tuần.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Giao lưu văn nghệ với chủ đề “Nghề nghiệp”

  • Lớp trực tuần nêu đề dẫn.
  • MC giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ đã đăng kí.
  • HS các lớp lên sân khấu biểu diễn sau khi được giới thiệu. HS toàn trường quan sát, lắng nghe, động viên, cổ vẽ và giao lưu với các lớp, các bạn biểu diễn văn nghệ.
  • Kết thúc phần biểu diễn và giao lưu văn nghệ của các lớp, TPT hoặc đại diện BGH hỏi:
    • Các em thích nhất tiết mục văn nghệ của lớp nào? Vì sao?
    • Tiết mục văn nghệ của lớp nào ấn tượng nhất? Vì sao?
  • TPT, đại diện BGH và đại diện lớp trực tuần hội ý, công bố những tiết mục văn nghệ được yêu thích nhất, ấn tượng nhất.

ĐÁNH GIÁ

  • HS chia sẻ cảm nhận và những điều học hỏi được sau buổi giao lưu.
  • GV hoặc TPT nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị, tham gia biểu diễn văn nghệ về nghề nghiệp của các lớp.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • Tìm hiểu thêm các bài hát về nghề nghiệp.
  • Chia sẻ cảm nhận của em với người thân, bạn bè về những điều học hỏi được sau khi tham gia biểu diễn văn nghệ về nghề nghiệp.

 

Tuần 33: Định hướng nghề nghiệp với học sinh trung học cơ sở

  1. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Biết được mục đích, ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp.
  • Biết được những việc cần làm và cách thức thực hiện những việc cần làm để đưa ra được định huớng nghề nghiệp cho bản thân.
  • Rèn luyện năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, định hướng nghề nghiệp; phẩm chất trách nhiệm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với TPT, BGH và GV
  • Hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.
  • TPT hoặc cán bộ phụ trách hướng nghiệp chuẩn bị báo cáo để dẫn về mục đích, ý nghĩa và cách thức định hướng nghề nghiệp đối với HS THCS.
  • Cử hoặc mời người tham gia tọa đàm.
  • Phân công cho lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình.
  • Cử MC.
  1. Đối với HS
  • Lớp trực chuẩn bị cho buổi Sinh hoạt dưới cờ.
  • HS các lớp chuẩn bị câu hỏi để trao đổi với TPT hoặc cán bộ phụ trách hướng nghiệp.
  • HS lớp trực tuần chuẩn bị 2 đến 3 tiết mục văn nghệ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Tọa đàm “Định hướng nghề nghiệp với HS THCS”

  • Lớp trực tuần biểu diễn 2 đến 3 tiết mục văn nghệ.
  • MC giới thiệu và mời TPT hoặc cán bộ phụ trách hướng nghiệp trình bày báo cáo để dẫn, chia sẻ mục đích, ý nghĩa, cách thức định hướng nghề nghiệp và những câu chuyện minh họa.
  • MC mời HS nêu câu hỏi với cán bộ phụ trách hướng nghiệp. Ví dụ:
    • HS đang học ở trường THCS có cần phải định hướng nghề nghiệp không?
    • Ai sẽ là người định hướng nghề nghiệp cho các em?
    • Em nên chọn ngành nghề gì cho phù hợp với xu hướng phát triển ngành nghề trong xã hội?
    • Làm thế nào để có được định hướng nghề nghiệp đúng?
    • Vì sao cần phải định hướng nghề nghiệp từ khi còn học THCS?
  • Cán bộ phụ trách hướng nghiệp trả lời câu hỏi và tư vấn cho HS trong việc định hướng nghề nghiệp.
  • GVCN hoặc đại diện lớp trực tuần tổng hợp các ý kiến và nhận xét.

ĐÁNH GIÁ

  • GV hoặc TPT phỏng vấn HS theo một số câu hỏi gợi ý:
    • Qua hoạt động hôm nay, em biết thêm được những điều gì?
    • Nêu những điều em học hỏi được và cảm nhận của em sau khi tham gia trao đổi về việc định hướng nghề nghiệp cho HS THCS?
    • Làm thế nào để em có thể tự đưa ra được định hướng nghề nghiệp cho bản thân?
  • HS chia sẻ các ý kiến.
  • GV/ TPT tổng kết: Hoạt động nghề nghiệp là hoạt động cực kì quan trọng đối với mỗi người và xã hội. Để hoạt động nghề nghiệp trong tương lai đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mỗi người, ngay từ bây giờ, các em cần phải tham gia nhiều hoạt động để hình thành, phát triển năng lực nhận thức bản thân, nhận thức nghề nghiệp, từ đó bước đầu đưa ra được định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

  • HS dựa vào khả năng, định hướng cho nghề nghiệp của bản thân để tìm hiểu về nghề mình quan tâm.
  • Tìm hiểu để biết được các nghề đã, đang và sẽ có nhu cầu nhân lực cao trong xã hội, địa phương.
  • Chia sẻ cảm nhận của em với người thân, bạn bè về những điều học hỏi được sau khi tham gia giao lưu với chuyên gia hướng nghiệp.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỆ NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN CHỌN ĐÚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỆ NGHIỆP

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN CHỌN ĐÚNG NGHỀ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay