Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 1 - HĐGDTCĐ 3: Phòng, tránh bắt nạt học đường

Giáo án Chủ đề 1 - HĐGDTCĐ 3: Phòng, tránh bắt nạt học đường sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 cánh diều Chủ đề 1 - HĐGDTCĐ 3: Phòng, tránh bắt nạt học đường

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu về vấn đề bắt nạt học đường, các dấu hiệu để nhận biết.
  • Xác định được các cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
  • Nhận thức được trách nhiệm, hành động của bản thân trong việc rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường, cùng xây dựng trường học an toàn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Giải quyết được những tình huống, nguy cơ về bắt nạt học đường.
  • Đề xuất những ý tưởng để xây dựng trường học an toàn.
  1. Phẩm chất:
  • - Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
  • - Chủ động tìm hiểu các thông tin về bắt nạt học đường, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A4, A0, giấy nhớ, bút chì, bút màu các loại.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
  • Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
  • Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS tâm thế thoải mái trước khi vào nội dung bài học
  3. Nội dung: GV cho HS nghe ca khúc “Con đường đến trường”
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe tích cực.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham trò chơi “Vòng tròn khen nhau”.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ HS đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa ở vòng trong, nửa ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/ ngang phù hợp với không gian lớp học.

+ Yêu cầu từng cặp HS quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/ đưa ra lời khen cho người đối diện.

Ví dụ: Mỗi khi bạn cười trông rất xinh!

- Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là 1 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi, đưa ra cảm nhận sau khi kết thúc trò chơi.

- GV quan sát thái độ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS chia sẻ cảm nhận/ đưa ra lời khen cho người đối diện.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các chia sẻ của HS.

- GV dẫn dắt bài học: Mỗi chúng ta đều mong muốn “mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui và bổ ích”. Nhưng hiện nay, tệ nạn bắt nạt học đường lại rộ ra, do đó việc đến trường với một số bạn trở thành nỗi ám ảnh. Vậy mỗi chúng ta cần làm gì để phòng, tránh bắt nạt học đường, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung Hoạt động giáo dục theo chủ đề - Phòng, tránh bắt nạt học đường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Dấu hiệu bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết, phân loại, nêu nguyên nhân, hậu quả được của bắt nạt học đường;
  2. Nội dung:

- GV chiếu cho HS xem video phóng sự về bắt nạt học đường và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS đóng vai, chia sẻ về các tình huống bắt nạt học đường.

  1. Sản phẩm học tập: HS nhận biết, phân loại, nêu nguyên nhân, hậu quả được của bắt nạt học đường.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu cho HS xem video phóng sự về bắt nạt học đường và thực hiện yêu cầu:

Link video:

https://www.youtube.com/watch?v=MJ5tUOEZ_Qw (Xem từ đầu tới phút 4:30).

+ Em hãy cho biết phóng sự trên nói về vấn đề gì?

+ Em cảm thấy như thế nào khi xem xong video phóng sự trên?

+ Nếu là nạn nhân trong đó thì em có cảm xúc như thế nào?

+ ...

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc tình huống SHS tr.12 và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Chia sẻ những hiểu biết của em về biểu hiện và hậu quả của các hình thức bắt nạt học đường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video phóng sự, trả lời câu hỏi thực tế.

- HS đọc tình huống SHS tr.12 và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS chia sẻ cảm nhận sau khi xem video phóng sự về bạo lực học đường.

- GV mời một số nhóm đóng vai, xử lí tình huống:

Dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống:

+ Tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay

+ Không cho M tham gia các hoạt động nhóm.

- GV mời HS nêu một số biểu hiện, hậu quả của bạo lực học đường:

+ Biểu hiện: chửi bới, đánh đập, trấn lột tiền,..

+ Hậu quả: khiến nạn nhân bị sợ hãi, lo lắng, đau đớn về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Dấu hiệu nhận biết bắt nạt học đường

- Hiện tượng này đang là vấn nạn nghiêm trọng và đáng lên án trong môi trường học đường.

- Nhận biết được các loại bắt nạt học đường, dấu hiệu cũng như nguyên nhân và hậu quả của chúng sẽ là cơ sở giúp HS có kĩ năng phòng, tránh vấn đề này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Cách phòng, tránh bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Giúp HS biết cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.
  3. Sản phẩm học tập: HS biết cách phòng, tránh bắt nạt học đường.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu: Em hãy nêu những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS nêu cách phòng tránh bắt nạt học đường.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV trình chiếu cho HS xem một số sản phẩm thể hiện phòng, tránh bắt nạt học đường:

- GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Để không trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường, HS cần:

+ Nhận diện được tình huống có nguy cơ bắt nạt học đường;

+ Chia sẻ với người tin tưởng khi có nguy cơ bị bắt nạt học đường;

+ Không nên đi đến chỗ vắng một mình;

+  Tìm kiếm sự trợ giúp khi nhận thấy dấu hiệu của hành vi bắt nạt;

+ Tích cực rèn luyện kĩ năng bảo vệ bản thân;

+ Tích cực học tập, tham gia các hoạt động tập thể.

Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

  1. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm và hướng dẫn HS xử lí các tình huống SHS tr.13-14.

- GV rút ra kết luận về rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

  1. Sản phẩm học tập: HS rèn luyện được kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu quan sát hình ảnh SHS tr.13-14 để thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Đóng vai xử lí tình huống 1.

+ Nhóm 2: Đóng vai xử lí tình huống 2.

+ Nhóm 3: Đóng vai xử lí tình huống 3.

+ Nhóm 4: Đóng vai xử lí tình huống 4.

- Sau khi thực hiện xử lí tình huống, GV đặt thêm câu hỏi: Em hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lí tình huống:

+ Khi đóng vai người bắt nạt

+ Khi đóng vai người bị bắt nạt

+ Khi là người chứng kiến vụ bắt nạt.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận và đóng vai xử lí tình huống.

- HS nêu cảm xúc sau khi thực hiện các tình huống.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần đóng vai xử lí các tình huống.

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc.

- GV khuyến khích HS rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

3. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Rèn luyện và hình thành kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường sẽ giúp các em có thể tự bảo vệ bản thân và góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Cùng xây dựng trường học an toàn

  1. Mục tiêu: Giúp HS lên kế hoạch và tổ chức được phiên họp bàn tròn với chủ đề “Vì một trường học an toàn”.
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng phiên họp bàn tròn với chủ đề “Vì một trường học an toàn”.

- GV rút ra kết luận về việc cùng xây dựng trường học an toàn.

  1. Sản phẩm học tập: HS biết cách cùng lên kế hoạch góp phần xây dựng trường học an toàn.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LÀM CHỦ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. EM VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. THIÊN NHIÊN QUANH TA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. NGHỀ NGHIỆP TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LÀM CHỦ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. EM VÀ CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. NGHỀ NGHIỆP TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Chat hỗ trợ
Chat ngay